Giáo an So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc 4 tuổi

1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

- Cô cho trẻ lại gần bên cô.

- Giới thiệu khách

- Cô cùng trẻ hát

2. Hoạt động 2. Nội dung: Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1

2.1. Ôn sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc 1:1

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bé nhanh trí”

+ Lần 1

- CC: Khi nhạc nổi lên các bạn phải đi theo một vòng tròn to. Khi nhạc dừng lại các đội sẽ làm theo đúng yêu cầu của cô. 1 bạn đứng, 1 bạn ngồi.

+ Lần 2:

- CC: Khi nhạc nổi lên các bạn đi theo vòng tròn. Khi nhạc rừng lại xếp cho cô 2 hàng dọc, 1 bạn nam đến 1 bạn nữ

- LC: Bạn nào không làm theo yêu cầu của cô bạn đó phải nhảy cò lò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Chúng mình có biết các bạn sắp xếp theo mấy đối tượng? Và theo quy tắc nào không?

- Kết luận: Cách sắp xếp một bạn nam đến một bạn nữ và lặp lại một bạn nam, một bạn nữ cứ tiếp tục như vậy hoặc một bạn đứng một bạn ngồi  lặp lại một bạn đứng một bạn ngồi được lặp đi lặp lại như vậy là cách sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc1:1

- Cô mời cả lớp nhắc lại.

2.2. Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1

* Sắp xếp theo mẫu

- Cô tặng mỗi bạn 1 rổ đồ dùng, chúng mình đi lấy rổ để học cùng cô nhé

+ Trong rổ có đồ dùng gì?

- Trong rổ cô cũng có đồ dùng giống hệt của chúng mình. Chúng mình nhìn lên đây quan sát cô sắp xếp hoa, lá, quả trên băng giấy nhé

- Cô xếp một bông hoa rồi đến một lá, rồi đến  một quả. Lặp lại, một hoa, một lá, một quả.

+ Bạn nào có nhận xét gì về cách sắp xếp của cô.

+ Là cách sắp xếp theo mấy đối tượng?

=> Cô kết luận: Cách sắp xếp 1 hoa, một lá và một quả và lặp lại đến 1 hoa, một lá và một quả được lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1.

- Mời cả lớp, tổ, nhóm,cá nhân nhắc lại: Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1.

- Các con có muốn xếp giống của cô không?

- Cô cho trẻ thực hiện.

- Hỏi một vài trẻ về quy tắc sắp xếp.

+ Con sắp xếp như thế nào?

+ Cách sắp xếp của các con như vậy được gọi là gì?

* Trẻ tự nghĩ ra cách sắp xếp

- Bây giờ, các con hãy suy nghĩ và sắp xếp hoa, lá, quả theo quy tắc của các con nhé

- Cô cho trẻ thực hiện

- Cô hỏi 3-4 trẻ về cách sắp xếp đó.

+ Bạn nào nói cách sắp xếp của mình?

+ Ai có cách sắp xếp giống bạn?

* Cô nhận xét: Mỗi bạn đều có cách sắp xếp hoa, lá, quả theo các cách khác nhau, nhưng chúng đều được sắp xếp lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định. Đó là sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1

- Động viên khen ngợi trẻ và cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi

* Phát hiện ra cách sắp xếp theo quy tắc

- Xung quanh lớp cô có các đồ dùng sắp xếp theo quy luật khác nhau, bạn nào lên tìm giúp cô quy luật sắp xếp của 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1 nào

2.3. Luyện tập

a.  Trò chơi 1: “Thi tài”

- Cô chia trẻ thành 2 đội lên chơi, trên bảng của cô có các đối tượng được sắp xếp theo quy tắc 1:1:1 nhưng mỗi dãy còn thiếu đối tượng. Các bạn ở mỗi đội sẽ quan sát và tìm đối tượng còn thiếu để gắn cho đúng. Thời gian 1 bản nhạc, nếu đội nào tìm và gắn đúng đội đó sẽ chiến thắng

- Cô  tổ chức cho trẻ chơi

b. Trò chơi 2: “Đôi bàn tay kỳ diệu”

- Sắp tới trường mầm non Hương Mai có mở một cuộc thi trang trí góc thư viện. Các cô sẽ trang trí những bức tranh thật đẹp để treo lên tường. Các con có muốn trang trí cùng với cô không.

- Vậy cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu ở các nhóm, gồm có hình trái tim, các hình tròn, vuông, tam giác, hoa, lá ,quả…  Nhiệm vụ của các thành viên là trang trí các bức tranh của 3 đối tượng theo quy tắc sắp xếp 1:1:1.  

- Sau đó cho trẻ mang lên trưng bày sản phẩm

4. HĐ3: Kết thúc

- Cô hỏi trẻ hôm nay con được học bài học gì ?

- Khen ngợi, động viên trẻ và cho trẻ hát đi ra ngoài.

- Trẻ lại gần bên cô

- Trẻ chào khách

- Trẻ cùng hát

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ hát và đi thành vòng tròn và thực hiện 1 bạn đứng đến 1 bạn ngồi khi  nhạc dừng

- Trẻ hát và đi vòng tròn và thực hiện xếp 1 bạn nam đến 1 bạn nữ khi nhạc rừng

- Trẻ chơi

- Sắp xếp 2 đối tượng, quy tắc 1:1

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Quy tắc sắp xếp 1:1

- Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi

- Trẻ trả lời có hoa, lá, quả

- Trẻ chú ý quan sát

- 2 trẻ trả lời

- 3 đối tượng ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1 ạ

- Có ạ

- Trẻ thực hiện

- 2-3 trẻ trả lời

- Sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1 ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ cất rổ và đưa về phía sau

- 2 trẻ tìm sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1

- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi cách chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày

- Trẻ trả lời sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc 1:1:1 ạ

- Trẻ hát và đi ra ngoài

Giáo án Lớp Chồi  Lĩnh vực phát triển nhận thức  SO SÁNH SẮP XẾP THEO QUY TẮC I . Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ n...

Giáo an So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc 4 tuổi

https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-choi-so-sanh-sap-xep-theo-quy-tac.html

Giáo án Lớp Chồi 


Lĩnh vực phát triển nhận thức 


SO SÁNH SẮP XẾP THEO QUY TẮC


I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận ra quy tắc và biết sắp xếp theo quy tắc.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, sắp xếp theo quy tắc.

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ và có chủ định.

3. Thái độ

- Trẻ biết hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trẻ biết yêu quý các cô chú công nhân.

II. Chuẩn bị:

* Của cô

- Các hình vuông, tròn, tam giác.

- Que chỉ, bảng gài

* Của trẻ

- Các hình vuông, tròn, tam giác, bảng gài.

Giáo an So sánh phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc 4 tuổi

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Vào bài

- Cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

- Trò chuyện về bài hát về chủ đề

2. Nội dung

* Ôn số lượng 4

- Trong lớp chúng ta có rất nhiều đồ dùng đồ chơi, các con hãy tìm xem những đồ vật nào có số lượng là 4 và gắn chữ số tương ứng nào.

- Cho trẻ tìm và đặt số tương ứng

- Cô kiểm tra và nhận xét

* So sánh sắp xếp theo quy tắc

- Các con nhìn xem trong rổ của mình có gì?

- Bây giờ các con hãy xếp cùng cô 1 hình tròn sau đó lại đến 1 hình vuông, rồi lại đến hình tam giác, lại một hình tròn, hình vuông. (Khi xếp các con nhớ xếp từ trái qua phải)

- Các con có nhận xét gì về những dãy hình trên bảng gài? (Gọi 2 trẻ trả lời)

+Kết luận: Cách sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định được gọi là sắp xếp theo quy tắc.

- Bây giờ bạn nào cho cô biết theo quy tắc sắp xếp bây giờ hình vuông rồi lại phải đến hình gì nữa? (Hình tam giác).

- Các con hãy xếp tiếp 1 hình tam giác nào.

- Bây giờ chúng mình hãy xếp giống cô hai hình tam giác sau đó lại đến 1 hình vuông rồi lại hai hình tam giác, rồi lại đến 1 hình vuông.

- Bạn nào có nhận xét về quy tắc sắp xếp này? ( gọi 2 trẻ trả lời)

+ Cô kết luận: Cách sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định được gọi là sắp xếp theo quy tắc.

+ So sánh:

- Các con hãy so sánh hai quy tắc sắp xếp trên như thế nào?

+ Cô kết luận: Quy tắc sắp xếp thứ nhất là quy tắc sắp xếp 1 - 1 - 1 được lặp đi lặp lại theo 1 trình tự nhất định. Quy tắc sắp xếp thứ 2 là quy tắc sắp xếp 2 - 1- 2 được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định.

+ Liên hệ thực tế: Các con thường thấy những quy tắc sắp xếp xuất hiện ở đâu hoặc trên những đồ dùng nào?

* Luyện tập củng cố

+ Thử thách 1: Vượt chướng ngại

- Cô chuẩn bị bảng cho hai đội, trên bảng có các hình ảnh được sắp xếp theo quy tắc nhưng mỗi dãy còn thiếu hoặc sai 1 đối tượng. Hai đội mỗi bạn lần lượt lên tìm đối tượng còn thiếu hoặc sai để vẽ thêm hoặc gạch bỏ cho đúng. Hết thời gian, nếu đội nào làm đúng nhiều dãy hình hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

- Cô và trẻ nhận xét kết quả của 2 đội.

+ Thử thách 2: Dâng lễ vật

- Cô có một thùng lễ vật gồm các đồ dùng như: Bộ chén, mũ, khăn tay, thùng giấy... tuy nhiên chúng chưa được đẹp do chưa được trang trí, các con hãy giúp cô trang trí chúng theo quy tắc sắp xếp do mình tự sáng tạo.

- Cô cho trẻ nghĩ ra cách sắp xếp trang trí theo ý thích từ những đồ dùng đó.

- Trẻ chia nhóm đồ vật để trang trí.

- Cô bao quát trẻ, đến từng nhóm trao đổi với trẻ các sắp xếp của nhóm:

+ Con định sắp xếp như thế nào?

+ Con nghĩ ra cách sắp xếp nào khác không?

3. Kết thúc

- Cho trẻ ra chơi

- Trẻ hát

- Trò chuyện cùng cô

- Trẻ tìm đồ dùng có số lượng 4 và gắn thẻ số.

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp cùng cô

- Trẻ nhận xét

- Lắng nghe

- Hình tam giác

- Trẻ xếp

- Trẻ xếp cùng cô

- Trẻ nhận xét

- Lắng nghe

- Trẻ so sánh

- Lắng nghe

- Trẻ liên hệ

- Trẻ tham gia chơi

- Trẻ cùng cô nhận xét

- Trẻ chia nhóm đồ vật

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ ra chơi