Hdl c trong máu là gì năm 2024

HDL cholesterol được gọi là cholesterol “tốt” vì sự tồn tại của nó ở trong máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch. Mức độ thấp của HDL cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm HDL cholesterol và vai trò của nó trong bảng lipid máu.

1. XÉT NGHIỆM HDL CHOLESTEROL LÀ GÌ?

Xét nghiệm HDL cholesterol [HDL-C] là xét nghiệm máu đo lượng cholesterol trong lipoprotein mật độ cao [HDL].

Cholesterol là một loại chất béo trong máu được sản xuất bởi gan và hấp thu từ thực phẩm. Cholesterol gắn với các protein để di chuyển trong máu, gọi là “lipoprotein”. Có hai loại lipoprotein chính mang cholesterol là:

- LDL [lipoprotein mật độ thấp], còn được gọi là cholesterol “xấu”, tạo nên hầu hết lượng cholesterol trong cơ thể. Mức LDL cholesterol [LDL-C] cao làm tăng nguy cơ tạo nên các mảng lắng đọng gây xơ vữa động mạch.

- HDL-Cholesterol là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.

HDL [lipoprotein mật độ cao], còn được gọi là cholesterol “tốt”, vận chuyển cholesterol trở lại gan để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Mức HDL cholesterol cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch.

Khi cơ thể có quá nhiều LDL cholesterol, chúng có thể tích tụ trên thành động mạch tạo thành các mảng bám. Các mảng bám tích tụ theo thời gian gây hẹp mạch máu. Sự thu hẹp này làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn từ tim đến các cơ quan và ngược lại. Khi động mạch vận chuyển máu về tim bị tắc nghẽn có thể gây nhồi máu cơ tim. Khi động mạch vận chuyển máu lên não bị tắc nghẽn có thể gây tai biến mạch máu não.

2. MỤC ĐÍCH CỦA XÉT NGHIỆM HDL CHOLESTEROL

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ LDL-C trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và trái ngược, mức độ HDL-C trong máu cao làm giảm nguy cơ này. Xét nghiệm HDL-C cung cấp cho bác sĩ thông tin y tế hữu ích về chế độ dinh dưỡng và nguy cơ của bệnh nhân.

Xét nghiệm HDL cholesterol là một xét nghiệm thường quy trong bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. HDL-C thường được kiểm tra cùng chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride để chẩn đoán tình trạng rối loạn lipid máu và tầm soát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Từ đó có phương pháp điều chỉnh lối sống hoặc điều trị y tế thích hợp.

Xét nghiệm HDL-C cũng được sử dụng để theo dõi điều trị rối loạn lipid máu.

3. AI CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HDL CHOLESTEROL

Theo thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam thì có đến 50% người trưởng thành sống ở khu vực thành thị bị rối loạn lipid máu. Đây là một con số rất đáng báo động vì mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Thế nhưng, rối loạn lipid máu trong giai đoạn sớm không có triệu chứng gì, khi có triệu chứng thì thường đã có biến chứng.

Vì vậy khuyến cáo được đưa ra là tất cả người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra lipid máu, bao gồm chỉ số HDL-C định kỳ. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ rối loạn lipid máu cần kiểm tra thường xuyên hơn:

  • Nam giới trên 45 tuổi
  • Nữ giới trên 55 tuổi
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Béo phì
  • Bệnh tim mạch
  • Tiền sử gia đình bị hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh tim mạch sớm
  • Hút thuốc lá
  • Lười vận động
  • Có chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ.

Ngoài ra, những người đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần làm lại xét nghiệm sau 3-6 tháng để kiểm tra hiệu quả của phương pháp điều trị như thay đổi lối sống hoặc thuốc hạ mỡ máu có hiệu quả trong việc làm giảm mức cholesterol hay không.

4. KẾT QUẢ HDL CHOLESTEROL CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Nếu như chỉ số của LDL-Cholesterol trong máu cao mang lại nhiều nỗi lo, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa thì chỉ số của HDL-Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa ngược lại.

4.1. Chỉ số bình thường của HDL-Cholesterol trong máu

Nồng độ HDL-Cholesterol bình thường trong máu khoảng 40-50 mg/dL [1.0-1.3 mmol/L] ở nam và khoảng 50-59 mg/dl [1.3-1.5 mmol/L] ở nữ. Bình thường cơ thể có các cơ chế tự điều hòa để đảm bảo nồng độ HDL-Cholesterol ổn định ở mức độ nhất định.

4.2. Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu có ý nghĩa gì?

Nhờ chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, đặc biệt là mạch máu về gan để chuyển hóa và thải trừ, HDL-Cholesterol được xem như yếu tố rất quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi tác nhân gây xơ vữa mạch máu là nguyên nhân chính gây nên các biến cố tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...

Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu < 40 mg/dl làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

  • Với ngưỡng nồng độ từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl thì nồng độ HDL-Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 4mg/dl HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
  • Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu được coi là cao khi > 60 mg/dl [tương đương 1,55 mmol/l]. Nồng độ này có ý nghĩa là giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch; theo hội tim mạch Mỹ đây là ngưỡng nồng độ có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh lý tim mạch.

Nồng độ rất cao HDL-Cholesterol [> 90 mg/dl] rất ít gặp, chủ yếu gặp ở cách bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến gen hoặc rối loạn chuyển hóa nên được ghi nhận cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Do đó chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu về cơ bản là tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, tuy nhiên cũng cần chú ý khi chỉ số HDL-Cholesterol quá cao một cách bất thường.

HDL C bao nhiêu là tốt?

Giá trị HDL cholesterol bình thường đối với nam là 35 - 54 mg/dL hay 0.9 - 1.4 mmol/L; đối với nữ giới là 45 - 64 mg/dL hay 1.1 - 1.7 mmol/L.

Chỉ số HDL và LDL bao nhiêu là bình thường?

HDL cholesterol và LDL cholesterol nên ở mức bao nhiêu? HDL cholesterol là cholesterol tốt, vì thế nồng độ trong máu càng cao càng tốt, giá trị tối ưu là \> 60 mg/dL. LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Tại sao chỉ số HDL thấp?

Một số người gặp vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến HDL cholesterol thấp: - Do lối sống: lười vận động, chế độ ăn nhiều đường bột, chất béo, thường xuyên hút thuốc lá, làm việc quá sức, căng thẳng stress quá nhiều. - Do bệnh lý: mắc những hội chứng chuyển hoá như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường,..

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao. Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.

Chủ Đề