Khoảng cách giữa 2 lần chọc sinh thiết tuyến giáp

U tuyến giáp là một bệnh khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, u xuất hiện ở khoảng 65% trong cộng đồng cư dân, tức là cứ 100 người thì có tới 65 người bị u tuyến giáp; phần lớn các tổn thương là lành tính, chỉ dưới 1% các trường hợp bị u tuyến giáp là ác tính. Chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp dựa vào nhiều yếu tố khác nhau từ khám lâm sàng vùng cổ, các triệu chứng liên quan đến chèn ép của u, tuổi, giới tính, vùng miền…, kết hợp với xét nghiệm máu, siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ và cuối cùng tiêu chuẩn vàng là xét nghiệm mô bệnh học. Trong đó chọc chút tế bào kim nhỏ là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, an toàn, hiệu quả kinh tế và đem lại giá trị chẩn đoán cao.


Khi phát hiện thấy khối u ở vùng cổ giữa, bên dưới cằm thì hãy nghĩ đến u tuyến giáp [chúng rất phổ biến và nên nhớ phần lớn là lành tính] và nên đi khám bệnh về chuyên khoa nội tiết hoặc bướu cổ.

Sau khi khám lâm sàng, các bác sỹ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh và chỉ định làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng chức năng của tuyến giáp, siêu âm để đánh giá kích thước và tính chất của khối u, cuối cùng là chọc hút tế bào kim nhỏ để chẩn đoán xác định khối u đó lành tính hay ác tính.

Chọc hút tế bào kim nhỏ là gì?

Là phương pháp sử dụng kim nhỏ [như kim tiêm thông thường của bơm tiêm 10 hoặc 20ml] chọc vào vị trí khối u của tuyến giáp, lấy mẫu tế bào, xử lý và từ đó các bác sỹ Giải phẫu bệnh có thể đưa ra chẩn đoán tế bào học các bệnh lý tuyến giáp.


Chọc hút tế bào là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và thường không để lại bất kỳ tai biến, biến chứng gì [nhẹ nhàng như đi lấy máu xét nghiệm]. Kỹ thuật này có thể do bác sỹ Giải phẫu bệnh thực hiện nếu khối u được phát hiện bằng khám lâm sàng [tức là u có kích thước lớn, có thể sờ thấy], hoặc thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm do bác sỹ siêu âm thực hiện nếu khối u đó không rõ ràng trên lâm sàng [như khối u nhỏ, nằm trong sâu hoặc có tính chất giống như tuyến giáp lành tính].

Chẩn đoán tế bào học tuyến giáp như thế nào?

Sau khi lấy mẫu tế bào u bằng phương pháp kim nhỏ, mẫu bệnh phẩm được xử lý và nhuộm bằng các phương pháp khác nhau, dưới kính hiển vi quang học các bác sỹ Giải phẫu bệnh sẽ phân tích, đánh giá hình thái tế bào học của khối u và đưa ra chẩn đoán tế bào học tuyến giáp theo hệ thống phân loại của Bethesda năm 2017 [tiêu chuẩn Bethesda được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2009 và cập nhật vào năm 2017].

Theo hệ thống phân loại của Bethesda, chẩn đoán tế bào học tuyến giáp được chia ra nhiều mức độ khác nhau từ Bethesda I đến Bethesda VI theo như bảng phân loại sau đây: 

Hệ thống phân loại tế bào tuyến giáp Bethesda năm 2017

Phân loại

Hình thái tế bào

Nguy cơ ác tính [%]

Xử lý tiếp theo

I

Không đủ tế bào để chẩn đoán

5–10

Cần phải chọc hút tế bào lại dưới hướng dẫn của siêu âm

II

Lành tính

0–3

Cần theo dõi lâm sàng và kiểm tra lại bằng siêu âm

III

Có tế bào không điển hình nhưng không xác định được ác tính

10–30

Cần chọc hút tế bào lại hoặc có thể phẫu thuật lấy bỏ thùy tuyến giáp

IV

U nang tuyến giáp lành tính hoặc ác tính

25–40

Cần phải phẫu thuật lấy bỏ thùy tuyến giáp

V

Nghi nghờ ác tính

50–75

Phẫu thuật cắt gần toàn bộ hoặc cắt một thùy tuyến giáp

VI

Ác tính

97–99

Phẫu thuật cắt gần toàn bộ hoặc cắt một thùy tuyến giáp

Chúng ta đi xét nghiệm tế bào tuyến giáp thường sẽ quan tâm đến tổn thương đó là lành tính hay ác tính? Vậy chúng ta sẽ nhìn vào những thông tin nêu trên để hiểu rõ hơn kết quả chẩn đoán tế bào học tuyến giáp của mình ở nhóm thứ mấy trong hệ thống phân loại của Bethesda năm 2017, từ đó có phương án xử lý các bước tiếp theo cho phù hợp.

Để có một kết quả chẩn đoán tế bào học tuyến giáp chính xác, chúng ta xem xét trên nhiều phương diện và kết quả đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Bệnh phẩm có được lấy đúng vào vị trí của tổn thương hay không? tổn thương đó có phải của tuyến giáp không?

Có lấy đủ số lượng tế bào không?

Xử lý mẫu bệnh phẩm có đúng quy cách không?

Cuối cùng là trình độ, kinh nghiệm chẩn đoán của mỗi bác sỹ Giải phẫu bệnh khác nhau.

Ngày nay nhờ chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm nên đã phát hiện và chọc hút được u tuyến giáp với kích thước nhỏ [5mm] mà tổn thương đó không phát hiện được trên lâm sàng; chọc hút được đúng vị trí và lấy đủ số lượng tế bào giúp cho chẩn đoán được chính xác hơn. Đối với các trường hợp khối u có kích thước lớn [trên 2cm] và/hoặc biểu hiện rõ trên lâm sàng thì có thể chọc hút bằng kim nhỏ thông thường mà không cần hướng dẫn của siêu âm.

Vì vậy, chúng ta nên khám và kiểm tra các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cũng như các cơ quan khác, đối với tuyến giáp nên được kiểm tra bằng siêu âm định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện những sớm những tổn thương nếu có và có biện pháp điều trị kịp thời.

*Lưu ý: Đối với người bệnh, đi khám bướu cổ liên quan đến u tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh ở phòng khám bệnh, thông thường bệnh nhân sẽ được khám ở phòng khám số 17 hoặc 35. Sau khi các bác sỹ khám bệnh, đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sỹ khám bệnh sẽ cho chỉ định chọc hút tế bào [nếu có chỉ định]; đối với u tuyến giáp có kích thước lớn dễ phát hiện thì chọc hút ở phòng khám số 29 do bác sỹ Giải phẫu bệnh thực hiện, với u tuyến giáp kích thước nhỏ, khó phát hiện sẽ được chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm tại phòng siêu âm số 18 hoặc phòng siêu âm số 1 [nếu khám theo yêu cầu]. Kết quả xét nghiệm tế bào của tất cả các bệnh nhân sẽ trực tiếp nhận tại phòng số 29 [tầng 2 khu khám bệnh nhân dân gần cổng bệnh viện], sau khoảng 90 đến 120 phút kể tử khi chọc hút xong và bệnh phẩm được chuyển đến phòng khám số 29.

TS. BS Nguyễn Văn Đề

Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện TƯQĐ 108

Hỏi

Chào bác sĩ,

Mẹ em có đi chọc kim tế bào tuyến giáp ở bệnh viện tỉnh thì kết quả 11,9 x 21,07 x 18,5 thuỳ phải [TIRADS 4a] chỉ định mổ. Nhưng khi đi khám lại có kết quả cao 49, ngang 16, dày 14 báo không cần mổ và chỉ có TIRADS 2, không uống thuốc. Vậy bác sĩ cho em hỏi kích thước nhân tuyến giáp tăng sau khi siêu âm lần 2 phải làm gì?

Nguyễn Tấn Cảnh [1995]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.


Chào bạn,

Với câu hỏi “Kích thước nhân tuyến giáp tăng sau khi siêu âm lần 2 phải làm gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Khi khảo sát tuyến giáp, bạn sẽ được làm siêu âm và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Bác sĩ siêu âm sẽ khảo sát và đánh giá nhân giáp dựa vào các đặc điểm của nhân giáp: hình dạng, đường bờ, cấu trúc, độ phản âm, có vôi hóa hay không để xác định TIRADS. Sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ [FNA] được thực hiện để xác định chẩn đoán, xác định khả năng có bệnh lý ác tính hay không. Và từ kết quả khám [Hỏi bệnh và khám lâm sàng], phối hợp với kết quả xét nghiệm và kết quả sinh thiết nhân giáp bác sĩ sẽ bàn với bạn về khả năng mổ và mổ bằng phương pháp nào.

Nhân giáp của mẹ bạn có vẻ tăng kích thước trong lần siêu âm thứ hai, tuy nhiên, bạn không nói khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao lâu và kết quả sinh thiết nhân giáp của mẹ bạn là gì. Bạn cũng không cung cấp kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Nói chung tất cả những yếu tố đó đều được bác sĩ giải thích và cân nhắc với mẹ bạn khi cho chỉ định phẫu thuật. Trong trường hợp của mẹ bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để khám trực tiếp, xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp và tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về kích thước nhân tuyến giáp tăng sau khi siêu âm lần 2, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nhờ y học phát triển mà không ít các bệnh lý tuyến giáp được phát hiện và điều trị ở giai đoạn còn rất sớm. Trong đó phải kể đến xét nghiệm sinh thiết tuyến giáp với vai trò là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp với độ chính xác lên đến 99%. Vậy sinh thiết tuyến giáp là gì? Trường hợp nào cần phải chỉ định làm xét nghiệm? Sẽ được ISOFHCARE bật mí qua bài viết dưới đây.

Sinh thiết tuyến giáp là xét nghiệm với kỹ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ vị trí có bất thường của tuyến giáp sau đó khảo sát dưới kính hiển vi để phát hiện các bệnh lý như ung thư, nhiễm trùng, u lành tính. Đây là kỹ thuật mang tính chuyên khoa sâu đòi hỏi tính xác cao.

Hầu hết, người ta nhắc tới sinh thiết tuyến giáp như là “át chủ bài” của các bệnh lý tuyến giáp, nhất là ung thư. Vì vậy nó không được thực hiện một cách thường quy và chỉ có ở tại các cơ sở y tế lớn, có trang thiết bị hiện đại.

2. Sinh thiết tuyến giáp có thực sự quan trọng?

Có thể bạn chưa biết, ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có khả điều trị khỏi hoàn toàn ở giai đoạn sớm. Vì vậy sinh thiết tuyến giáp thực sự là tấm bùa hộ mệnh của bác sĩ lẫn người bệnh.

Ngay từ khi chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bất thường tuyến giáp có thể phát hiện tình cơ qua các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu...Bệnh lý tuyến giáp như phì đại, basedow, nhiễm độc giáp đôi khi không quá nguy hiểm nhưng để chẩn đoán chính xác đôi khi cần phải tiến hành sinh thiết. Bởi đôi khi tình trạng ác tính của tuyến giáp có triệu chứng lâm sàng rất giống với các bệnh lý thông thường.

Có một sự khác biệt trong sinh thiết tuyến giáp là nó được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau và ứng dụng riêng cho từng trường hợp. Bác sĩ có thể sinh thiết bằng cách chọc hút kim nhỏ hoặc ngay trong khi phẫu thuật. Điều này giúp hạn chế khả năng bỏ sót bệnh ung thư tuyến giáp trong phần lớn các trường hợp.

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 1900638367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua  ứng dụng ISOFHCARE !

3. Khi nào cần sinh thiết tuyến giáp?

Như đã nói, sinh thiết tuyến giáp không phải là xét nghiệm thường quy. Nó được chỉ định trong một số trường hợp khi chẩn đoán chưa rõ ràng hoặc cần phải chẩn đoán phân biệt trước khi điều trị. Một số các chỉ định sinh thiết mà bạn có thể biết:

- U tuyến giáp có kích thước >1cm và trên siêu âm có hình ảnh tắc sinh mạch máu hoặc u giới hạn không rõ.

- Các xét nghiệm FT3, FT4, TSH, siêu âm...không thể xác định chẩn đoán ung thư tuyến giáp

- Trong lúc phẫu thuật cần sinh thiết để làm giải phẫu bệnh, đánh giá tình trạng di căn hạch

4. Các kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp

Sinh thiết tuyến giáp có nhiều kỹ thuật thực hiện với được áp dụng trong những trường hợp khác nhau. Điều này đảm bảo không bỏ sót bệnh và hạn chế được nhiều tai biến khi thực hiện.

- Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ [FNA]: đây là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi nhất và hầu như tại các khoa điều trị ung thư tuyến giáp đều có. Kỹ thuật này tương đối đơn giản và có thể thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm để có tính chính xác cao. Đúng như tên gọi, bác sĩ sử dụng kim nhỏ để chọc hút là lấy mẫu tại vị trí nghi ngờ ác tính cao nhất. Có thể lấy nhiều mẫu ở nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo kết quả không bị sai lệch. Quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng trong khoảng 30 phút mà không cần gây mê.

- Sinh thiết lõi kim: Thủ thuật này tương tự chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ. Tuy nhiên dụng cụ thực hiện ở đây là một kim có kích cỡ lớn hơn. Quy trình thực hiện không có khác biệt gì so với thủ thuật trên. Tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác đau hơn do kim đâm lớn hơn. Và sinh thiết lõi kim chỉ được thực hiện khi kỹ thuật FNA thất bại hoặc kết quả cho ra không rõ ràng.

- Sinh thiết qua phẫu thuật: Là kỹ thuật được thực hiện ngay trong cuộc phẫu thuật để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm đi làm xét nghiệm. Loại kỹ thuật này không chỉ có giá trị chẩn đoán xác định mà còn đánh giá được tình trạng các hạch di căn thông qua nạo vét hạch trong phẫu thuật. Tuy nhiên nhược điểm là bệnh nhân phải gây mê và cần thời gian hậu phẫu dài.

5. Sinh thiết tuyến giáp có nguy hiểm không?

Sinh thiết tuyến giáp là xét nghiệm xâm lấn nên ít nhiều cũng sẽ có những rùi rỏ có thể xuất hiện. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng rất thấp và không quá nguy hiểm. Một số biến chứng có thể xuất hiện như:

- Chảy máu tại vị trí sinh thiết

- Nhiễm trùng do quá trình sinh thiết không đảm bảo vô khuẩn

- Chọc sai vị trí làm tổn thương các cấu trúc xung quanh. Trước đây người ta thường sinh thiết mù do không có siêu âm nên khả năng chọc sai vị trí tương đối cao. Ngày nay đa số sinh thiết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm nên biến chứng ngày hiếm khi xảy ra.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sinh thiết tuyến giáp mà ISOFHCARE muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng đó là những thông tin bổ ích. 

Nếu bạn đang quan tâm tới loại xét nghiệm này có thể liên hệ Isofh Care để được tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm, đồng thời cung cấp cho bạn thông tin những bệnh viện uy tín, chất lượng cao. ISOFHCARE là cầu nối giúp rất nhiều bệnh nhân tiếp cận được với các bác sĩ đầu ngành có kinh nghiệm một cách nhanh nhất mà không cần thông qua bất cứ hình thức trung gian nào. Bạn có thể đặt lịch khám tại các bệnh viện lớn thông qua hình thức online mà không cần phải tới tận nơi đề chờ đợi. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc đi lại.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Video liên quan

Chủ Đề