Kể tên một tiết mục mang làn điệu âm nhạc dân tộc

Cập nhật: 15-06-2020 | 09:20:04

Hòa mình vào các chương trình biểu diễn của Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh, chúng tôi đã có dịp thưởng thức nhiều tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc rất độc đáo. Các nhạc công say sưa bên những chiếc đàn đá, đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh, đàn tứ, đàn tứ đại, sáo trúc, trống… như thể được trải lòng cùng những làn điệu ngọt ngào của quê hương.

Kể tên một tiết mục mang làn điệu âm nhạc dân tộc

Tiết mục hòa tấu “Bài ca đất phương Nam” do dàn nhạc dân tộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh biểu diễn

Tâm đắc với tiết mục vừa xem xong, chị Hoàng Thị Cẩm Vân quê ở Hậu Giang đang ngụ tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo cho biết: “Tôi rất thích ca khúc “Bài ca đất phương Nam” do nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sáng tác. Nay được thưởng thức bởi dàn nhạc hòa tấu nhạc cụ dân tộc do Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh biểu diễn, những cảm xúc và những kỷ niệm ùa về trong tôi. Hình ảnh làng quê thân quen cứ hiển hiện và cảm giác nhớ nhà, nhớ quê như được xoa dịu thật êm đềm”.

Chia sẻ với chúng tôi, Lê Anh Tùng, Đội trưởng Đội nhạc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh cho biết, dàn nhạc dân tộc vừa thành lập được 2 năm, gồm 8 nhạc công. Đây là những nhạc công vừa chơi được nhạc điện tử, vừa chơi được nhạc cụ dân tộc và rất tâm huyết với âm nhạc dân tộc. Tính đến nay, dàn nhạc đã cùng nhau hòa tấu biểu diễn hơn 100 tác phẩm. Trong đó có nhiều ca khúc quen thuộc, như: Bài ca đất phương Nam, Lý ngựa ô, Mấy nhịp cầu tre, Tàu anh qua núi… và một số sáng tác mới đang được yêu thích như Giai điệu quê hương, Mùa trái chín, Dòng sông quê hương…

Theo Lê Anh Tùng, mỗi khi chơi nhạc cụ dân tộc anh thấy yêu và tự hào về ngôn ngữ âm nhạc cũng như âm sắc của các loại nhạc cụ dân tộc. Bởi chúng vừa thể hiện được sự sâu lắng, vừa thể hiện được sự vui tươi. Hy vọng rằng, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh sẽ dần phát triển nguồn nhạc công và biên chế nhạc cụ ngày càng lớn hơn, để gìn giữ và phát huy nền âm nhạc dân tộc.

Những âm điệu vừa du dương vừa réo rắt của các nhạc cụ dân tộc luôn khơi gợi trong mỗi người về những kỷ niệm êm đềm của quê hương. Qua đó, nhắc nhở chúng ta cần sống và phấn đấu để có thể góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, thiết nghĩ những ban nhạc nhạc cụ dân tộc như Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh cần được phát triển nhiều hơn, các nhạc công cũng cần nâng tầm ngón nghề của mình nhiều hơn để có thể hướng tới các sân chơi nghệ thuật toàn quốc trong những năm tới đây.

 THỤC VĂN

2. Sự đa dạng và phong phú của dân ca Việt Nam

            Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.

            Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ. Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc.

            Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát Trống quân, Cò lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…

            Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ những bài hát ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ. Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).

GS. TS Trần Quang Hải nói về Dân ca Việt Nam:

Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.

            Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống.  

            Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.

            Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú. 

Nguồn: spnttw.edu.vn

Kể tên một tiết mục mang làn điệu âm nhạc dân tộc


Sự hội tụ và lan tỏa của các loại hình dân ca truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã tạo nên những mảng văn hóa đa sắc màu, trở thành vốn di sản quý giá rất cần được bảo tồn và phát huy.

 

Kể tên một tiết mục mang làn điệu âm nhạc dân tộc

Một tác phẩm của Nhà hát ca múa nhạc tỉnh mang đậm màu sắc dân tộc.

Theo dòng chảy thời gian, nhất là trong thời đại ngày nay, xuất hiện các dòng nhạc mới, khiến những làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số không còn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống thường ngày. Tuy vậy, chất liệu dân ca dân tộc vẫn luôn có sự ảnh hưởng lớn đến âm nhạc hiện đại, đi vào những sáng tác mới theo nhiều cách khác nhau. Những nhạc sĩ vẫn luôn có cách riêng để làm sống dậy những làn điệu dân ca tưởng chừng như xưa cũ để âm nhạc dân tộc sống mãi cùng thời gian trong dòng chảy âm nhạc đương đại.

Những câu “khắp”, lời “đang” một thời vang vọng khắp các bản làng. Từ trong nhà đến trên nương, dưới ruộng, người ta hát để thể hiện nỗi niềm cảm xúc, để trao gửi lời yêu thương đôi lứa, để đối đáp nhau vui vầy trong những ngày hội xuân. Câu ca đi vào giấc ngủ của những em bé lớn lên trên lưng mẹ qua bao mùa ngô, mùa lúa, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ được sinh ra và gắn bó cùng đại ngàn Tây Bắc, trở thành một phần của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc miền núi, là văn hóa truyền đời mà dân tộc nào cũng có, trở thành nền tảng cho âm nhạc dân tộc ngày nay. 

Dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc miền núi luôn là nguồn cảm hứng vô tận và là chất liệu quý giá để các nhạc sĩ sáng tác nên những tác phẩm âm nhạc sống mãi cùng thời gian. Mảnh đất Sơn La giàu truyền thống văn hóa đã và đang sản sinh các thế hệ nhạc sĩ tài năng, đưa âm nhạc dân tộc đi lên cùng năm tháng và vươn tới những tầm cao mới. Họ là những người lớn lên ở bản làng, am hiểu về cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Văn hóa và dân ca ngấm vào máu thịt đã giúp họ có được những cảm nhận sâu sắc nhất về âm nhạc dân tộc để chắt lọc những gì đẹp nhất của các làn điệu dân ca, dân vũ và kết tinh lại trong những tác phẩm âm nhạc mang đậm màu sắc dân tộc, miền núi.

Rất nhiều tác phẩm âm nhạc đã ra đời hàng thập kỷ, nhưng đến nay vẫn được người nghe đón nhận nồng nhiệt. Những người sinh ra và lớn lên ở Sơn La có lẽ đã từng một lần được nghe, được nhớ và ấn tượng với giai điệu trữ tình, mượt mà, sâu lắng của ca khúc “Bến vạn tình yêu”, một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Mùi Hái. Hay những câu hát nhịp nhàng, tươi vui của ca khúc “Đón xuân”, của cố nhạc sĩ Cầm Bích và giai điệu mang đậm âm hưởng núi rừng của “Tình ca bên cối ngàn”, của cố nhạc sĩ Cầm Minh Thuận... Những ca khúc ấy vẫn được cất lên trong những ngày hội vui của bản, cho đến những chương trình biểu diễn nghệ thuật quy mô.

Có thể kể đến hàng trăm sáng tác gắn liền với tên tuổi của các nhạc sĩ gạo cội. Họ là những người đã đặt nền móng vững chắc, khai sáng một hướng đi mới cho âm nhạc dân tộc từng bước phát triển và phổ biến, chiếm được tình cảm yêu mến của không ít người nghe.

Nếu như sáng tác của các nhạc sĩ thời kỳ đầu mang đậm âm hưởng dân ca dân tộc thiểu số, thì một số các nhạc sĩ trẻ hiện nay lại kết hợp cả hai yếu tố dân gian và hiện đại khi viết ca khúc chủ đề về dân tộc và miền núi. Điển hình phải kể đến những tên tuổi quen thuộc gắn liền với những ca khúc viết về Sơn La như: Ta tự hào thành phố Hoa Ban (NSƯT Phạm Hồng Thu); Thành phố Hoa Ban (Bùi Khắc Bạo), Gọi mùa xuân đại ngàn (Mè Hoàng Thanh)... Mỗi nhạc sĩ luôn có cách để thổi hồn cho tác phẩm của mình mang màu sắc riêng, âm hưởng riêng của văn hóa từng dân tộc. Với mỗi bài hát viết về một vùng miền hay một dân tộc, họ đều sử dụng chất liệu chính là giai điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc đó để làm nền hoặc khéo léo đan xen trong cả ca từ và phối khí, ca khúc cũng từ đó mà tự nhiên, gần gũi với người nghe.

Dòng nhạc âm hưởng Sơn La - Tây Bắc những năm gần đây chứng kiến một sự thay đổi táo bạo hơn, với những ca khúc mang hơi hướng đương đại. Trong đó phải kể đến các ca khúc mới của nhạc sĩ trẻ tài năng Minh Đức (Nhà hát ca múa nhạc tỉnh). Với niềm say mê đã ngấm vào máu thịt cùng tình yêu vô tận với âm nhạc dân tộc, nhạc sĩ Minh Đức đã cho ra đời nhiều tác phẩm ghi dấu ấn đặc biệt tại các hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Mới đây nhất là tác phẩm “Khèn ngược” được lấy cảm hứng từ cuộc đời người phụ nữ dân tộc Mông với ca từ thiết tha, giai điệu trầm lắng, da diết; hay tác phảm “Plứt sao sỏn pa” mang âm hưởng đặc trưng của dân ca và văn hóa dân tộc Thái. Đặc biệt là ca khúc “Noọng sao Tây Bắc” (Con gái Tây Bắc) với giai điệu rộn ràng, sôi động, hiện đại nhưng vẫn có “màu” dân gian trong đó được giới trẻ đón nhận và yêu thích.

Đứng trước sự thịnh hành của các dòng nhạc hiện đại, mới lạ và hấp dẫn, âm nhạc dân tộc vẫn có một lối đi riêng khi còn đó những người nghệ sĩ dành tất cả niềm đam mê cho các tác phẩm mang âm hưởng dân gian, dân tộc. Sự cách tân có chọn lọc, biết tiết chế là cách họ đã và đang vận dụng trong sáng tác những ca khúc vừa đáp ứng được thị hiếu nghệ thuật của người nghe thời nay vừa giữ được giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc miền núi trong các tác phẩm. Đây cũng là cách để các nhạc sĩ chân chính góp phần bảo tồn âm nhạc dân tộc - cội nguồn của nhạc Việt.