Khái niệm vật liệu cách âm

Nguyên lý cách âm được ứng dụng như thế nào trong các công trình xây dựng công cộng hiện đại? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Cách âm là gì?

Nội dung chính

  • 1. Cách âm là gì?
  • 2. Nguyên lý cách âm trong các công trình xây dựng
  • 3. Vật liệu cách âm là gì?
  • 4. Có những loại vật liệu cách âm nào thường dùng trong xây dựng?
  • 5. Phương án cách âm trong các công trình xử lý tiếng ồn

Cách âm là một khái niệm mô tả sự giảm của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần phải được quan tâm trên cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.

2. Nguyên lý cách âm trong các công trình xây dựng

Về mặt lý thuyết, âm thanh truyền qua mọi vật ở ba trạng thái rắn, lỏng, và khí. Vật liệu truyền âm tốt nhất là vật rắn sau đó tới vật lỏng, cuối cùng là chất khí. Thêm vào đó, âm thanh rất khó khi truyền qua giữa môi trường rắn và khí. Chính vì vậy người ta thường sử dụng những vật liệu có cấu trúc rỗng để cách âm. Điều đó là do trong những vật liệu này có môi trường rắn và khí xen kẽ nhau. Âm truyền trong môi trường này sẽ liên tục phải đổi từ môi trường rắn sang khí rồi lại sang rắn Cứ như vậy mỗi lần thay đổi từ rắn sang khí sẽ có sự phản xạ âm làm cho âm truyền về phía trước bị giảm cường độ. Sau nhiều lần âm sẽ bị hấp thụ hoàn toàn. Như vậy trong các vật liệu cách âm thì âm bị phản xạ 1 phần nên cường độ âm yếu đi tức là giảm mức âm lượng rõ rệt so với nguồn phát ban đầu.

Bạn có thể xem thêm Cách âmtrong hội trường để hiểu rõ hơn giải pháp cách âm trong hội trường

3. Vật liệu cách âm là gì?

Vật liệu cách âm là sản phẩm chuyên dùng trong thi công cách âm. Nó dùng để làm giảm sự truyền âm thanh giữa 2 không gian riêng biệt. Phương pháp này chính là làm giảm cường độ âm thanh từ phía ngoài vào bên trong và ngược lại từ trong ra ngoài.

4. Có những loại vật liệu cách âm nào thường dùng trong xây dựng?

Cao su non

Cao su non là tên gọi của một loại vật liệu phát triển từ Polyurethane [PU] với cấu trúc tương tự những tổ ong lớn, các khoảng được thông với nhau có tác dụng cách âm, tiêu âm tốt, vì vậy loại vật liệu này thường được kết hợp với các loại vật liệu khác sử dụng trong các phòng thu, phòng hát Karaoke, hội trường và rạp chiếu phim. Ngoài ra cao su non còn được sử dụng để giảm chấn, giảm rung trong các thiết bị máy móc công nghiệp.

Bông thủy tinh

Vật liệu bông thủy tinh còn gọi là Glasswool được tạo thành từ các sợi thủy tinh, tổng hợp tạo thành chất liệu giống như len. Quá trình thực hiện tạo ra nhiều túi khí nhỏ nằm giữa sợi thủy tinh, vì vậy tạo khả năng cách âm khá tốt.

Bông khoáng

Bông khoáng hay còn có tên là Rockwool được sản xuất từ đá basalt và quặng nung chảy ở nhiệt độ cao tạo ra các sợi bông được ép thành tấm, cuộn, dạng ống. Bông khoáng có cấu trúc tương tự như bông thủy tinh, vì vậy loại vật liệu này cũng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xử lý tiếng ồn nhờ khả năng cách âm tốt, bền với môi trường, hệ số dẫn nhiệt thấp, không bén lửa, có khả năng chống cháy tốt, chịu nhiệt tới 850oC.

Túi khí cách âm

Túi khí cách âm được cấu tạo bởi một lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý oxi hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí. Nhờ đặc tính phản xạ âm thanh giữa không khí chứa trong túi khí và lớp màng nhôm đã tạo khả năng cách âm cách nhiệt ưu việt cho loại vật liệu này.

Xốp màng nhôm PE OPP

Tấm mút xốp PE-OPP được cấu tạo bởi lớp PE thổi bọt khí, bề mặt dán màng OPP [màng nhôm] đã qua xử lý chống oxi hoá, có chức năng cách âm tốt ngoài ra còn là giải pháp chống ẩm, chống nóng, chuyên dùng để cách âm chống ồn cho các hệ trần vách của các công trình công cộng.

Tìm hiểu chi tiết về các loại vật liệu trong bài viếtCác loại vật liệu cách âm

5. Phương án cách âm trong các công trình xử lý tiếng ồn

Để đảm bảo âm thanh không gây ô nhiễm tiếng ồn đến những người xung quanh. Người ta cần phải thiết kế cách âm cho từng khu vực như vách tường, trần và sàn [đối với nhà cao tầng]. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các phương án cách âm cho hội trường mà chúng tôi đã phân tích ở bài viết trước.

4.1/5 - [8 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề