Khái niệm thuốc trừ sâu thảo mộc

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhCHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNGTHUỐC BVTV TỪ THẢO MỘCĐối diện với vấn đề thực phẩm bẩn, nhiều gia đình tận dụng khoảng đấttrống hoặc sân thượng để trồng các loại rau củ và cây ăn trái. Bởi vậy nên việctrừ diệt sâu bọ cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Từnhững sản phẩm thiên nhiên, người trồng có thể tạo ra các dung dịch làm hạnchế và diệt trừ sâu bệnh.I. Khái niệm và đặc điểm của thảo mộc1. Khái niệmThuốc trừ sâu thảo mộc là loại thuốc dân gian, nó được điều chế, chiếtxuất từ thực vật để trừ các loại sâu hại cây trồng.2. Đặc điểm thuốc thảo mộca/ Phương pháp nhận biết những loại cây cỏ có chứa chất độc dùng làmthuốc trừ sâu:Quan sát chất dịch (nhựa) của cây: Nếu dịch cây có mùi nồng, làm dangười bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (câythuốc cá, hạt củ đậu).Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay... nóichung là khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá thuốc lá, thuốc lào, cây cà độcdược...).Theo dõi những động vật nhỏ sống quanh cây (nhện, kiến...), nếu khôngcó những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhậnđịnh cây đó có chứa chất độc có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá,thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).b/ Phương pháp thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu:Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại câychứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củđậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứvào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận củacây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc.c/ Phương pháp thu hái những loại cây cỏ dùng làm thuốc trừ sâu:Tùy từng loại cây cỏ và các bộ phận chứa chất độc của cây, có loại câychứa chất độc ở rễ (cây thuốc cá...), có cây chứa độc tố ở hạt (hạt na, hạt củ1Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnhđậu...), có cây chứa độc tố ở lá và thân (cây xoan, thuốc lá...). Do đó cần căn cứvào những đặc điểm trên của cây mà có biện pháp thu hái khi các bộ phận củacây có hàm lượng độc tố cao nhất nhằm tăng hiệu quả diệt trừ sâu của thuốc.d/ Phương pháp chế biến:Có thể dùng biện pháp thủ công mà mọi người đều có thể làm được nhưsau:Ngâm lấy nước: Sau khi thu hái cây có chứa độc tố cần rửa sạch, tháinhỏ ngâm trong nước (thau, vại...) sau đó đậy kín. Thời gian ngâm tùy từng loạicây, thường từ 1-2 ngày. Trong lúc ngâm có thể đảo mạnh tay để độc tố thoát rahòa vào nước. Ngâm xong gạn lấy nước trong, bỏ bã.Nấu: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ cho vào nồi đun sôi từ 1-2 giờ. Nấu xonggạn lấy nước, khi phun hòa với nước lã.Ép lấy nước: Rửa sạch, thái nhỏ, ngâm vào nước vài phút rồi xay nát vàép lấy nước. Phương pháp này thích hợp với những cây cỏ có chứa nhiều dịchchất độc như rễ cây thuốc cá, lá xoan...Những thuốc được chế biến từ cây cỏ không được để lâu sẽ mất tác dụngdiệt sâu, khi nào cần dùng mới thu hái chế biến.e/ Phương pháp sử dụng:Tùy theo đối tượng sâu hại trên rừng loại cây trồng mà ta sử dụng nồngđộ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ ta có thể chothêm ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc.Những loại chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằmtạo ra các sản phẩm rau quả an toàn cho người tiêu dùng, ngoài ra có thể dùngtrừ sâu hại trên các cây trồng khác như lúa, ngô, đậu, lạc...II. Chế biến thuốc BVTV từ một số loài thảo mộc1. Cây nghể (Polygonum hydropiper)Nghể là cây mọc tự nhiên ở vùng đồi, bãi, ruộng cao trong mùa mưa ởcác tỉnh miền núi phía Bắc. Trong cây nghể có 7 - 15% chất Hypetin vàPersicarin. Đây là loại chất độc thực vật, có hiệu lực trừ sâu chủ yếu qua tiếpxúc, đường ruột. Chế phẩm trừ sâu từ cây nghể có thể trừ được nhiều loại sâumiệng nhai và chích hút như: Rệp muội, nhện đỏ, sâu ăn lá; có độ độc trung bìnhvới người và động vật máu nóng; nhanh phân giải trong cơ thể và môi trườngsống; không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm.Thuốc trừ sâu thảo mộc chế biến từ cây nghể được các cơ quan chứcnăng khuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn.2Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhCách chế biến: 1 kg thân, lá cây nghể tươi thái nhỏ hoặc 0, 3 kg thân lácây nghể khô +0, 2 kg vôi cục, ngâm với 10 lít nước ấm 30 – 35 độ C trong 24giờ, lọc lấy nước pha loãng với nước lã sạch 10 - 15 lít + 200ml chất bám dính(hoặc 0,2% xà phòng bột) để phun.Chú ý, hiệu lực của thuốc trừ sâu chế biến từ cây nghể cao khi nhiệt độmôi trường trên 30 độ C và giảm khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ C.Cây nghể (Polygonum hydropiper)2. Cây thuốc lá, thuốc làoTrong lá cây thuốc lào, thuốc lá có 7-15 % chất kiềm thực vật Nicotin vàNornicotin. Nicotin gây hiệu lực trừ sâu qua tiếp xúc, đường ruột và xông hơi.Chế phẩm Nicotin trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: Rệp,muội, nhện đỏ, sâu ăn lá hại rau, màu và cây công nghiệp. Đặc biệt thuốc cóhiệu lực cao đối với sâu vẽ bùa hại cam, chanh, bưởi. Nicotin cũng có độ độccao với người và động vật máu nóng, song chóng phân giải trong cơ thể và môitrường sống, không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm. Thuốc trừ sâu thảomộc được chế biến từ thuốc lào, thuốc lá được các cơ quan Bảo vệ thực vậtkhuyến khích sử dụng để sản xuất nông sản an toàn. Cách chế biến thuốc trừ sâuthảo mộc bằng sản phẩm thuốc lào, thuốc lá: 1kg thuốc lá, thuốc lào khô (láhoặc cọng, cành, thân) thái nhỏ + 0,2kg vôi cục ngâm với 10 lít nước ấm 30-35độ C trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng với nước lã sạch 5-20 lần + 200 mlchất bám dính (hoặc 0,2% xà phòng bột) để phun. Viện Bảo vệ thực vật cũng đãnghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm thuốc Nicotin thô 96-98%; Nicotinxông khói 14%; Nicotin Sunfat 40%. Lượng dùng 200-450g Nicotin/ha. Chú ý,3Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnhhiệu lực của thuốc Nicotin cao thì nhiệt độ môi trường trên 30°C và giảm khinhiệt độ môi trường thấp hơn 20°C. Sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến bằng thuốclào, thuốc lá không diệt được sâu hại ở pha trứng, pha trưởng thành. Diệt mạnhsâu khi mới nở, tuổi nhỏ (tuổi 1-3), nên cần phải điều tra tuổi của sâu hại cụ thểtrước khi phòng trừ mới đạt hiệu quả trừ sâu cao. Khi cần thiết (sâu quen thuốc,tuổi lớn, mật độ sâu quá cao) có thể pha hỗn hợp thuốc chế biến từ thuốc lào,thuốc lá này với các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo dược, hóa học khácđể trừ sâu hại.Cây thuốc lá3. Cây thuốc cá (duốc cá, dây mật)Cây thuốc cá hay dây mật có tên khoa học là Derris elliptica Benth; haycòn gọi cây dây cóc, cây thuốc cá, cây duốc cá, shiểu lày (Tày). Họ Đậu(Leguminosea). Dây leo to, thân cành có vỏ ngòai màu nâu đen, khi non có lôngdày. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 - 13 lá chét, các lá chét to dầnvề phía ngọn, lá non có lông trắng bạc dày ở mặt dưới. cụm hoa là một chùm mọcở kẽ lá, hoa màu trắng hay màu hồng. Quả loại đậu hẹp, có cánh không đều, chứa1-4 hạt. Mùa quả: Tháng 8.Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát. Còn có ởnhiều nước Đông Nam Á Được trồng thử nghiệm ở một số nơi để che bóng chocây con (chè, cây ăn quả), giữ độ ẩm cho đất, lấn át cỏ dại, chống xói mòn và cảitạo đất.Rễ cây duốc cá có chứa rotenon C23H22O6 với hàm lượng cao và nhiềuhợp chất có tính chất diệt côn trùng tương tự rotenon gọi là rotenoit, nhưng cóđộc lực thấp hơn, dl - toxicanol, tephrosin. deleguin và ellipton. Deleguin là4Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnhđồng phân của rotenon. Tephrosin và toxicanol là dẫn xuất hydroxy củadeleguin. Ngoài ra, rễ còn chứa saponin, resin và tanin.Rễ cây duốc cá được dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Cáchchế thuốc trừ sâu như sau: Rễ tươi 3kg, giã nát, đổ 10 lít nước vào, khuấy kĩ,ngâm trong 16 - 24 giờ. Lọc bỏ bã, đem phun cho một sào Bắc Bộ. Có thểthái rễ thành miếng, phơi khô, rồi giã nhỏ, dùng dưới dạng thuốc bột hoặctrộn với nước xà phòng thành dạng sữa. Kinh nghiệm này còn được áp dụng ởTrung Quốc, Xri Lanca, Ấn Độ. Trung tâm kiểm dịch hóa chất bảo vệ thựcvật đã chiết xuất rotenon để sản xuất thuốc sữa trừ sâu bằng hệ dung môi lạnhđạt hiệu suất cao, tốn ít năng lượng, các rotenoit không bị phá hủy, độ bềncủa dịch chiết được lâu và có hiệu quả sinh học rõ rệt.Cây thuốc cá (Derris elliptica Benth)4. Cây củ đậuCòn gọi là cây đậu thự, tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L) urb, Fabaceae.Cây được trồng khắp mọi nơi, bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu. Củđậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡngda và chữa trứng cá.Bộ phận gây độc chính là ở lá và hạt, đều có thành phần chất rotenon vàtephrosin. Những chất này rất độc với người, nếu ăn phải toàn thân co giật, đaubụng dữ dội, miệng nôn trôn tháo, đường huyết tụt, loạn nhịp tim, mê man bấttỉnh và tử vong do suy hô hấp.Trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để được xử trí kịp thờibằng cách rửa dạ dày, chống độc, lợi tiểu và trợ hô hấp. Nhiều nơi bà con còndùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước phun vào cây cối để trừ sâu bọ và rệp. Nên5Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnhchú ý vì có độc nên bà con phải có trang bị phòng độc khi sử dụng dung dịchnày.6Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhCây củ đậu (Pachyrhizus erosus)5. Cây xoan đâu (thầu đâu)Cây có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là haiđáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính mát. Xuấtxứ từ Ấn Độ với tên gọi “neem”, sầu đâu là loài cây thân mộc có tuổi thọ khoảng200 năm. Tất cả những gì có trên thân cây này đều là nguồn dược liệu quý, cũngnhư lợi ích của cây về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Lá, hoa, nhựa, vỏ cây... có thểkhử trừ khoảng 200 loại côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp... Và hơn hếtlà chức năng thanh lọc không khí, làm tăng độ ẩm ổn định môi trường.Cây xoan taCác sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụngrộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC - đây là sản phẩmcủa Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem7Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh(Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat chất Azadirachtin, có hiệu lực phòngtrừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăntrái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính khángcủa dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên câytrồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xuađuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khảnăng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây Neem còn cóNeemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.Theo kinh nghiệm cổ truyền, người dân thường lấy lá và quả của chúngđập nát ngâm với nước rồi chắt lọc để phun diệt sâu hại lúa, rau và cây côngnghiệp.6. Dung dịch từ ớt, tỏi, gừngỚt, tỏi, gừng là một trong những loại củ quả có chứa một hàm lượng axitcao, có thể diệt trừ, xua đuổi sâu bọ và côn trùng hại trên các loại rau ăn lá.Các nguyên liệu gồm 1kg tỏi,1 kg ớt,1kg gừng giã nhỏ trộn với 3 lít nước.Có thể ngâm từng loại nguyên liệu ngâm chung cả 3 loại; Đây là nước cốt tinhđể pha chế khi phunThời gian ngâm tốt nhất là 15 ngày, mục đích là để cho các chất gây caycó trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trongdung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.Hoặc ớt, tỏi, gừng và rượuChuẩn bị 1 kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn những loại ớt, tỏi,gừng càng cay càng tốt. Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng.Ngâm 3 kg hỗn hợp trên với 3 lít rượu và đặt trong thùng kín. Trong suốtquá trình ngâm ủ, nên để thùng ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trựctiếp. Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của hỗn hợp ngấm đềuvới rượu rồi mới đem ra sử dụng. Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay8Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnhhỗn hợp bao gồm thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300ml dung dịch hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.7. TỏiTỏi có tác dụng chống nấm, trừsâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ như rệp vừng,bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua,ve và bệnh chết cây non do quá nhiềunước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lácà.Công thức để làm thuốc bảo vệ thực vật có thể thay đổi 10-100 g củ hànhhoặc lá với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun. Có thểtrồng hành để đuổi bướm hại bắp cải, chuột nhắt, chuột chũi và các loài gây hạikhác.9Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh8. Thuốc trừ sâu từ hành tămTác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ.Đối tượng: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ baymàu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốmlá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi.Cách pha chế: 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùngcó nắp 4-7 ngày trước khi phun.9. Chế thuốc trừ sâu từ rau quếRau quế có tác dụng diệt trừ sâu rệp, côn trùng làm ức chế việc đẻ trứngcủa sâu bọ. Sử dụng lá, cọng hoặc nguyên cây để chế tạo thuốc. Khi sử dụnghỗn hợp thuốc trừ sâu này, ta phun lên các phần cây bị nhiễm bệnh vào sángsớm, để tăng hiệu quả của thuốc.Cách làm: Lấy lá quế, nghiền nát sau đó ngâm vào trong nước (khoảng 23 lít nước đối với 50 g lá) và để qua đêm. Sau đó lọc lấy nước, đổ thêm xàphòng (8- 12 ml xà phòng đối với liều lượng dung dịch trên) khuấy đều.10Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhCây rau quế10. Thuốc trừ sâu từ lá đu đủDung dịch thuốc trừ sâu chế từ đu đủcó tác dụng trừ nấm, giun tròn và sâu bọnhư rệp vừng, sâu bướm, sâu ngài đêm,giun tròn thắt đốt, mối, bệnh gỉ sắt ở càphê, nấm mốc sương bột và rầy nâu làmđốm lá lúa.Cho 1 kg lá chặt nhỏ vào 1 lít nước,lắc mạnh, lọc, cho thêm 4 lít nước, hai muỗng dầu hỏa và một ít xà phòng (20 ghoặc ml), phun hoặc tưới vào đất để chống sâu ngài đêm.11. Thuốc trừ dâu từ lá cà chuaTác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất cótác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâurầy, bù lạch vv…Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chuanghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm, sáng ragạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đemphun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.Nên trồng xen canh một vài cây cà chuatrong vườn để xua đuổi một vài loài sâu bọ.12. Thuốc trừ sâu sản xuất từ ớt, ớt ngọt- Tác dụng: Xua đuổi côn trùng, phòng nấm, vi khuẩn.- Cách pha chế: Xay 100 g ớt với 1 lít nước ngâm trong 1 ngày, lọc, chothêm 5 lít nước và một ít xà phòng.13. Thuốc trừ sâu từ xà phòng rửa chén và bột thực vật- Theo nghiên cứu, các loại xà phòng được chế từ dầu thực vật có hiệuquả diệt trừ côn trùng rất hiệu quả, đặc biệt ở dạng xịt phun mù, áp dụng cho cácloại rau xanh.- Hiện nay các nhà vườn sử dụng nước rửa chén hiệu Mỹ Hảo (1ml/ pha 1lít nước sạch) bổ sung thêm bột ớt hoặc bột tỏi là có khả năng diệt rầy, rệp,muỗi, nhện rất hiệu quả.14. Cây hoa cúc11Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhHoa cúc chứa một thành phần hóa học thực vật mạnh có tên gọi pyrethrin.Chất này sẽ xâm chiếm hệ thần kinh của côn trùng và làm chúng không hoạtđộng được.Người dùng có thể tự chế dung dịch thuốc trừ sâu từ hoa cúc bằng cáchđun sôi 100 gram hoa cúc phơi khô với một lít nước trong vòng 20 phút, sau đó,lọc lấy nước, để nguội rồi cho vào bình xịt.Loại thuốc này hiệu quả đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và độngvật không xương sống. Nước hoa cúc giữ được tới 2 tháng. Người dùng có thểtrộn thêm với dầu cây xoan để tăng hiệu quả15. Chế bẫy bả từ hạt naTác dụng: diệt các loại rệp và loại côn trùng chích hút; Cách pha chế: 1kghạt na, đập bỏ vỏ, tán bột nhỏ hòa với 5 lít rượu trắng; Cách dùng: Sau 5 ngàycó thể sử dụng.Hạt na ngâm rượu trắng từ 40độ trở lên trong khoảng một tuần,sau đó xay nhuyễn để thêm một tuầnnữa. Khoảng hai tuần thì mang dunglịch lọc bỏ bã rồi trộn với nguyênliệu dẫn dụ sẽ tạo thành hỗn hợp bảcó mùi thơm hấp dẫn, thu hút côntrùng.Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, nông dân chỉ cần chia loại bả nàyvào các khay nhỏ treo lên cành cây, tránh ánh nắng mặt trời. Khi côn trùng ănphải, chất độc trong bẫy bả sẽ tiêu diệt chúng.16. Thuốc trừ sâu từ củ hành.Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ;12Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà TĩnhĐối tượng: Rệp vừng, bướm hạibắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ baymàu trắng, bệnh chết cây non do quánhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnhđốm lá cà chua, chuột nhắt và chuộtchũi. Cách pha chế: 10-100g củ hành giãnhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp4-7 ngày trước khi phun17. Bí quyết dùng long não- Long não là sản phẩm được sử dụng trong việc đuổi côn trùng trong giađình. Mùi của chúng khiến các loại côn trùng tránh xa.- Tương tự vậy mùi của long não cung khiến các loại sâu bệnh ăn lá, đụcquả dè chừng tránh xa.- Vì vậy bạn chỉ cần đặt vài viên long não vào túi lưới treo quanh vườnrau của bạn, như vậy các loại sâu bệnh hay bướm sẽ không xuất hiện nữa.Khuyến cáo khi sử dụng long não- Long não có thể gây ngộ độc khi ăn phải, vì vậy bạn chỉ nên treo trênthân cây, tránh xa lá cây.- Tránh đặt long não tại các vị trí mà nước tưới cây có thể làm long nãodính vào quả, rau.- Số lượng long não cần dùng sẽ thay đổi theo diện tích khu vườn. Chỉ cần1 túi long não ch khoảng 3 – 4 viên bên trong là đủ cho 1 mét vuông vườn rau.- Bạn cũng nên thay viên long não 6 tháng một lần.18. Phòng trừ sâu, bệnh, kiến, ruồi, muỗi, ốc sên, bọ trĩ...1. Hương Nhu Tía, Hương Nhu Trắng: Kiến, ruồi và muỗi2. Gừng: kiến, ruồi và muỗi13Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh3. Nghệ: ruồi dấm4. Giềng: kiến ruồi và muỗi5. Lá Neem: côn trùng, sâu6. Rau má: trừ sâu7. Muồng Hoàng Yến( hoa sen vàng): sâu và bọ cánh cứng8. Cúc Vạn Thọ: rệp, bọ phấn, bọ trĩ, ốc sên, ruồi, sâu bướm, bọ cánhcứng, tuyến trùng.9. Dây Thần Thông (dây ký ninh): rầy nâu, héo lá, héo vi khuẩn10. Gừng Dại: nấm mốc11. Chùm Ngây : nấm mốc, thối vi khuẩn12. Thủy Xương Bồ: bọ chét, ruồi đục trái, bọ cánh cứng, bướm13. Bớp Bớp( cỏ hôi): bọ trĩ, rệp, ốc sên, bướm.Cách làm:1. Các loại thảo dược mỗi thứ 1kg, xay hoặc băm nhỏ cho vào thùng chứa.2. Cho thêm đường 3kg/25 lít nước, 3 thìa cà phê men bánh mì, 1 lit dấmgỗ, quậy đều. Sau đó cho hỗn hợp trên vào thùng thảo mộc.3. Đóng nắp, không chặt quá để có sự thông khí.4. Ướp khoảng 25 ngày là có thể sử dụng.Sử dụng: Lọc lấy nước, pha với tỉ lệ 1: 25-30 lít, đem phun.14