Học viện Hàng không tên Tiếng Anh

Vị trí pháp lý

2. Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam.

3. Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự,… theo quy định của pháp luật. Học viện Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước.

Bạn đang xem: Học viện hàng không tiếng anh là gì

4. Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Tên giao dịch của Học viện Hàng không Việt Nam

- Tiếng Việt: HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (viết tắt là: HVHKVN)

- Tiếng Anh: VIETNAM AVIATION ACADEMY (viết tắt là: tracnghiem123.com)

- Ngày truyền thống: Ngày 24 tháng 03.

- Logo:

Học viện Hàng không tên Tiếng Anh

Nhiệm vụ, quyền hạn

Thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Học viện.

2. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và các chương trình giáo dục đào tạo khác, phục vụ cộng đồng.

3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

4. Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

5. Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục và đào tạo.

6. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

Xem thêm: Em Nghỉ Ngơi Tiếng Anh Là Gì, Nghỉ Ngơi Trong Tiếng Tiếng Anh

7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

9. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

10. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Phục vụ cộng đồng và các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm

1. Quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

2. Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của Học viện theo quy định của pháp luật.

3. Không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của Học viện để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Quy chế này.

Bài viết liên quan

  • Học viện bưu chính viễn thông tiếng anh là gì
  • Học viện an ninh tiếng anh là gì
  • Học viện an ninh nhân dân tiếng anh là gì
  • Học viện y học cổ truyền tuyển sinh 2017
  • Nano curcumin tam that xa den học viện quân y
  • Học viện kỹ thuật mật mã tiếng anh là gì
  • Học viện ngoại giao tiếng anh là gì
  • Học viện ngân hàng tiếng anh là gì
  • Học viện ngân hàng viết tắt là gì
  • Học viện ngôi sao là chương trình gì

Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành hàng không dân dụng.

Năm 1978, Quyết định không số do Ông Phùng Thế Tài – Tổng Cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) về việc thành lập Trường Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Tổng Cục HKDDVN, Bộ Quốc phòng.

Ngày 24/03/1979, Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 290/QĐ – QP, thành lập Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ Hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Nhiệm vụ của Trường trong giai đoạn này là đào tạo sĩ quan sơ cấp bay gồm người lái; Dẫn đường; Cơ giới trên không của máy bay vận tải loại trung; Sĩ quan sơ cấp về chỉ huy bay; Vận chuyển thương mại; Bổ túc cán bộ sơ cấp, trung cấp các ngành về nghiệp vụ hàng không; Đào tạo học viên tài vụ; Vận chuyển thương mại; Thông tin; Nhân viên phục vụ trên không và nhân viên kiểm soát không lưu.

Ngày 14/11/1994, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu ra quyết định số 2318/QĐ-TCCCB-LĐ chuyển đổi tổ chức “Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Hàng không” thành “Trường Hàng không Việt Nam” trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ” thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc dưới đại học các nghề chuyên ngành hàng không: Kiểm soát viên không lưu; Khai thác cảng hàng không; Vận tải hàng không và điện tử viễn thông hàng không. Từ đó “Trường Hàng không Việt Nam trở thành tổ chức sự nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Ngày 17/07/2006, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, thành lập Học viện Hàng không Việt Nam trên cơ sở Trường Hàng không Việt Nam. Ngày 30/10/2006 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký Quyết định số 2321/QĐ-BGTVT của về Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Học viện Hàng không Việt Nam. Học viện Hàng không Việt Nam trở thành cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, hoạt động theo Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức tuyển sinh từ năm học 2007 – 2008 với các ngành: Quản trị kinh doanh hàng không; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông và Quản lý hoạt động bay. Ngoài ra, do đặc thù nhân lực ngành hàng không Học viện tiếp tục được giao nhiệm vụ đào tạo các nghề chuyên ngành hệ trung và sơ cấp như: Kiểm soát viên không lưu; An ninh hàng không; dịch vụ thương mại; Đặt chỗ-bán vé máy bay; Thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, tiếp viên hàng không… nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cao cho ngành từng bước cho các nhu cầu cho xã hội.

Sứ mạng: Cung ứng dịch vụ đào tạo chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho ngành hàng không và cho xã hội; nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành hàng không nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Tầm nhìn: Trở thành cơ sở cung ứng dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước và khu vực hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Ngành nghề đào tạo bao gồm:

- Vận tải Hàng Không;

- Điện tử – Viễn thông Hàng không và Công nghệ thông tin;

- Cảng Hàng Không;

- Không lưu;

- Kỹ thuật máy bay;

- Phi công dân dụng;

  • Tên trường: Học viện Hàng không Việt Nam
  • Tên tiếng Anh: VietNam Aviation Academy (VAA)
  • Mã trường: HHK
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Trung cấp - Cao đẳng - Đại học - Sau Đại học - Tại chức
  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2: F100 - 18A/1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Cam Ranh (Sân bay Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa)
  • SĐT: 0911.959.505 - (028).3842.2199
  • Email: [email protected]
  • Website: http://www.vaa.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/hvhkvn/

1. Thời gian tuyển sinh

  • Thời gian mở cổng đăng ký xét tuyển (dự kiến): cuối tháng 4, đầu tháng 5/2022 (sẽ có thông báo cụ thể).

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của Học viện Hàng không Việt Nam.
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập Trung học phổ thông (Học bạ).
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kì thi Đánh giá năng lực Đại học quốc gia.
  • Phương thức 4: xét tuyển theo kết quả kì thi THPT.
  • Phương thức 5: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

  • Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên trang http://vaa.edu.vn và trên các phương tiện thông tin ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

4.3. Chính sách ưu tiên, xét tuyển thẳng

  • Các đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia những môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường thì được tuyển thẳng vào các ngành có môn đó.
  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào các ngành thuộc Khối ngành V của Trường.
  • Không hạn chế chỉ tiêu tuyển đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển này.

5. Học phí

Học phí của Học viện Hàng không Việt Nam như sau:

Tên ngành Loại học phần Năm học Tổng học
phí

Học phí trung bình một năm

Cơ bản Chuyên ngành
Quản trị kinh doanh 32 94 4 55.380.000 13.845.000
CNKT điện tử-viễn thông 28 122 5 73.240.000 14.648.000
Kỹ thuật hàng không 41 115 4,5 89.100.000 19.800.000
Quản lý hoạt động bay 22 136 4,5 96.100.000 21.355.556
Công nghệ thông tin 36 92 4 60.440.000 15.110.000
CNKT điều khiển & TĐH 30 126 5 76.020.000 15.204.000
Ngôn ngữ Anh 25 103 4 57.160.000 14.290.000

II. Các ngành tuyển sinh

Ngành đào tạo

Mã ngành
Tổ hợp môn xét tuyển
Chỉ tiêu (Dự kiến)

Quản trị kinh doanh

7340101 A01, D01, D78, D96 440

Quản trị nhân lực

7340404   120

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

7810103   180

Kinh tế vận tải

7840104   180

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

7510102   180

Công nghệ thông tin

7480201 A00, A01, D07, D90 360

Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông

7510302 A00, A01, D07, D90 120

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

7510303 A00, A01, D07, D90 120

Kỹ thuật hàng không

7520120 A00, A01, D07, D90 120

Ngôn ngữ Anh

7220201 A01, D01, D78, D96 180

Quản lý hoạt động bay

7840102 A01, D01, D78, D96 120

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Điểm chuẩn của Học viện Hàng không Việt Nam như sau:

1. Hệ đại học


Ngành

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Quản trị kinh doanh

20,6

23,1

23,4

Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông

18

18,8

18

Quản lý hoạt động bay

24,2

26,2

26,3

Kỹ thuật hàng không

22,35

24,2

25

Ngôn ngữ Anh

24,6

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

18

Công nghệ thông tin

21,6

2. Hệ cao đẳng

Ngành

Năm 2019

Năm 2020

Xét theo kết quả thi THPT QG

Xét theo học bạ

Xét theo KQ thi THPT

Xét theo học bạ

Dịch vụ thương mại hàng không

15 20 18 23

Kiểm tra an ninh hàng không

15 20 18 23

Kiểm soát không lưu

23 30 28 32

Kỹ thuật điện tử tàu bay

13,25 17 16 18

Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay

13,25 16,5 17 17

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

13,25 17 16 16

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Học viện Hàng không tên Tiếng Anh
Trường Học viện Hàng không Việt Nam
Học viện Hàng không tên Tiếng Anh
Quang cảnh Học viện Hàng không Việt Nam
Học viện Hàng không tên Tiếng Anh
Sinh viên trường Học viện Hàng không Việt Nam
Học viện Hàng không tên Tiếng Anh
Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam khoe sắc

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]