HƯỚNG dẫn to chức hoạt động giáo dục vận động

GIÁO DỤC PHÁT TRIẾNVẬN ĐỘNG CHO TRẺ MNTriệu Thị Thu Hằng – Phòng GDMNTháng 4/20161MỤC TIÊUSau bài học, học viên nắm được:Nội dung chủ yếu của phần phát triển vận động - lĩnhvực giáo dục phát triển thể chất trong chương trìnhGDMN.Các hoạt động giáo dục phát triển vận động và tổchức thực hiện.Những điểm mới của phần giáo dục phát triển vậnđộngCách tổ chức hoạt động giáo dục phát triển GDVĐcho trẻ theo hướng tích hợp2Hoạt động 1: Thảo luận chungHãy nêu những nội dung chủ yếucủa phần giáo dục phát triển vậnđộng trong Chương trình giáodục mầm non đang thực hiện?3NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬNĐỘNG TRONG TRƯỜNG MNNội dung phát triển vận động bao gồm:+ Phát triển các nhóm cơ: Cơ hô hấp, cơ tay, cơchân, cơ lưng, cơ bụng..+ Phát triển các vận động cơ bản (Vận độngthô): Đi, chạy, nhảy, leo trèo nhanh, chậm, thăngbằng…Trẻ thực hiện các vận động theo nhạc vànhịp điệu theo nhạc bằng lời với các dụng cụ thểdục như bóng, dây, gậy vòng…4NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬNĐỘNG TRONG TRƯỜNG MN5NHỮNG NỘI DUNG PHÁT TRIỂN VẬNĐỘNG TRONG TRƯỜNG MN* Phát triển vận động tinh: Vận độngcủa bàn tay, sự khéo léo của các ngóntay, phối hợp vận động mắt- tay và kỹnăng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ (kéo,bút, đồ chơi…)6Mục tiêuMục tiêu cuối tuổi NT(Mục tiêu về DDSK)Thực hiện được vận động cơbản theo độ tuổi.Có một số tố chất vận độngban đầu (nhanh nhẹn, khéoléo, thăng bằng cơ thể).Có khả năng phối hợp khéoléo cử động bàn tay, ngóntay.Mục tiêu cuối tuổi MG... (Mục tiêu về DDSK)Thực hiện được các vậnđộng cơ bản một cách vữngvàng, đúng tư thế.Có khả năng phối hợp cácgiác quan và vận động; vậnđộng nhịp nhàng, biết địnhhướng trong không gian.Có kĩ năng trong một sốhoạt động cần sự khéo léocủa đôi tay.7Nội dung phát triển vận độngChương trình NT1. Tập động tác phát triểncác nhóm cơ và hô hấp.2. Tập các vận động cơ bảnvà phát triển các tố chấtvận động ban đầu.3. Tập các cử động bàntay, ngón tay và phốihợp tay- mắt.Chương trình MG1. Tập động tác phát triểncác nhóm cơ và hô hấp .2. Tập luyện các kỹ năngvận động cơ bản và pháttriển tố chất vận động.3. Tập các các cử động bàntay, ngón tay, phối hợptay-mắt và sử dụng một sốđồ dùng, dụng cụ.8Nội dung phát triển vận độngĐộng tác PT các nhóm cơ và hô hấp : Thực hiện với các bàiTD sáng và bài tập PTC gồm các động tác thở, động tác tayvai, động tác lưng-bụng-lườn và động tác chân.Tập luyện VĐCB và tố chất vận động : thực hiện với các bàitập đi và chạy; bài tập bò, trườn, trèo; bài tập tung, ném, bắtvà các bài tập bật nhảy.Tập các các cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp mắt-tay và sửdụng một số đồ dùng, dụng cụ bao gồm các cử động, vận độngco duỗi, nắm, mở các ngón tay, bàn tay, các cử động thao táctay đòi hỏi sự chính xác có sự phối hợp của mắt như xếpchồng các vật hoặc xâu luồn dây qua các lỗ nhỏ hay đan tếtcác sợi dây, hoặc cầm bút tô vẽ ...9Kết quả mong đợiĐối với trẻ nhà trẻ1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận độngban đầu3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay ngón tay vàphối hợp mắt- tayĐối với trẻ mẫu giáo1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp2. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chấtvận động3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay ngón tay, phốihợp mắt-tay và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ(Chi tiết xem trong Chương trình giáo dục mầm non)10Hoạt động 2 - Thảo luận chungPhần giáo dục phát triển vậnđộng cho trẻ trong chươngtrình giáo dục mầm non cóđiểm gì mới?11Những điểm mới của phần giáo dụcphát triển vận độngTên gọi:Lĩnh vực phát triển thể chấtGiáo dục phát triển vận động; Hoạt độngphát triển vận động.Nội dung chính của GDPT vận động đượctrình bày cụ thể với 3 nội dungNội dung trình bày theo tính chất của chươngtrình khung chung, có độ mở và giáo viênđược linh hoạt điều chỉnh khi thực hiện chophù hợp với trẻ và thực tế12Những điểm mới của phần giáo dục pháttriển vận độngGiáo viên tự xây dựng kế hoạch, lựa chọn sắpxếp nội dung và thiết kế hoạt độngMỗi nội dung vận động có thể cho trẻ tập nhắclại trong hoạt động học nhất là những vận động đòihỏi về sức mạnh, sức bền của trẻ.Kết quả mong đợi nhằm giúp GV điều chỉnh kếhoạch GD trẻ của mình cho phù hợp để giúp trẻphát triển tốt nhất theo khả năng của trẻ.Tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp và tíchhợp chủ đề.13Thảo luận chungGiáo dục phát triển vận động chotrẻ trong trường mầm non quanhững hoạt động nào? Để tổ chức hoạt động phát triểnvận động cho trẻ cần phải làm gì?14HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂNVẬN ĐỘNG-Giờ học thể dụcThể dục sángPhút thể dục (thể dục chống mệt mỏi)Trò chơi vận động, trò chơi thể thaoDạo chơiTuần lễ sức khỏeNgày Hội thể dục thể thaoGiáo dục PTVĐ cá nhânCác hoạt động GDPTVĐ tinh15I. GIỜ THỂ DỤC1. Giờ thể dục: là hình thức cơ bản để tổ chức hoạtđộng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trườngMN. Trong giờ thể dục giáo viên cung cấp (rèn luyện)cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vận động có mục đích,có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch2. Nội dung vận động của giờ thể dục-Xác định đúng trọng tâm –đó là bài tập cơ bản củaphần trọng động, lựa chọn đảm bảo nguyên tắc:+ Nguyên tắc hệ thống+ Nguyên tắc phát triển+ Nguyên tắc vừa sức16I. GIỜ THỂ DỤCXác định nội dung hỗ trợ+ chọn động tác của bài tập phát triển chung chogiờ thể dục.+ Chọn vận động cơ bản cho phần khởi động:luyện các bài tập đi, chạy đơn giản, nhẹ nhàng,tương ứng với yêu cầu của từng độ tuổi.17I. GIỜ THỂ DỤC3. Cấu trúc, nội dung và phương pháp hướng dẫngiờ thể dục.- Cấu trức giừo thể dục gồm 3 phần:+ Khởi động+ Trọng động+ Hồi tĩnhMỗi phần giải quyết một nhiệm vụ nhất định phùhợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập vận độngvà cách thức tiến hành phù hợp.18II. THỂ DỤC SÁNG1. Thể dục sáng: là hình thức cơ bản trong các hình thức pháttriển vận động cho trẻ. Thể dục sángdduwowcj tiến hành vàosáng sớm và tốt nhất là cho trẻ tập ngoài trời, nơi có không khíthoáng mát.Trong giờ thể dục có thể cung cấp các kỹ năng kỹ xảo vậnđộng cho trẻ.Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:- Các động tác hô hấp- Động tác phát triển cơ bả vai, cơ tay.- Động tác phát triển cơ lưng, bụng, lườn.- Động tác phát triển cơ chân.Khuyến khích các nhà trường cho trẻ tập các bài tập thể dụcnhịp điệu, aerobic trong giờ thể dục sáng19II. THỂ DỤC SÁNG2. Nội dung vận động của thể dục sáng* Lưu ý lựa chọn các động tác phát triển chungcho thể dục sáng+ Là động tác được làm quen trên giờ thể dục trướcđó. Trong 1 tháng cần thay đổi một số động tác troangbuổi thể dục sáng để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ+ Các động tác được lựa chọn phải được tác độngtoàn diện lên các nhóm cơ chính của cơ thể trẻ và pháttriển hệ hô hấp+ Trật tự các động tác: Hô hấp, tay, lưng, bụng –lườn, chân+ Số lượng động tác theo yêu cầu độ tuổi* Nội dung vận động (TL Tr 21)20II. THỂ DỤC SÁNG3. Cấu trúc và phương pháp hướng dẫnKhi cho trẻ tiến hành bài tập thể dục sángphải đảm bảo các phần:( Khởi động- Trọngđộng, hồi tĩnh) Thời gian phù hợp với lứa tuổi.21III. PHÚT THỂ DỤC (thể dục chống mệt mỏi)1.Vai trò của phút thể dụcPhút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa 2hoạt động hay ngay trong giờ hoạt động, sau khi trẻ ngủdậy giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở nên tỉnhtáo hơn…2. Yêu cầu lưa chọn nội dung cho phút thể dục.+ Gồm các động tác vận động hay động tác pháttriển chung mà trẻ đã quen thuộc+ Yêu cầu thực hiện vận động đơn giản, tất cả đềuthực hiện được với lượng vận động như nhau22III. PHÚT THỂ DỤC (thể dục chống mệt mỏi)+ Chọn động tác nhằm tác động đến cácnhóm cơ chính trong cơ thể+ không yêu cầu về phuơng tiện, dụng cụ tậpluyện (chủ yếu là các động tác tay không).3. Phương pháp hướng dẫn.Cô dùng mệnh lệnh (mẫu giáo 3-4 tuổi) vàkhẩu lênh (mẫu giáo 4-5 và 5-6) cho trẻ tiếnhành tại chỗ kết hợp với trò chơi, hành động môphỏng theo hình ảnh, câu truyện và bài hát âmnhạc với tiết tấu phù hợp.23IV. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG1.Vị trí vai trò của trò chơi vận độngTrò chơi vận động là hình thức hoạt độngphát triển vận động có hiệu quả nhất vì:+ Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ thamgia+ Trò chơi vận động có tác dụng hoàn thiệnkỹ năng vận động cho trẻVí dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻcó thể sử dụng trò chơi vận động “Mèo và chimsẻ” hay “Chim sẻ và ô tô”24IV. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG+ Trò chơi vận động giúp trẻ tự điều chỉnh nhịp điêu,lượng vận động khi tham gia trờ chơi nên không bị mệtmỏi+ Trò chơi vận động làm thay đổi trạng thái cơ thể giữacác hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, đemlại sự vui vẻ thoải mái cho trẻ.+ Trò chơi vận động ảnh hưởng đến tính cách, khí chấtcủa trẻ. Trong khi chơi trẻ thể hiện hành vi, nét mặt củamình và phải tuân theo qui tắc của trò chơi. Những quitắc đó hình thành tính trung thực, lòng dũng cảm, kiêntrì ở trẻ25

HƯỚNG dẫn to chức hoạt động giáo dục vận động

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 13 Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 13 bài số 1. Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được hiểu như thế nào?

Hiện nay, ở mỗi con người đều có sự khác biệt về: Điều kiện sống, hoàn cảnh, thể chất, năng lực, … ngay cả trẻ em cũng vậy.

Mỗi trẻ đều có một sự khác biệt về hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện gia đình và học tập, … Chính vì thế, mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, mối quan hệ xã hội, trí tuệ, tình cảm, tâm lý, … Điều này đồng nghĩa với việc từng trẻ sẽ có hứng thú, cách học và trình độ học tập khác nhau.

HƯỚNG dẫn to chức hoạt động giáo dục vận động

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì? Nguyên tắc và bản chất của phương pháp

Chính vì thế, người lớn cần chú ý những điều xảy ra trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của trẻ. Những trải nghiệm đầu đời của trẻ cần phải phù hợp với mức độ phát triển. Đồng thời phải xây dựng dựa trên những cơ sở mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được. Chính vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng, không được dạy những gì quá khó đối với trẻ.

Vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

“Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, các giáo viên mầm non hiện nay đã tiếp cận phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với học tập và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ:

Bản chất quan điểm Giáo dục trẻ làm trung tâm là gì?

– Dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ. Tuy nhiên, bạn phải tin tưởng vào chúng và hy vọng chúng có thể đạt được những thành công, tiến bộ.

– Tạo những cơ hội học cho trẻ bằng những cách khác nhau và cả hoạt động vui chơi.

– Phản ánh sự phát triển của từng trẻ và xây dựng trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo những gì?

– Cần tạo cho trẻ những hứng thú, thế mạnh, khả năng, nhu cầu của từng trẻ. Đồng thời người lớn đều phải tạo cho bé cơ hội được hiểu, được đánh giá đúng và cần được tôn trọng.

– Luôn hướng đến cho mỗi đứa trẻ một cơ hội tốt nhất để có thể thành công.

– Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội học khác nhau, đặc biệt là thông qua việc vui chơi.

Để thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần làm gì?

– Các giáo viên cần dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú và thế mạnh của trẻ. Từ đó có thể xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ.

– Cần đặt niềm tin vào những đứa trẻ và tin rằng mọi trẻ đều có thể tiến bộ và thành công.

– Có nhiều phương pháp để dạy học có hiệu quả cho trẻ. Trong đó, phương pháp được áp dụng nhiều nhất là các hoạt động vui chơi. Vì vui chơi sẽ làm cho trẻ có thể khám phá, tưởng tượng, sáng tạo, và tương tác với bạn bè…

– Xây dựng các kế hoạch dựa trên những gì mà trẻ đã được biết và có thể làm được. Các kế hoạch giáo dục trẻ phải phản ánh được từng mức độ phát triển của mỗi đứa trẻ.

HƯỚNG dẫn to chức hoạt động giáo dục vận động

Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Sự quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Hiện nay, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng vào chương trình giáo dục mầm non trên cả nước. Đặc biệt, phương pháp này được áp dụng nhiều ở những thành phố lớn.

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã làm cho nhiều phụ huynh thấy được những ưu điểm mà nó mang lại con con mình. Đây phương pháp lấy trẻ làm trung tâm đang phát triển và dần tạo nên một nền móng vững chắc.

Những nền tảng đầu đời rất quan trọng để nâng bước chân của trẻ vững chắc khi bước vào đời. Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn đánh giá phương pháp giáo dục này mang nhiều giá trị nhân văn và giá trị tinh thần vô cùng to lớn.

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 13 bài số 2. Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân tạo nền móng cho các bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân cách trẻ thơ.

1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 3- 4 TUỔI

Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Phương pháp cũ lấy phương pháp dùng lời là chính và trẻ làm theo những gì giáo viên yêu cầu đã quá lỗi thời. Việc thực hiện giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức, giáo viên vẫn còn nói nhiều, hướng dẫn nhiều mà chưa chú trọng đến việc thực hành trao đổi dẫn đến trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động học tập, hiệu quả hoạt động học chưa cao.

Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, trẻ mới đi học, khả năng tập trung chú ý chưa cao trẻ đang trải qua giai đoạn: “ Khủng hoảng tuổi lên ba”, trẻ muốn được làm những gì trẻ thích theo cách riêng của mình nên việc thực hiện giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” là một điều quan trọng và cần thiết.

Mục tiêu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:

Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động, chủ động tham gia hoạt động, biết trao đổi, chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình. Trẻ thích được tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng, biết phối hợp làm việc trong nhóm nhỏ. Trẻ nắm vững các kỹ năng cơ bản và vận dụng linh hoạt vào thực tế.

Giáo viên tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi trẻ.

Cô giáo…………..đã tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm và tổ chức một số hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp mẫu giáo 3 tuổi C, trường mầm non ……………. với các biện pháp như:

  • Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục
  • Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động chú trọng tới khả năng thực hành trải nghiệm, thí nghiệm
  • Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ trong và ngoài lớp học.
  • Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
  • Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động giáo dục dưới hình thức thi đua, khen thưởng
  • Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Kết quả đạt được:

HƯỚNG dẫn to chức hoạt động giáo dục vận động

Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

Đối với học sinh:

Trẻ thích thú hơn khi gia gia hoạt động, không nói chuyện riêng trong giờ học. Các con tự nguyện và thích được chia sẻ cùng cô giáo, bạn bè. Trẻ gần gũi với cô hơn, sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với cô giáo, với bạn, với những người thân trong gia đình, biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình không còn nhút nhát, rụt rè, biết tự khởi xướng trò chơi, biết thảo luận theo nhóm nên kết quả hoạt động theo nhóm rất tốt. Trẻ tò mò ham hiểu biết hơn, thích được tham gia các hoạt động khám phá trải nghiệm. Có thói quen học tập và thực hiện yêu cầu của cô giáo.

Đối với giáo viên và phụ huynh:

Cô giáo tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong giảng dạy, cô chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Bản thân cô giáo có thêm kinh nghiệm trong phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ. Cha mẹ thấu hiểu tâm lý của con hơn, biết phối hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

Phụ huynh cũng tôn trọng khả năng và ý thích tích cực của trẻ, thường xuyên thực hiện công việc cùng con và để con nêu ra ý tưởng mới để phát triển tư duy cho trẻ. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn. Đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ.

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản có hệ thống như ở phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ hoạt động, trải nghiệm, vui chơi từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.

Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.

Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao.

Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ.

Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Module MN1Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thong qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Cô giáo……….. đã tìm tòi, nghiên cứu thực nghiệm và tổ chức một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp 5 tuổi A, trường mầm non ……………. như sau:

  • Biện pháp 1: Tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân
  • Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, hấp dẫn và tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  • Biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động của trẻ.
  • Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ.
  • Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt động cho trẻ.
  • Biện pháp 6: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động.

Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A, trường Mầm non ……………..

* Kết quả đạt được:

Đối với trẻ:

Hình thành cho trẻ mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, chất lượng của trẻ qua các hoạt động được nâng cao rõ rệt, ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được nâng cao, trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có thể giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ ràng, mạch lạc hơn.

Nhìn vào những lợi ích đã đạt được thông qua việc thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A, trường mầm non …………….” thì trẻ lớp tôi đã đạt được các mục tiêu chất lượng giáo dục qua các lĩnh vực phát triển cụ thể như sau:

  1. Về lĩnh vực phát triển thể chất trẻ đạt 32/ 33 trẻ = 97%
  2. Về lĩnh vực phát triển nhận thức trẻ đạt 32/33 trẻ = 97%
  3. Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100%
  4. Về lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100%
  5. Về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100%

Với những kết quả như trên trẻ lớp tôi đã đạt được các mục tiêu giáo dục của độ tuổi, 100% trẻ lớp 5 tuổi A đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non năm học…………

Đối với giáo viên:

Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoạt động ở trường cho trẻ.

Luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, có kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”.

Đối với phụ huynh:

Phụ huynh cảm thấy an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường, lớp mầm non, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức, nhiệt tình đóng góp đồ dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải phục vụ cho việc làm đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ.

Qua đó, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.

Xem thêm:

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong phát triển ngôn ngữ