Hội côn sơn kiếp bạc ngày bao nhiêu

Sáng 30/9, tại đền thờ Nguyễn Trãi [thành phố Chí Linh], tỉnh Hải Dương trang trọng tổ chức dâng hương tưởng niệm 581 năm ngày mất Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương, đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023 đã ôn lại thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Diễn văn thể hiện sự trân trọng lịch sử, ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc và giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ và tôn vinh các bậc tiền nhân có công lao trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương dâng hương tưởng niệm 581 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng Long. Thân phụ ông là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán ở làng Chi Ngại [nay thuộc phường Cộng Hòa, TP Chí Linh], sau dời đến làng Ngọc Ổi [nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, TP Hà Nội].

Thân mẫu ông là Trần Thị Thái - con gái của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Tuổi thơ Nguyễn Trãi sống với ông ngoại ở Thăng Long và Côn Sơn.

Nguyễn Trãi sớm nổi tiếng là người tài đức và chí lớn. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, năm sau ra nhận chức Ngự sử đài chánh trưởng dưới triều Hồ.

Từ năm 1407, đất nước ta dưới ách đô hộ của giặc Minh, Nguyễn Trãi đến Lam Sơn tụ nghĩa, dâng Bình Ngô sách, dốc tâm huyết, một lòng thành giúp Bình Định Vương Lê Lợi. Ông trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, giải phóng đất nước ở thế kỷ XV.

Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô đại cáo - một bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, áng thiên cổ hùng văn tổng kết tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Đền thờ Nguyễn Trãi tại khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Tối và đêm nay [30/9], tại khu Di tích Kiếp Bạc sẽ diễn ra Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; Lễ khai hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023; khai mạc Tuần Văn hóa du lịch và Xúc tiến thương mại; Lễ khai ấn đền Kiếp Bạc. Những ngày tiếp theo sẽ diễn ra các hoạt động lớn như Lễ cầu an và hội hoa đăng; diễn xướng hội quân trên sông Lục đầu cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các trò chơi dân gian độc đáo.

Trước đó, tối ngày 28/9, thành phố Chí Linh đã tổ chức khai mạc tuần lễ Festival Chí Linh - Hải Dương 2023 với rất nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn, hoành tráng và độc đáo thu hút hàng chục nghìn du khách tham dự.

Đúng 7 giờ 30, đội tế cùng nhân dân và du khách thập phương thành kính tiến vào sân nhà Bạc đền Kiếp Bạc dâng hương, hoa nghi vật phẩm, lễ chay, lễ mặn lên Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Đội tế gồm các bô lão địa phương tế kỳ phúc cầu an cho nhân dân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bệnh tật tiêu trừ, thế giới hòa bình; cầu mong lễ hội mùa thu diễn ra suôn sẻ.

Đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Chí Linh dâng hương tại Lễ cáo yết mở hội mùa thu

Đây là nghi lễ cổ truyền quan trọng, là nghi lễ đầu tiên, mở màn cho hàng loạt sự kiện đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với trên 60 gian hàng của Hải Dương và các tỉnh, thành phố. Cùng với đó là Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đêm cùng ngày sẽ là Lễ khai ấn đền Kiếp Bạc; Lễ hội quân trên sông Lục Đầu tái hiện hào khí Đông A; lễ cầu an, thả hoa đăng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu siêu anh linh quân dân các triều đại ngã xuống vì đất nước, cầu cho linh hồn quân giặc trận vong siêu thoát...

Sáng 24/9, mặc dù chưa vào chính lễ song đã có hàng vạn du khách trong và ngoài tỉnh đến với di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc. Quốc lộ 37 vào Côn Sơn, Kiếp Bạc được trải nhựa, mở rộng giúp du khách đến với 2 khu di tích thuận lợi và an toàn hơn so với các mùa lễ hội trước.

Dù chưa vào chính hội song đã có hàng vạn du khách đến với di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ngay sau Lễ cáo yết, đoàn trống hội tỉnh Bắc Ninh với trên 30 tay trống tổ chức biểu diễn tại sân nhà Bạc.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc 2023 có nhiều nội dung mới, lần đầu tiên tái hiện cảnh Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên Mông trên Lục Đầu giang.

Quang cảnh Lễ hội quân trên sông Lục Đầu. [Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN]

Đã thành thông lệ, trung tuần tháng Tám âm lịch hàng năm là dịp diễn ra Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc [thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương], kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo [20/8 âm lịch] và ngày mất của Anh hùng Dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi [16/8 âm lịch].

Lễ hội mùa Thu Đền Kiếp Bạc đã có từ cách đây hơn 720 năm với nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian rất nổi tiếng như lễ rước cỗ tiến thánh, lễ hội quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, tục hầu Thánh, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, cùng nhiều trò chơi dân gian khác như đấu vật, đua thuyền, bắt vịt, thổi cơm, thi nhảy phỗng…, thu hút hàng vạn du khách và nhân dân thập phương về trảy hội và tưởng nhớ các bậc vĩ nhân.

Năm nay, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc diễn ra trong 11 ngày, từ ngày 24/9-4/10 [10-20/8 âm lịch], tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, kết hợp với Tuần Văn hóa Du lịch và giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt, thông qua lễ hội sẽ tăng cường quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương đang cùng với các tỉnh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn-Kiếp Bạc là Di sản Thế giới.

Lễ hội sẽ mở đầu bằng Lễ dâng hương và Tế cáo yết vào ngày 24/9 [tức 10/8 âm lịch] và kết thúc vào ngày 4/10 [20/8 âm lịch] với Lễ rước bộ, Lễ tế và Giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Các hoạt động chính của lễ hội sẽ tập trung từ ngày 30/9 đến 4/10 [tức 16-20/8 âm lịch].

Vào sáng 30/9 sẽ là Lễ rước, Lễ dâng hương tưởng niệm 581 năm ngày mất của Anh hùng Dân tộc-Danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; Lễ tế tại Đền thờ Nguyễn Trãi và Đền thờ Trần Nguyên Đán [Khu Di tích Côn Sơn]

Tối 30/9 sẽ khai mạc đồng thời các sự kiện Lễ tưởng niệm 723 năm Ngày mất của Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo; Lễ khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023; Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023.

Lễ ban ấn Đền Kiếp Bạc. [Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN]

Nét mới của lễ hội năm nay là Lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng Dân tộc Trần Hưng Đạo sẽ được mở đầu với hoạt cảnh ‘Hùng khí Lục Đầu giang,’ nhằm tái hiện cảnh Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương chỉ huy, chiến đấu chiến thắng giặc Nguyên Mông.

[Di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc trong hành trình trở thành Di sản Thế giới]

Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023 được tổ chức trên đê sông Lục Đầu và có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với 65 gian hàng, trong đó có 35 gian hàng bày bán các sản phẩm du lịch, nông sản đặc trưng của Hải Dương và 30 gian hàng của các địa phương trong cả nước.

Đêm 30/9, vào lúc 23h sẽ là Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc.

Lễ hội quân trên sông Lục Đầu diễn ra sáng 1/10; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh được tổ chức tối cùng ngày tại Khu Di tích Kiếp Bạc.

Tối 2/10 là Lễ cầu an và Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu.

Quang cảnh lễ cầu an và hội hoa đăng. [Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN]

Trong khuôn khổ lễ hội, Ban Tổ chức sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

Đi liền với Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2023, thành phố Chí Linh lần đầu tiên tổ chức Festival Chí Linh-Hải Dương với chủ đề “Tinh hoa hội tụ-Khát vọng tỏa sáng.”

Festival diễn ra từ ngày 24/9-4/10 tại Quảng trường Sao Đỏ, Khu di tích Quốc gia Đền Mẫu Sinh-Đền Thánh Hóa và Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Khu Di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc là một danh thắng có núi sông hòa hợp, sơn thanh thủy tú, phong cảnh hữu tình, là nơi hội tụ nhiều giá trị về văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc và phong phú, một địa chỉ văn hóa tâm linh quan trọng trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

Giá trị của di tích, về danh nhân và vùng đất này gắn với thiền phái Trúc Lâm và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ 8.

Sự giàu có về các giá trị văn hóa vật thể hội tụ cùng những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc thể hiện ở các lễ hội gắn với di tích là lý do nơi đây thu hút hàng chục vạn lượt du khách mỗi năm.

Lễ rước văn từ nhà thờ Tổ Chùa Côn Sơn sang Đền Nguyễn Trãi. [nh: Mạnh Minh/TTXVN]

Trải qua bao biến thiên lịch sử, các di tích và những lễ hội truyền thống ở Côn Sơn-Kiếp Bạc còn vẹn nguyên các giá trị và có sức thu hút đặc biệt.

Năm 2012, Côn Sơn-Kiếp Bạc đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đặc biệt. Lễ hội Chùa Côn Sơn và Lễ hội Đền Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Quốc gia.

Để nâng tầm giá trị của di tích, tỉnh Hải Dương cùng hai tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang hiện đang khẩn trương phối hợp xây dựng Hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” để trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới./.

Chủ Đề