Giấy phép xây dựng cơ quan trọng không

Nội dung thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là vấn đề chúng ta đáng quan tâm. Bởi khi biết rõ thẩm quyền cấp phép xây dựng thì bạn sẽ gửi hồ sơ đúng nơi đúng chỗ và không bị mất nhiều thời gian. Vậy cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo Luật xây dựng 2014 là cơ quan nào? Cùng công ty Luật ACC giải đáp các thắc mắc trên qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Giấy phép xây dựng cơ quan trọng không
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Luật Xây dựng năm 2014

Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Trước khi tìm hiểu về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng chúng ta cần xác định thế nào là giấy phép xây dựng và giấy phép xây dựng gồm những loại nào?

Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 giải thích:

“Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Theo đó, giấy phép xây dựng được cấp khi xây dựng công trình mới, hoặc sửa chữa, cải tạo hoặc là để di dời công trình.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 18, 19 Điều 3 Luật này quy định:

“Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.“

Như vậy, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý để chứng minh công trình được nhà nước cho phép xây dựng mới hoặc được cải tạo, sửa chữa hoặc di dời đến địa điểm khác so với địa điểm ban đầu.

Chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng công trình không nằm trong các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Theo đó ta loại từ các trường hợp được miễn ra còn lại các công trình sau:

– Các công trình không phải là công trình bí mật nhà nước, công trình chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;

– Công trình không thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Công trình xây dựng chính;

– Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được phân cho Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng); Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý khu công nghiệp. Cụ thể như sau:

– Bộ Xây dựng

  • Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp;
  • Phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Ban quản lý các khu đô thị cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện

  • Cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Như vậy, thẩm quyền cấp phép xây dựng dự án hay thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở sẽ tùy thuộc vào từng loại công trình xin cấp giấy phép. Theo đó, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được phân cho Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng); Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý khu công nghiệp. 

Giấy phép xây dựng có thể bị thu hồi nếu rơi vào 2 trường hợp dưới đây:

– Một là, Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;

– Hai là, chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc cá nhân xây dựng có những vấn đề về điều chỉnh, thay đổi quy mô hoặc gặp rắc rối đối với giấy phép xây dựng có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng. Theo đó, cơ quan có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lai và thu hồi giấy phép xây dựng được quy định như sau:

  • Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan đó Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy định.
  • Trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án mà dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại thuộc dự án.

Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên toàn quốc. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Công ty Luật ACC cam kết với quý khách hàng các vấn đề sau đây:

  • Thời gian tư vấn: ACC luôn sẵn sàng và tư vấn 24/24 cho khách hàng nhằm giải đáp nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng.
  • Tiết kiệm thời gian: ACC quan niệm không câu kéo thời gian của khách hàng mà tôn chỉ của chúng tôi là lắng nghe và giải quyết nhanh gọn, chính xác vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Chúng tôi tôn trọng thông tin cá nhân khách hàng nên ACC luôn bảo mật dữ liệu khách hàng tốt nhất và không để rò rỉ ra bên ngoài.
  • Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả: Với hệ thống đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, thái độ tận tâm, nhiệt tình chúng tôi mong muốn khách hàng được sử dụng gói dịch vụ tốt nhất. Chi phí dịch vụ phù hợp: Với mong muốn hỗ trợ pháp lý cho người dân ACC đặt ra nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo khả năng tài chính của mình.

Trình tự Công ty Luật ACC sẽ thực hiện với khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Theo dõi hồ sơ của khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành bổ sung khi cần thiết;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép;
  • Bàn giao kết quả;
  • Hỗ trợ khách hàng các thắc mắc sau khi nhận kết quả.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, khi xây nhà, mà nhà đó có thuộc những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật hay không. Nếu nhà được xây dựng không phải là đối tượng được miễn giấy phép xây dựng thì việc xin giấy phép xây dựng là điều kiện bắt buộc trước khi khởi công đối với các chủ đầu tư.

Đối với các trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi như thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hay làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì bắt buộc phải có giấy phép xây dựng. 

Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

Do đó, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh cấp.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail:
Website: accgroup.vn