Khi nhà nước quy định mức giá tối thiểu sẽ dẫn đến tình trạng

Khi nhà nước quy định mức giá tối thiểu sẽ dẫn đến tình trạng
Tàu container làm hàng tại Cảng Cái Mép-Ảnh Báo Bà Rịa-Vũng Tàu

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2015 vừa được Thủ tướng ký ban hành, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT hướng dẫn mức giá tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế.

Chính phủ cũng giao Bộ GTVT chủ trì, tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện bình ổn giá bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải và các cảng biển lớn trong cả nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Tại sao bình ổn giá?

Được biết, thực hiện các quy định về quản lý giá, từ năm 2002, hệ thống giá dịch vụ tại các cảng biển Việt Nam đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định giá theo tín hiệu của thị trường.

Tuy nhiên, trong quá trình điều hành giá dịch vụ cảng biển theo cơ chế thị trường, tại khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn, theo đó các doanh nghiệp cảng hạ giá cước xếp dỡ container quá thấp làm thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước, gây mất ổn định khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xuất phát từ tình hình trên, căn cứ quy định tại Luật Giá về các biện pháp bình ổn giá và tính chất đặc thù của dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải, được sự thống nhất của UBTVQH, từ năm 2013, Chính phủ đã quyết định thí điểm thực hiện biện pháp bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải bằng biện pháp định giá tối thiểu. Thời gian thực hiện đến hết ngày 30/6/2015.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tình hình sau 2 năm thực hiện cho thấy biện pháp trên đã tác động tích cực tới các doanh nghiệp cảng hoạt động tại khu vực Cái Mép-Thị Vải, mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định tình hình kinh tế xã hội khu vực và khẳng định vai trò điều tiết của nhà nước.

Cũng theo Bộ này, mức giá tối thiểu mà Bộ đưa ra là tương đối phù hợp với mặt bằng giá tại khu vực, vẫn bảo đảm phù hợp với thị trường khu vực. Các hãng tàu đều đồng thuận với mức giá tối thiểu theo quy định của Bộ. Các cảng đều chấp hành đúng quy định, mức giá thực bằng mức giá tối thiểu quy định, không có doanh nghiệp nào đàm phán được mức giá cao hơn.

Tuy nhiên, hiện nay, cung cầu dịch vụ bốc dỡ container tại khu vực này vẫn còn đang mất cân đối (cung lớn hơn cầu), sẽ dễ tái diễn tình trạng cạnh tranh giảm giá dịch vụ, làm giảm chất lượng dịch vụ, giảm nguồn thu của doanh nghiệp và nhà nước, có thể dẫn đến làm mất dần vốn Nhà nước tại các cảng liên doanh có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị tiếp tục thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển Cái Mép-Thị Vải biện pháp định giá tối thiểu và được UBTVQH, Chính phủ đồng ý.

Thời gian thực hiện càng ngắn càng tốt

Tuy nhiên, dù thống nhất với kiến nghị của Bộ Tài chính, các thành viên Chính phủ phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 đều cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính chất tình thế, nên được thực hiện trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Được biết, trước đây các địa phương đã cấp phép cho quá nhiều cảng biển tại khu vực Cái Mép-Thị Vải, nên năng suất, khả năng cạnh tranh kém. Sau đó, cảng quốc tế Cái Mép được xây dựng, là cảng nước sâu có tiềm năng, vị trí thuận lợi, tiếp nhận được các tàu có tải trọng lớn, được đầu tư để trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng - nhất là hạ tầng giao thông vận tải - chưa đồng bộ, một số khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ nên hiệu quả khai thác cảng này còn thấp.

Về lâu dài, theo các thành viên Chính phủ, phải để cho các cảng trong khu vực cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, nếu không cảng Cái Mép sẽ khó có thể trở thành cảng trung chuyển tầm cỡ quốc tế như mục tiêu đặt ra.

Đây chính là lý do khiến Nghị quyết của Chính phủ không “chốt cứng” thời gian thực hiện biện pháp bình ổn giá, mà yêu cầu thời gian thực hiện “chậm nhất” là 30/6/2017, tức là có thể chấm dứt sớm hơn.

Đồng thời, Chính phủ cũng giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các cảng biển thuộc nhóm cảng biển số 5 và các cảng biển khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải nhằm khai thác lợi thế của cảng biển nước sâu, phát huy chức năng cảng trung chuyển quốc tế; đồng thời thực hiện phát triển hệ thống cảng biển theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã được phê duyệt.

Rõ ràng, khi các giải pháp này được triển khai hiệu quả thì biện pháp bình ổn bằng định giá tối thiểu sẽ không còn cần thiết nữa.

Hà Chính


Nền kinh tế nước ta trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã được khẳng định. Trong quá trình đó, đòi hỏi vừa phải xây dựng những yếu tố, tiền đề của kinh tế thị trường, vừa phải hoàn thiện những yếu tố đã có. Cùng với tiến trình chung đó, cơ chế quản lý, điều tiết giá ở nước ta đã và đang từng bước được hoàn thiện và đổi mới nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô.

Hoạt động điều tiết giá của nhà nước hiện nay

Điều tiết giá cả của nhà nước là một trong những khâu chính trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô tổng thể của nhà nước vì giá cả là phạm trù tổng hợp có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các tham số kinh tế vĩ mô. Ngày nay, sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước theo cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực, sự điều tiết giá cả do đó cũng không thể thiếu được. Điều tiết giá cả là một trong những đòn bẩy, công cụ có tính quyết định đảm bảo sự thành công của các hoạt động điều tiết khác và của hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung của nhà nước.

Hoạt động điều tiết giá cả của nhà nước là hoạt động không thể thiếu được nhằm khắc phục khuyết tật của thị trường trong lĩnh vực thị trường và góp phần khai thác tốt các nguồn lực quốc gia bằng giá cả. Đây là một trong những lý do khách quan đòi hỏi nhà nước thực hiện sự điều tiết giá cả. Trong điều kiện ngày nay, chế độ định giá tự do mặc dù còn có vai trò tích cực, thậm chí là quyết định nhưng nó cũng dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực. Tình trạng dùng các thủ đoạn trong định giá, độc quyền là những hiện tượng đã gây không ít thiệt hại cho các nền kinh tế. Thực tiễn ở các nước kinh tế thị trường cho thấy, nếu để cho thị trường tự do quá nhiều quyền định đoạt giá thì có nguy cơ dẫn đến suy thoái và khủng hoảng. Những khuyết tật của thị trường tự do, các cuộc suy thoái đã làm lung lay nền tảng của nhà nước, buộc nhà nước phải tìm cách đối phó bằng con đường kinh tế. Đó là giá cả. Nhà nước không chỉ tìm cách khắc phục những khuyết tật của chế độ định giá tự do mà còn cần tác dụng vào giá cả nhằm khai thác hết những tiềm năng của nền kinh tế.

Các biện pháp điều tiết giá cả chủ yếu của nhà nước theo cơ chế thị trường

Nhà nước có thể sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để điều tiết giá cả. Việc nhà nước sử dụng biện pháp nào là tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng điều kiện sử dụng những công cụ nào và dưới hình thức nào là tốt nhất và có ảnh hưởng tích cực nhất. Sau đây là những biện pháp mà nhà nước có thể sử dụng tùy vào sự đánh giá, phân tích tình hình cụ thể.

1. Bình ổn giá

Tại Khoản 10 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: “Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, … bất hợp lý”.

Khoản 2 Điều 15 Luật giá 2012 quy định các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống bao gồm: Xăng, dầu thành phẩm; Điện; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh.

Cũng tại Điều 17 quy định các biện pháp bình ổn giá như: Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông; …

Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá được quy định tại Điều 18 Luật Giá 2012. Theo đó, Chính phủ quyết định bình ổn giá trên phạm vi cả nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp thực hiện bình ổn giá tại địa phương.  Cụ thể, vừa qua được sự phân công của UBND tỉnh, Sở Công Thương Hải Dương đã xây dựng dự thảo Kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, để trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch chắc chắn trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới, nhân dân Hải Dương sẽ tiếp tục đón tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, lành mạnh, tiết kiệm.

⇒ Vấn đề bình ổn giá xăng dầu được xem là vấn đề có mối quan tâm hàng đầu bởi nó gắn liền với nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mỗi người dân.

2. Định giá

Định giá là việc nhà nước dùng công cụ hành chính để tác động vào mức giá và hướng sự vận động của giá về phía giá trị. Vì giá trị kinh tế cũng là một đại lượng luôn biến đổi nên định giá bao gồm cả định giá cố định và định giá biến đổi. Định giá có thể thực hiện dưới các dạng sau:

– Giá cứng: Nhà nước quy định mức giá chuẩn cho một số mặt hàng nào đó. Trên thị trường, mọi doanh nghiệp và cá nhân đều phải mua, bán theo mức này. Biện pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và có thể gây chấn động lớn cho hệ thống giá khi nó biến đổi như xăng dầu, điện, nước…

– Giá trần: Giá trần là hình thức mà nhà nước quy định mức giá tối đa của một hàng hoá nào đó. Khi đặt giá trần, chính phủ muốn ngăn chặn không cho mức giá vượt quá cao nhằm bảo vệ lợi ích cho một nhóm người có thu nhập thấp. Song, thông thường mức giá đó lại thấp hơn mức giá thị trường và gây ra hiện tượng thiếu hụt.

– Giá sàn: Giá sàn là việc nhà nước quy định mức giá tối thiểu về một mặt hàng nào đó. Trên thị trường, các nhà kinh doanh có thể mua bán với mức giá cao hơn mức giá sàn một cách tuỳ ý, nhưng nhất định không được thấp hơn mức giá sàn.

– Giá khung: Nếu nhà nước qui định cả mức giá trần và mức giá sàn cho một loại hàng hoá nào đó thì đây được gọi là quy định theo mức giá khung.

Thẩm định chi phí (giá tính): Đối với những mặt hàng mà giá cả rất khó tính và bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau thì sử dụng giá tính. ở đây các nhà kinh doanh tự tính toán giá bán của mình dựa vào chi phí, sau đó các cơ quan quản lý giá duyệt và thẩm định lại chi phí.

3. Hiệp thương giá

Khoản 7 Điều 4 Luật giá 2012 có quy định: “Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức … thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).”

Luật Giá quy định cụ thể điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện hiệp thương giá, thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá. Đồng thời, Luật cũng quy định về kết quả hiệp thương giá không còn là một quyết định hành chính như trước mà chỉ là thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương. Đối với trường hợp cơ quan tổ chức hiệp thương phải quyết định giá tạm thời thì Luật quy định quyết định này có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá.

Như vậy, mặc dù nhà nước không quyết định giá đối với các mặt hàng được hiệp thương giá nhưng nếu các bên không thống nhất được giá thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá

Yếu tố hình thành giá là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận (nếu có), các nghiệp vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể các trường hợp áp dụng kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 26, Khoản 2 quy định cụ thể các loại hàng hóa phải kiểm tra yếu tố hình thành giá. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá Điều 27 Luật Giá 2012.

Xem thêm:

>>> Quy định mới về thuế tài nguyên

>>> Phạm vi áp dụng và cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !