Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến cách mạng tháng Tám năm 1945 loigiaihay

Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? 1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 [giai đoạn chống Pháp]:

Đề bài

Kiến thức khái quát văn học Việt Nam 1945 – 2000

Lời giải chi tiết

Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 [giai đoạn chống Pháp]:

- Nội dung: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.

- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học [truyện và ký, thơ ca, kịch, lý luận phê bình văn học].

– Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và nhật ký Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc [truyện và kí]; Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu [thơ]; Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng [kịch]; bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi [lý luận, phê bình].

2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964 [giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam]:

- Nội dung:

+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.

   + Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải [văn xuôi]; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên [thơ ca]; Một đảng viên của Học Phi [kịch].

3/ Chặng đường từ 1965 đến 1975 [giai đoạn chống Mỹ]:

- Nội dung: Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ và chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành [văn xuôi]; Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh [thơ]; Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm [kịch].

Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? 

   Cần đảm bảo các ý sau:

1/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước: 

- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

2/ Nền văn học hướng về đại chúng: 

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.

- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân.

- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân.

3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn [xem câu 3].

   Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hưng s thi và cm hng lãng mđưc th hin trong văn hc Vit Nam 1945  1975?

* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:

Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.

Nhân vật: thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc.

* Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.

– Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng

* Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất cả các thể loại khác.

  Câu 4: Lý giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt đưc?  

a/ Văn học Việt Nam 1975 – hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã thay đổi

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất.

- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách [đặc biệt về kinh tế] - đòi hỏi đất nước phải đổi mới.

- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng và điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học.

b/ Những chuyển biến và thành tựu:

- Những chuyển biến [đặc điểm cơ bản]:

+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.

+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìn nhận về con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường.

+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.

- Thành tựu bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công ở nhiều đề tài. Lý luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi.

- Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của lưu quang Vũ…….

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

- Hình tượng chính được thể hiện là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những lực lượng khác của dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, giao liên....; cuộc sống mới, con người mới, mối quan hệ giữa những người lao động.

b. Nền văn học hướng về đại chúng

Đặc điểm này thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động - những con người bình thường đang “làm ra đất nước" [Khác với văn học trước 1945].

- Để có được thái độ ấy, đầu tiên nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc [Đôi mắt của Nam Cao, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, hay câu nói tâm nguyện của Xuân Diệu: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi - Cùng đố mồ hôi cùng sôi giọt máu"...].

- Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc. Điều đó biểu hiện trong tính văn học như:

+ Lực lượng sáng tác: bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.

+ Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.

+ Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Khuynh hướng sử thi: Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ:

+ Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.

+ Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

+ Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung.

“Anh yêu em như yêu đất nước

Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần'

[Nguyễn Đình Thi]

+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ:

“Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần"

[Tố Hữu]

+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng “Con mắt Bạch Đằng - Con mắt Đống Đa".

Nhân vật thường đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc, có tính cách và tình cảm phi thường: “Còn một giọt máu tươi còn đập mãi" [Người con gái Việt Nam - Tố Hữu].

+ Một số tác phẩm mang đậm không khí núi rừng “Suốt đêm nghe cả rừng Xô man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng" [Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành].

+ Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai thể hiện qua những câu thơ như: “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát bình minh" [Nguyễn Đình Thi] hoặc “Từ trong đổ nát hôm nay - Ngày mai đã đến từng giây từng giờ" [Tố Hữu]; hay hình tượng nhân vật như: Chị Sứ [Hòn đất - Anh Đức]; Nguyệt [Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu].

+ Khẳng định lý tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Video liên quan

Chủ Đề