Hành vi xã hội là gì

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa .'

Khái niệm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự bảo vệ.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả CTTP và là dấu hiệu trung tâm trong mặt khách quan của tội phạm.

Với ý nghĩa là một biểu hiện hay dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các yêu cầu và đòi hỏi của PLHS.

Các dạng của hành vi.

Hai dạng:

Hành động phạm tội Không hành động phạm tội. Hành động phạm tội.

– Hành động phạm tội là chủ thể làm một việc mà pháp luật cắm, qua đó làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

-Hành vi phạm tội:

+ Có thể chỉ là một động tác đơn giản xảy ra một lần trong khoảng thời gian ngắn.

+ Có thể là tập hợp nhiều động tác khác nhau.

+Có thể là một động tác đơn giản hay tập hợp nhiều động tác nhưng được thực hiện lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài.

-Hành động phạm tội có thể:

+ Là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng tác động của tội phạm.

+Tác động thông qua công cụ, phương tiện phạm tội.

+Là động tác mang tính thể chất hoặc là lời nói.

Không hành động phạm tội.

Không hành động phạm tội là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc đó, làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Chủ thể không làm một việc mà pháp luật quy định phải làm tức là không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, nghĩa vụ này xuất hiện trong những trường hợp sau: + Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do pháp luật quy định trực tiếp cho chủ thể, nghĩa vụ này thường được quy định trong các quy phạm PLHS: cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ( Điều314 BLHS), nhưng cũng có thể quy định trong các QPPL của ngành luật khác.

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trực tiếp xác định trong một văn bản áp dụng pháp luật căn cứ vào văn bản QPPL của nhà nước.

VD: không chấp hành các quy định hành chính của cơ quan nhà nhước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính ( Điều 269 BLHS).

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định gắn liền với chức năng nghề nghieeph do pháp luật quy định. VD: nghĩa vụ cứu người bệnh của bác sĩ, nghĩa vụ bảo vệ tài sản của nhân viên bảo vệ cơ quan.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh từ hợp đồng. VD: người trông coi trẻ với cha mẹ đứa trẻ nhưng sau đó không làm đầy đủ nghĩa vụ dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng đứa trẻ.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể. VD: người lái xe do vi phạm các quy định an toàn giao thông gây ra tai nạn, có nghĩa vụ phải cứu giúp người bị nạn.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình đã gây ra thiệt hại cho xã hội khi chủ thể có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó.

Chuẩn mực xã hội là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong một xã hội hay một nhóm. Thuật ngữ xã hội-tâm lí này được định nghĩa sâu hơn là "các quy tắc mà một nhóm sử dụng cho những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp và không phù hợp. Chúng cũng được mô tả là các quy tắc mang tính thói quen của hành vi nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. Chuẩn mực xã hội là các quy tắc quy định hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được trong các tình huống cụ thể.

Chuẩn mực xã hội không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ quát mà chúng thay đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa, giai tầng xã hội và các nhóm xã hội. Một chiếc váy, một lời nói hay hành vi nào đó được coi là chấp nhận được với nhóm này lại có thể không chấp nhận được với nhóm khác.

Sự tôn trọng với các chuẩn mực xã hội duy trì tính đồng thuận và phổ biến trong một nhóm cụ thể. Chuẩn mực xã hội có thể được thực thi một cách chính thức (chẳng hạn thông qua biện pháp trừng phạt) hoặc không chính thức (chẳng hạn thông qua ngôn ngữ cử chỉ và các tín hiệu giao tiếp phi lời khác). Bằng việc phớt lờ hoặc phá vỡ chuẩn mực xã hội, người ta có nguy cơ trở nên không được yêu mến hoặc bị ruồng bỏ.

Với tư cách là một thực thể xã hội, các cá nhân học cách khi nào và ở đâu là phù hợp để nói những điều nhất định, dùng những từ ngữ nào đó, bàn thảo những chủ đề nhất định hoặc mặc những bộ quần áo nào đó và khi nào thì không. Do đó, những hiểu biết về chuẩn mực văn hóa được xem là quan trọng cho việc kiểm soát ấn tượng, vốn là một quy tắc cá nhân của hành vi phi lời của họ. Người ta cũng có thể biết được thông qua kinh nghiệm rằng những kiểu người nào mà ta có thể hay không thể thảo luận về những chủ đề nào đó hoặc bộ váy áo nào có thể mặc hay không thể mặc. Nhìn chung, hiểu biết được bắt nguồn thông qua kinh nghiêm (nghĩa là chuẩn mực xã hội được học thông qua tương tác xã hội).

Tổng quan

Chuẩn mực xã hội có thể được nhìn nhận với tư cách là các nhận định (cả tường minh lẫn hàm ẩn) chế định các hành vi và hành động với tư cách là các quyền lực xã hội. Chúng thường được dựa trên một số các mức độ đồng thuận trong phạm vi một nhóm và được duy trì thông qua các biện pháp trừng phạt xã hội. Ba mô hình giải thích các quy tắc quy chuẩn gồm:

Tập trung vào các hành động của một cá nhân

Tập trung và các phản ứng lại các hành động của người kia

Thương lượng giữa cá nhân và người kia.

Sự phát triển

Các nhóm có thể chấp nhận chuẩn mực theo hai cách khác nhau. Một dạng của việc thích nghi chuẩn mực là phương pháp quy thức, ở đó, chuẩn mực được viết ra và được chấp nhận một cách chính thức (chẳng hạn như các bộ luật, các quy định, nội quy của nhà trường...). Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội thường là những thứ không chính thức, và phát triển dần dần (chẳng hạn: không đi tất với dép xăng đan, không đội mũ trong nhà).

Các chuẩn mực có thể tồn tại với tư các là các quy tắc chính thức và không chính thức của hành vi. Các chuẩn mực không chính thức có thể được chia làm hai nhóm:

Lề thói (Folkways): Là những quy tắc và chuẩn mực không chính thức mà nếu vi phạm sẽ không tạo ra lỗi nhưng được thường được chờ đợi là nên tuân thủ. Đó là một dạng điều chỉnh, tương thích với thói quen. Nó không gây ra những sự trừng phạt hay cấm đoán, mà chỉ là những cảnh báo hoặc khiến trách.

Tập tục (Mores): Cũng là những quy tắc bất thành văn nhưng tạo ra những sự trừng phạt nghiêm khắc và những chế tài trừng phạt xã hội lên các cá nhân như việc loại bỏ khỏi xã hội và tôn giáo.

Các cá nhân không thể tuân thủ các chuẩn mực xã hội chính thức hoặc không chính thức bị khiến trách theo nhiều cách. Chẳng hạn, những cá nhân không tuân thủ có thể bị người khác chỉ trích, bị từ chối thức ăn hoặc nhiều hình thức trừng phạt khác.