Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu hỏi tr 72
  • Câu hỏi tr 73
  • Câu hỏi tr 75
  • Câu hỏi tr 76

Câu hỏi tr 72

Câu 1. Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?

A. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

B. Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt.

C. Một vật có thể đứng yên trên bề mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

D. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

Phương pháp giải:

Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, ngăn không cho vật chuyển động trên một bề mặt, khi vật chịu tác dụng của lực song song với bề mặt. Khi lực tác dụng có độ lớn đạt tới một giá trị nhất định thì vật bắt đầu chuyển động.

Lời giải chi tiết:

+ Từ khái niệm lực ma sát nghỉ, ta thấy rằng lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt

=> A, B đúng

+ Một vật đứng yên trên mặt phẳng ngang ngoài lực ma sát nghỉ ra thì vật đó còn có hợp lực bằng 0

=> D đúng

Chọn C

Câu 2. Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào?

a) Xoa hai bàn tay vào nhau.

b) Đặt vali lên một băng chuyền đang chuyển động ở sân bay.

Phương pháp giải:

Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, ngăn không cho vật chuyển động trên một bề mặt, khi vật chịu tác dụng của lực song song với bề mặt. Khi lực tác dụng có độ lớn đạt tới một giá trị nhất định thì vật bắt đầu chuyển động.

Lời giải chi tiết:

a) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, hai bàn tay đã tiếp xúc với nhau nên xuất hiện lực ma sát nghỉ

b) Đặt vali lên mặt băng chuyền đang chuyển động ở sân bay, vali nằm yên trên mặt băng chuyền do có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Câu hỏi tr 73

1. Hoạt động

Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau:

Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp

- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động (Hình 18.2a). Lực nào đã ngăn không cho vật chuyển động?

- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F0 nào đó (Hình 18.2b) thì vật bắt đầu trượt. Điều đó chứng tỏ gì?

- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F0  vẫn duy trì được chuyển động trượt của vật (Hình 18.2c). Điều đó chứng tỏ gì?

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về lực ma sát nghỉ

Lời giải chi tiết:

- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động. Lực ma sát nghỉ đã ngăn cản không cho vật chuyển động.

- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F0 nào đó thì vật bắt đầu trượt. Điều đó chứng tỏ lực F0 lớn hơn lực ma sát nghỉ.

- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F0  vẫn duy trì được chuyển động trượt của vật. Điều này chứng tỏ lực ma sát trượt rất nhỏ, không thể cản trở chuyển động của vật.

2. Hoạt động

Thí nghiệm 1: Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc, nhưng không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.

Chuẩn bị: Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), khối gỗ hình hộp chữ nhật, các bề mặt: gỗ, giấy.

Tiến hành:

1. Đặt mặt có diện tích lớn của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc.

- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.

- Móc khối gỗ vào lực kế, lần lượt kéo các mặt tiếp xúc (mặt gỗ, mặt tờ giấy ) theo phương nằm ngang để chúng trượt đều dưới khối gỗ (Hình 18.4).

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

- Ghi số chỉ của lực kế vào Bảng 18.1. Lấy giá trị trung bình  của các số chỉ lực kế làm độ lớn của lực ma sát trượt.

2. Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm như trên

Đặt mặt có diện tích nhỏ của khối gỗ lên bề mặt tiếp xúc và lặp lại thí nghiệm như trên

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Thảo luận và phân tích:

a) Nêu các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới kéo trượt đều. Tại sao khi đó số chỉ của lực kế bằng độ lớn của lực ma sát trượt?

b) Sắp xếp thứ tự theo mức tăng dần lực ma sát trên mỗi bề mặt.

c) Điều gì xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi diện tích tiếp xúc thay đổi, khi vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc thay đổi?

Thí nghiệm 2: Mối liên hệ giữa độ lớn lực ma sát trượt với độ lớn của áp lực lên bề mặt tiếp xúc.

Chuẩn bị: Lực kế (có GHĐ 1,0 N, ĐCNN 0,01 N), ba khối gỗ hình hộp chữ nhật giống nhau, mặt tiếp xúc: gỗ.

Tiến hành:

- Đo trọng lượng của khối gỗ bằng lực kế. Ghi vào bảng 18.2 (Áp lực của khối gỗ lên mặt tiếp xúc nằm ngang có độ lớn bằng trọng lượng của khối gỗ).

- Gắn lực kế vào giá thí nghiệm để cố định lực kế theo phương nằm ngang.

- Móc khối gỗ vào lực kế, kéo mặt tiếp xúc (mặt gỗ) theo phương nằm ngang để nó trượt đều dưới khối gỗ. Ghi lại số chỉ của lực kế trong 3 lần thí nghiệm vào Bảng 18.2. Lấy giá trị trung bình các kết quả đo.

- Lần lượt đặt thêm 1, 2 khối gỗ đầu tiên và lặp lại bước 3.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Thảo luận và phân tích:

a) Điều gì sẽ xảy ra đối với độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc?

b) Vẽ đồ thị cho thấy sự thay đổi độ lớn của lực ma sát trượt khi tăng dần độ lớn của áp lực.

c) Nêu kết luận về những đặc điểm của lực ma sát trượt

Phương pháp giải:

Làm thí nghiệm

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm 1:

a) Các lực tác dụng lên khối gỗ khi mặt tiếp xúc bên dưới kéo trượt đều là: trọng lực P, phản lực N, lực ma sát trượt Fmst 

Theo định luật 2 Newton, ta có:

Chọn chiều dương là chiều kéo của vật

Chiếu lên chiều dương, ta có:

=> Số chỉ của lực kế bằng độ lớn của lực ma sát trượt

b) Thứ tự tăng dần lực ma sát trên mỗi bề mặt: mặt giấy -> mặt gỗ

c) Khi thay đổi diện tích tiếp xúc, vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc thì độ lớn của lực ma sát trượt sẽ thay đổi

Thí nghiệm 2: 

a) Khi tăng áp lực lên bề mặt tiếp xúc thì độ lớn của lực ma sát trượt sẽ giảm đi

b) Học sinh thực hiện thí nghiệm, lấy kết quả đo và tự vẽ đồ thị

c) Đặc điểm của lực ma sát trượt:

+ Điểm đặt: lên sát bề mặt tiếp xúc

+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc

+ Chiều: ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Câu hỏi tr 76

1. Câu hỏi

Nêu vai trò của lực ma sát trong các tình huống sau:

a) Người di chuyển trên đường.

b) Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay trước khi nâng tạ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn

Lời giải chi tiết:

a) Vai trò của lực ma sát trong trường hợp người di chuyển trên đường: nhờ có lực ma sát mà người có thể đứng vững và di chuyển với tốc độ điều khiển được, dẫn đến không bị ngã

b) Vai trò của lực ma sát: tăng lực ma sát ở bàn tay và dụng cụ để vận động viên cầm dụng cụ khó bị rơi ra khỏi tay.

2. Hoạt động

Câu 1. Thảo luận để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động

- Vai trò của lực ma sát trong lĩnh vực thể thao

Phương pháp giải:

Học sinh thảo luận

Lời giải chi tiết:

- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động

+ Cản trở chuyển động: đi xe trên đường, đẩy hàng,...

+ Thúc đẩy chuyển động:

Mặt lốp xe trượt trên mặt đường

Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân

- Vai trò của ma sát trong lĩnh vực thể thao

+ Lực ma sát giúp các vận động viên giữ được dụng cụ trên tay

+ Lực ma sát giúp cầu thủ điều khiển được trái bóng...

Câu 2. Nêu một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống.

Phương pháp giải:

Học sinh thảo luận

Lời giải chi tiết:

Một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống:

+ Bôi trơn vào xích xe để làm giảm ma sát, cho xe đi lại dễ dàng

+ Đổ nước ra sàn nhà để làm giảm lực ma sát, di chuyển đồ vật dễ dàng hơn...

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Click để về mục lục


 1. Kiến thức

  - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn).

  - Viết được công thức của lực ma sát trượt.

  - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.

2. Kỹ năng

  - Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học.

  - Giải thích được vai trò phát động của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật và xe cộ.

  - Bước đầu đề xuất giả thuyết hợp lí và đưa ra được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.

3. Thái độ

  - Nhận thức được 2 mặt của 1 vấn đề "Lực ma sát vừa có ích vừa có hại": đường quá trơn hoặc quá nhám dễ gây ra tai nạn nhưng cần trong phanh xe,...


Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Người ta thường nói đến lực ma sát như nói đến một lực cản trở chuyển động. Nếu chỉ có lực ma sát thì mọi trục của động cơ sẽ ngừng quay, mọi bánh xe sẽ ngừng lăn.

Nhưng nếu không có lực ma sát thì ta không thể đi bộ hay di xe được. Tại sao vậy?

Việc nghiên cứu lực ma sát sẽ giúp ta nhận ra và giải thích được nhiều hiện tượng mà ta không ngờ đã có lực ma sát tham gia, thậm chí còn giữ vai trò chủ yếu?

I - LỰC MA SÁT TRƯỢT

 Như đã biết, khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt thì bề mặt tác dụng lên vật tại chổ tiếp xúc một lực ma sát trượt, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó.

 1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?

 Thí nghiệm: Móc lực kế vào một khúc gỗ hình hộp chữ nhật đặt trên bàn rồi kéo theo phương ngang cho khúc gỗ chuyển động thẳng đều với vận tốc nhỏ (Video 13.1a,b). Khi ấy lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát tác dụng vào vật. Làm vài lần, lấy giá trị trung bình làm độ lớn của lực ma sát trượt.

 2. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào các yếu tố sau nào?

 Kết quả thí nghiệm cho ta kết luận về độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào:

  a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

  b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

  c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Video 13.1a

Video 13.1a,b. Phương pháp đo độ lớn của lực ma sát trượt

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hình 13.1. Ảnh chụp trong quá trình kéo

 3. HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT

 Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của lực của áp lực được gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μt (đọc là "muy t").

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
     (13.1)

  Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của hai mặt tiếp xúc (Bảng 13.1) và các điều kiện trên bề mặt. Nó không có đơn vị và được dùng để tính độ lớn của lực ma sát trượt.

Bảng 13.1. Bảng hệ số ma sát trượt (gần đúng) của một số vật liệu

Vật liệu

Hệ số ma sát trượt

Gỗ rắn trên gỗ rắn

0,25

Da trên gỗ

0,4

Da trên gang

0,28

Thép trên đất cứng

0,2-0,4

Lốp cao su trên đất cứng

0,4-0,6

Thép trên thép

0,2

 4. Công thức của lực ma sát trượt

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
    (13.2)

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
1. Ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ?

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

nh 13.2. Lưỡi cưa (mài)

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hình 13.3. Phanh xe

II - LỰC MA SÁT LĂN

 Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.  

  Thí nghiệm cho ta thấy lực ma sát lăn cũng tỉ lệ áp lực, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần (hàng chục lần) hệ số ma sát trượt

(Video 13.2). Chính vì thế mà trong kĩ thuật, người ta đã phát minh ra ổ bi để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn (Video 13.3).

Video 13.2. Minh hoạ hệ số lực ma sát lăn (rất nhỏ)

Video 13.3. Minh hoạ ứng dụng lực ma sát lăn

III - LỰC MA SÁT NGHỈ

 Kéo lực kế với một lực nhỏ thì khúc gỗ chưa chuyển động, lực ma sát nghỉ đã cân bằng với lực kéo làm khúc gỗ đứng yên. Vậy lực ma sát nghỉ có những đặc điểm gì?

 1. Thế nào là lực ma sát nghỉ?

a) Kéo lực kế với một lực nhỏ song song với mặt bàn theo các hướng khác nhau ta thấy khúc gỗ đứng yên. Tăng độ lớn của lực kế lên một chút, khúc gỗ vẫn chưa chuyển động.

b) Tăng lực kéo vượt quá một giá trị nào đó thì khúc gỗ bắt đầu chuyển động. Khi khúc gỗ đã chuyển động thì chỉ cần kéo nó với một lực nhỏ hơn giá trị này cũng giữ được vật chuyển động thẳng đều.

c) Độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại cũng tỉ lệ với độ lớn của áp lực như ma sát trượt.

  Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

 2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ

 Lực ma sát nghỉ có điểm đặt trên vật , có phương song song với mặt tiếp xúc và có chiều ngược chiều với lực tác dụng vào vật khi vật còn chưa chuyển động.

  Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Như vậy:

 

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

  Lực ma sát nghỉ cực đại  xấp xỉ bằng lực ma sát trượt và có thể dùng công thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại.

Video 13.4. Phương pháp đo độ lớn của lực ma sát nghỉ

 3. Vai trò của lực ma sát nghỉ

 Ngoài tác dụng giữ các vật đứng yên, ta cầm được các vật trên tay, đinh được giữ lại tường, sợi kết thành vải, dây cua-roa truyền được chuyển động, băng chuyển đuợc các vật từ nơi này đến nơi khác (Hình 13.4), ... Lực ma sát nghỉ còn có vai trò quan trọng đó là lực phát động làm cho các vật (người, xe cộ, ...) chuyển động được.

Ta xét chuyển động của người đi bộ. Khi đi, bàn chân tác dụng một lực ma sát nghỉ F vào mặt đất hướng về phía sau, theo định luật III Niu-tơn, mặt đất tác dụng lại chân một lực ma sát nghỉ F' hướng về phía trước (Hình 13.5). Lực này đóng vai trò lực phát động làm cho người đi được.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hình 13.4

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hình 13.5

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hình 13.6

Bài tập ví dụ. Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bêtông với vận tốc v0 = 100 km/h thì hãm lại. Cho g = 10 m/s2. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ôtô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp :

a)      Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là m = 0,7.

b)      Đường ướt, m =0,5.

Giải:

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
       hoặc     
Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Gốc toạ độ tại vị trí xe có v0 = 100km/h » 27,8m/s.

Mốc thời gian tại  lúc bắt đầu hãm xe.

Theo định luật II Niu-tơn và công thức tính Fms , ta được:

   

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

a) Khi đường khô m = 0,7 Þ a = - 0,7.10 = - 7(m/s2)

Quãng đường xe đi được là: v2 – v02 = 2as Þ  s =

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

b)  Khi đường ướt m = 0,5 Þ a = -0,5.10 = - 5(m/s2).

Quãng đường xe đi được là: s =

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

»

77,3(m).

 

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Lực ma sát trượt:

+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực (lực pháp tuyến).

+ Công thức:

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
 với
Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
là hệ số ma sát trượt.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
Lực ma sát nghỉ:

+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc và giữ cho vật đứng yên khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.

+ Không có hướng nhất định. Hướng của nó ngược với hướng của lực tác dụng.

+ Không có độ lớn nhất định. Độ lớn của nó bằng với độ lớn của lực tác dụng.

+ Có độ lớn cực đại. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

+ Công thức:

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống
Lực ma sát lăn:

+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên mặt một vật khác.

+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

+ Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Câu 1. Có những loại lực ma sát nào? Khi nào xuất hiện?

Câu 2. Lực ma sát trượt, xuất hiện khi nào, có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào, được xác định bằng công thức nào? Ma sát có lợi hay có hại, cho ví dụ?

Câu 3. Vai trò của ma sát nghỉ?

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

13.1. Câu nào đúng? Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

A. lực ma sát.                 C. lực tác dụng ban đầu.

B. phản lực.                    D. quán tính.

13.2. Một vận động viên môn hóc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,10. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8 m/s2.  

A. 39 m.                                  C. 51 m.

B. 45 m.                                  D. 57 m.

13.3. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A. Tăng lên.                             C. Không thay đổi.

B. Giảm đi.                              D. Không biết được.

13.4. Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,30. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2.

13.5. a) Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?

b) Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là?

c) Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt?

13.6. Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.

13.7. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động  trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.

13.8. Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36s vào lúc khởi hành.

 a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu?

b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Ma sát có ích hay có hại

Ma sát trượt

           Xét trường hợp một trục máy đang quay trong một ổ đỡ trục  trượt. Ma sát sinh ra ở ổ trục là ma sát trượt. Muốn duy trì chuyển động quay đó thì ma sát trượt là có hại, phải làm giảm nó bằng cách bôi trơn.

           Ta xét một trường hợp khác, xe đạp đang chạy mà muốn dừng lại, ta phải bóp phanh. Lực ma sát trượt xuất hiện ở chỗ bánh xe tiếp xúc với mặt đường đã hãm chuyển động của xe. Ở đây ma sát trượt là có ích. Ma sát trượt lại có ích trong các máy mài, trong gia công làm bóng, nhẵn các bề mặt kim loại...

Ma sát lăn

           Ma sát lăn nói chung là có hại và phải tìm cách giảm tới mức tối đa, chẳng hạn như phải cải tiến, thay ổ đỡ trục trượt bằng ổ đõ trục có bi.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Ma sát nghỉ       

           Không có ma sát nghỉ thì ta không thể cầm được đồ vật bằng tay. Nhờ có ma sát nghỉ mà dây cuaroa truyền được chuyển động làm quay được các bánh xe trong máy móc. Cũng nhờ nó mà người ta chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác bằng băng truyền.

           Có điều tra ta không ngờ tới là trong nhiều trường hợp lực ma sát nghỉ lại đóng  vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động.

Nếu như không có ma sát?

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Nhờ có ma sát mà mọi vật ở yên chỗ của nó.

Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra khỏi các ngón tay...

Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một hiện tượng tự nhiên phải thế.

Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành bất thường như trên tàu thuỷ.

Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được. Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước.

Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường, chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng như muốn ngã...

Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.

(Theo Vật lý vui)

MA SÁT CỦA LỐP XE HƠI

Các lốp xe ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn đến mức nào khi bạn lái xe trên xa lộ? Yếu tố nào ngăn cho xe khỏi bị trượt và cho phép bạn kiểm soát xe khi bạn cua xe hay dừng lại? Ma sát làm được gì ở đây?

Bề mặt lốp xe đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ma sát hay chống trượt. Trong điều kiện khô ráo, một lốp xe nhẵn sẽ tạo lực đẩy lớn hơn bởi vì diện tích tiếp xúc lớn hơn sẽ làm tăng lực ma sát. Vì vậy, lốp xe dùng cho xe đua trên các đường đua có bề mặt nhẵn không có khía.

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống

Rủi thay, một lốp xe nhẵn tạo ra rất ít ma sát khi đường ướt bởi vì sự ma sát bị giảm đáng kể do có lớp nước rất mỏng bôi trơn giữa mặt đường và lốp xe. Lốp xe có bề mặt nhiều khía sẽ tạo nên các rãnh cho nước bị ép thoát ra được và cho phép lốp xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Một lốp xe có khía có hệ số ma sát khô và ướt là khoảng 0,7 và 0,4. Giá trị này nằm giữa khoảng giá trị rất lớn khi khô (0,9) và rất nhỏ khi ướt (0,1) đối với lốp xe nhẵn.

Lý thuyết ma sát cổ điển cần được sửa đổi cho lốp xe bởi vì cấu trúc mềm dẻo của chúng và độ dãn của cao su. Thay vì chỉ phụ thuộc hệ số ma sát giữa bề mặt đường và lốp xe (hệ số này quyết định bởi bản chất của mặt đường và cao su của lốp xe). Khả năng dừng tối đa cũng còn phụ thuôc vào độ bền của lốp xe với lực xé rách khi xe thắng gấp. Khi xe thắng gấp trên đường khô, lực ma sát tạo ra có thể lớn hơn sức bền của bề mặt lốp xe. Kết quả là thay vì chỉ bị trượt trên đường, cao su có thể bị xé rách. Rõ ràng độ bền chống lại xé rách sẽ phụ thuộc vào lớp bố cũng như hình dạng các khía.

Trọng lượng của xe được phân bố không đều trên diện tích tiếp xúc với mặt đường, tạo các vùng áp suất cao thấp khác nhau (giống như khi bạn đi bộ bằng dép mỏng trên sỏi). Độ bền chống xé rách sẽ lớn hơn ở vùng có áp suất cao hơn.

Hơn nữa, kích thước của diện tích tiếp xúc là rất quan trọng bởi vì lực đẩy là động hơn là tĩnh tức là nó thay đổi khi bánh xe lăn. Diện tích tiếp xúc càng lớn, lực đẩy càng lớn. Do đó, với cùng tải và trên cùng bề mặt khô, lốp xe rộng hơn sẽ có lực đẩy tốt hơn, làm xe có khả năng dừng tốt hơn.

Khi bạn đi mua lốp xe, hãy suy nghĩ về điều kiện thời tiết và chất lượng mặt đường, cũng như vận tốc bạn lái xe. Nếu bạn lái xe trên đường tốt, bạn chỉ cần lốp xe có khía vừa phải. Nếu bạn lái xe trên đường bùn hay tuyết, bạn cần lốp xe thiết kế cho các điều kiện này.

Xe đua chạy trên đường siêu tốc được trang bị lốp rộng, nhẵn gọi là “lốp tăng tốc”. Lốp xe đua trên đường khô có bề mặt tiếp xúc nhẵn. Lốp có khía được dùng phổ biến để tạo rãnh cho nước thoát ra khi chạy trên đường ướt. Bởi vì nếu không có khía, lốp xe đua không thể chạy trên đường ướt.

(Nguồn: Vật Lí và Thế giới quanh ta)

CƯA KHÔNG RĂNG!?

Hãy giải thích tại sao khi một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng mà không bị trượt xuống