Hướng dẫn hạch toán xây dựng cơ bản

Kế toán xây dựng công trình được biết đến là công việc với nhiều nghiệp vụ rắc rối, kế toán mất thời gian dài để theo dõi. Có nhiều nghiệp vụ phát sinh, đòi hỏi kế toán phải nắm chắc kiến thức và có kinh nghiệm xử lý.

Quy trình kế toán xây dựng công trình

Quy trình thực hiện nghiệp vụ kế toán xây dựng công trình bao gồm từ khi kế toán phải xem xét hồ sơ công trình đến khi công trình hoàn thành.

1. Xem xét hồ sơ

Các hợp đồng xây dựng được ký, thường đi kèm với dự toán chi phí. Dự toán được xây dựng trên cơ sở khối lượng công việc, định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu và nhân công theo Định mức xây dựng của Nhà nước ban hành.

Thông thường cần những hồ sơ và số liệu sau:

  • Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư [hoặc báo cáo đầu tư] kèm theo hồ sơ dự án khả thi;
  • Tổng dự toán:

+ Bảng tổng hợp kinh phí dự toán

+ Dự toán của các hạng mục công trình và tổng dự toán của toàn bộ công trình.

+ Bảng giá trị vật tư thi công theo hạng mục, theo công trình

+ Bảng tổng hợp tính và chênh lệch giá trị vật tư thi công

+ Bảng phân tích vật tư theo hạng mục công trình 

  • Hồ sơ thầu, giá thầu [nếu có]
  • Hợp đồng xây dựng và các phụ lục liên quan

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike miễn phí

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phần mềm.

ĐĂNG KÝ NGAY

2. Định mức vật tư

Dựa vào 2 bảng Giá trị vật tư thi công và Tổng hợp tính và chênh lệch giá trị vật tư thi công, kế toán sẽ thấy được khối lượng vật tư cần thiết cho từng hạng mục và công trình.

Kế toán cần lưu ý, giá của vật tư không được quá cao so giá trên dự toán. Đồng thời cũng phải phù hợp với giá cả trên thị trường, nếu không muốn bị bóc chi phí khi kiểm toán hay quyết toán.

Xây dựng một Bảng tổng hợp kinh phí kế toán, xác định rõ các khoản mục sau:

  • Nguyên vật liệu
  • Nhân công
  • Máy thi công
  • Chi phí quản lý chung

3.  Xác định và hạch toán các chi phí

  • Vật tư thi công có thể được đưa thẳng xuống công trình, cũng có thể nhập kho. Kế toán cần quản lý và đối chiếu vật tư đưa vào từng công trình để hạch toán chính xác.
    Hồ sơ mua NVL trực tiếp bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng

+ Hóa đơn

+ Phiếu xuất kho bên bán [BB giao nhận] và Phiếu nhập kho

+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

+ Chứng chỉ chất lượng [nếu cần]

  • Nhân công trong giá thành xây dựng chính là nhân công trực tiếp. Chi phí được tính trên định mức xây dựng.
    Hồ sơ gồm:

    + Hồ sơ lao động

    + Hợp đồng lao động

    + Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc

    + Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN

    + Bảng chấm công, bảng lương

  • Căn cứ vào dự toán được duyệt, kế toán sẽ thấy được chi phí máy thi công. Máy thi công được tính cho từng loại máy, và số ca máy. Chi phí máy thi công bao gồm nhiên liệu, khấu hao máy, lương lái máy, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy.
    Hồ sơ gồm:
    Lương lái máy thì chuẩn bị giấy tờ như phần chi phí nhân công.

Thủ tục với chi phí nhiên liệu bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán, hóa đơn mua, PNK,PXK

+ Sổ nhật trình máy [Bảng theo dõi ca xe máy]

+ Định mức tiêu hao nhiên liệu [do giám đốc ban hành]

  • Chi phí quản lý chung
    Bao gồm: chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý…và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình
    Hồ sơ gồm +Hóa đơn

    +Phiếu chi

Hồ sơ lương cho quản lý các bộ phận:
+ Hồ sơ lao động

+ Hợp đồng lao động

+ Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc

+ Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN

+ Bảng chấm công, bảng lương

2 trường hợp xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng là:

+ Căn cứ vào tiến độ do hai bên thống nhất

+ Căn cứ vào biên bản xác nhận khối lượng công trình và hóa đơn đã lập

Cách hạch toán kế toán xây dựng công trình theo thông tư 133 và thông tư 200

Quy trình Hạch toán theo thông tư 133 Hạch toán theo thông tư 200
1/ Hạch toán mua nguyên vật liệu:

Nợ TK 152 [chi tiết theo từng vật tư ]

Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 111,112,331

Nợ TK 152 [chi tiết theo từng vật tư]

Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 111,112,331

2/ Khi xuất nguyên vật liệu thi công:

Nợ TK 154 – NVL

Có TK 152

Nợ TK 621  – NVL trực tiếp

Có TK 152

1/ Cuối tháng tính lương phải trả công nhân

Nợ TK 154 – Chi phí NC trực tiếp

Có  TK 334

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK  334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí

 Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

 Nợ TK 622

Có  TK 3383, 3384, 3386

1/ Cuối tháng tính lương phải trả cho lái máy

Nợ TK 154 – Chi phí nhân công máy thi công

Có TK 334

Nợ TK 6231 – Chi phí nhân công máy thi công

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí:

 Nợ TK 154

Có TK 3383, 3384, 3385

Nợ TK 6231

Có  TK 3383, 3384, 3386

3/ Cuối tháng trích khấu hao máy thi công:

Nợ TK 154

Có TK 214

Nợ TK 6234

Có TK 214

4/ Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:

Nợ TK 154

Có TK 152

Nợ TK 6232

Có TK 152

5/ Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng thuê máy:

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

Nợ TK 6237

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

1/ Cuối tháng tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình

Nợ TK 154 – CPSXC

Có TK 333

Nợ TK 6271 – CPSXC

Có TK 334

2/ Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận quản lý công trình tính vào chi phí

Nợ TK 154 – CPXSC

Có 3383, 3384, 3386

Nợ 6271 – CPXSC

Có 3383, 3384, 3386

3/ Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ phục vụ BP quản lý công trình

Nợ TK 154

Có TK 214

Nợ TK 6274

Có TK 214

4/ Các chi phí chung khác

Nợ TK 154

Nợ 1331

Có TK 111, 112, 331

Nợ TK 627

Nợ 1331

Có TK 111, 112, 331

Tóm lại

Có thể thấy kế toán xây dựng công trình là một loại hình tương đối phức tạp. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hình dung ra được quy trình và cách hạch toán kế toán nghiệp vụ liên quan đến xây dựng công trình.

Đọc thêm: Tổng hợp quy trình hạch toán kế toán nhà hàng 

Các nghiệp vụ kế toán trong công ty dịch vụ

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike miễn phí

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phần mềm.

ĐĂNG KÝ NGAY

Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ở Đơn vị Chủ đầu tư được nêu rõ tại Thông tư 95/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2012. Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm Thông tư 95/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư

KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

I. Tài khoản 241 - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

Tại các đơn vị chủ đầu tư, Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được theo dõi thông qua tai khoản 241

Tài khoản kế toán này dùng để phản ánh chi phí đầu tư xây dựng và tình hình quyết toán vốn đầu tư ở các BQLDAĐT được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng.

II. Nguyên tắc kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

1- Chi phí đầu tư xây dựng và quyết toán vốn đầu tư tại đơn vị Chủ đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đều được phản ánh trên TK 241 “Chi phí đầu tư xây dựng”.

Đối với những dự án, tiểu dự án thành phần có nhiều hạng mục công trình [hoặc nhóm hạng mục công trình] khi hoàn thành nếu độc lập vận hành đưa vào khai thác sử dụng được phép quyết toán hạng mục [hoặc nhóm hạng mục công trình] thì BQLDAĐT có thể tạm tính giá tài sản hình thành qua đầu tư nhưng sau đó phải điều chỉnh theo giá chính thức được phê duyệt khi toàn bộ dự án hoàn thành.

2- Tài khoản 241 - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản mở chi tiết theo từng dự án, tiểu dự án, dự án thành phần, mỗi dự án mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình [hoặc nhóm hạng mục công trình] và phải hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí, bao gồm:

- Chi phí xây dựng;

- Chi phí thiết bị;

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Chi phí quản lý dự án;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- Chi phí khác.

a] Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm hiện trường để ở và điều hành thi công.

b] Chi phí thiết bị bao gồm: Chi mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ [nếu có]; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác.

c] Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng [nếu có]; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật [nếu có];

d] Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

đ] Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan.

e] Chi phí khác bao gồm: chi phí đi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác liên quan đến đầu tư xây dựng công trình;…

Về nguyên tắc việc phân loại nội dung chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định của quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành, nhưng BQLDAĐT có thể theo dõi chi tiết chi phí đầu tư xây dựng theo nội dung chi phí cần quản lý. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng kế toán phải xác định giá trị các tài sản hình thành qua đầu tư gồm: tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, các chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, thiệt hại cho phép không tính vào giá trị công trình.

3- Chi phí đầu tư xây dựng phản ánh trên TK 241 không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu chi phí đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Chi phí đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ dùng cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí đầu tư xây dựng bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.

III. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Bên Nợ:

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dự án thực tế phát sinh [kể cả các khoản thiệt hại nếu có].

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt;

- Các khoản ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng dự án.

Dư Nợ:

- Chi phí đầu tư xây dựng dở dang.

- Giá trị công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán.

IV. Kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu chi phí đầu tư xây dựng ở bản tại đơn vị chủ đầu tư

1- Khi nhận giá trị khối lượng xây dựng hoặc lắp đặt, công tác tư vấn, chi phí khác [Chi phí thiết kế, tư vấn …] hoàn thành do các nhà thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng, hoá đơn, ghi:

- Nếu chi phí đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng [Chi phí chưa có thuế GTGT]

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 - Phải trả cho người bán [Tổng giá thanh toán].

- Nếu chi phí đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng [Chi phí chưa có thuế GTGT]

Có TK 331 - Phải trả cho người bán [Tổng giá thanh toán].

2- Khi BQLDAĐT xuất kho thiết bị không cần lắp giao cho bên thi công, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

3- Đối với thiết bị cần lắp, khi có khối lượng lắp đặt hoàn thành của bên nhận thầu bàn giao, được nghiệm thu và chấp thuận thanh toán, thì giá thiết bị đưa đi lắp được tính vào chỉ tiêu thực hiện đầu tư, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

4- Khi các bên nhận thầu xây lắp quyết toán với BQLDAĐT về giá trị nguyên vật liệu, thiết bị đã nhận sử dụng cho công trình, thiết bị cần lắp đặt đã lắp đặt xong, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu [1522, 1524]

5- Khi BQLDAĐT trực tiếp chi các khoản chi phí khác như chi phí khởi công, đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, tiền thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có các TK 111, 112.

6- Trường hợp BQLDAĐT không trực tiếp thực hiện việc đền bù mà việc đền bù do các tổ chức chuyên trách của địa phương thực hiện, khi các tổ chức chuyên trách đền bù quyết toán chi phí đền bù với BQLDAĐT, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 138 - Phải thu khác [1388] [Trường hợp đã tạm ứng tiền]

Có các TK 111, 112 [Trường hợp phải cấp thêm khi quyết toán].

7- Khi phân bổ chi phí BQLDAĐT cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 642 - Chi phí BQLDAĐT.

- Khi bàn giao công cụ, dụng cụ cho bên thi công sử dụng cho công trình [hạng mục công trình], ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

9- Khi phát sinh các khoản chi phí bảo lãnh trong thời gian thực hiện dự án đầu tư, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác [3388].

10- Khi xuất bán sản phẩm sản xuất thử hoặc chạy thử có tạo ra sản phẩm:

+ Trường hợp giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 154, 155

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

+ Trường hợp giá bán lớn hơn giá thành sản xuất, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 154, 155

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [33311].

11- Khi kết chuyển chi phí chạy thử không thu được sản phẩm vào chi phí đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 154 - Chi phí sản xuất thử dở dang.

12- Trường hợp chạy thử không tải thì toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 241:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 111, 112, 331…

13- Khi phát sinh các khoản chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ …, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 111, 112, 331…

14- Đối với hoạt động đấu thầu:

- Khi thu tiền bán hồ sơ mời thầu, ghi:

Nợ TK 111, 112, 138

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

- Chi phí cho hoạt động đấu thầu, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 111, 112, 331…

15- Chi phí lãi vay phát sinh đủ tiêu chuẩn được vốn hoá do Chủ đầu tư thông báo cho BQLDAĐT, ghi:

Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Có TK 336 - Phải trả nội bộ.

16- Khi phát sinh các khoản thu hồi [vật liệu nhập lại, các khoản chi phí không hợp lý khi phát hiện được bị loại bỏ, ghi giảm chi phí đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 152, 154, 155, 138, 331

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng.

17- Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thu tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, nếu được ghi giảm giá trị công trình, dự án, ghi:

Nợ TK 111, 112, 138, 331

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng.

19- Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, căn cứ hồ sơ bàn giao, kế toán BQLDAĐT:

19.1- Trường hợp BQLDAĐT đã quyết toán công trình rồi mới bàn giao cho Chủ đầu tư, ghi:

- Nếu TSCĐ hình thành qua đầu tư đã được quyết toán và hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế , ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ [Phần chi phí đầu tư xây dựng được phê duyệt quyết toán kể cả chi phí được duyệt bỏ [nếu có]]

Nợ TK 138 - Phải thu khác [1388] [Phần chi phí đầu tư xây dựng không

được phê duyệt phải thu hồi]

Nợ TK 331, 333, 336 ….

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng [Chi phí chưa có thuế GTGT]

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112 …

- Nếu TSCĐ hình thành qua đầu tư sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ [Phần chi phí đầu tư xây dựng được phê duyệt quyết

toán kể cả chi phí được duyệt bỏ [nếu có]]

Nợ TK 138 - Phải thu khác [1388] [Phần chi phí đầu tư xây dựng không

được phê duyệt phải thu hồi]

Nợ TK 331, 333, 336, …

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng [Chi phí có thuế GTGT].

Có TK 111, 112 …

19.2- Trường hợp công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán, ghi:

a. Nếu tài sản sử dụng cho BQLDAĐT, ghi:

- Ghi nhận TSCĐ hoàn thành bàn giao theo giá tạm tính

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình [Theo giá tạm tính]

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

- Khi quyết toán công trình được phê duyệt, ghi:

+ Nếu giá được quyết toán lớn hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có các TK liên quan.

+ Nếu giá được quyết toán nhỏ hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

b. Nếu TSCĐ phải chuyển cho Chủ đầu tư kế toán kết chuyển toán bộ chi phí đầu tư xây dựng thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ

Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng

Việc quyết toán giá trị công trình do Chủ đầu tư thực hiện.

Qua bài viết này, Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc về Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ở Đơn vị Chủ đầu tư

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Video liên quan

Chủ Đề