Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã

Trả lời:

Căn cứ Điều 33 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, sửa đổi bổ sung 2019, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định như sau:

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

I. GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HĐND CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu đối với giám sát của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã

2. Các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND

II. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HĐND CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

1. Khái niệm kỹ năng giám sát

2. Kỹ năng giám sát

3. Kỹ năng chất vấn

4. Kỹ năng giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp

5. Kỹ năng giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương

6. Kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

------------------------

I. GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HĐND CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

I.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu đối với giám sát của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã

I.2. Các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND

II. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HĐND CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

II.1. Khái niệm kỹ năng giám sát

II.2. Kỹ năng giám sát

II.3. Kỹ năng chất vấn

II.4. Kỹ năng giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp

II.5. Kỹ năng giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương

II.6. Kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Các báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm và nhiệm kỳ của HĐND các cấp và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua, đều có chung đánh giá: HĐND các cấp đã cố gắng tổ chức hoạt động để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, tạo được chuyển biến tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của HĐND còn hình thức, chất lượng, hiệu quả hạn chế, chưa thiết thực, chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri... Nếu không có sự chấn chỉnh nghiêm túc, kịp thời thì nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ cũng lặp lại đánh giá như thế. Bài viết này mong được trao đổi về thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp khắc phục.

Thực trạng

Theo quy định, HĐND cấp xã cũng có hai chức năng cơ bản: quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định. Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐND trong hệ thống chính trị ở xã cũng quan trọng như HĐND tỉnh và huyện - là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương. Tuy vậy, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, nhân sự và biên chế chuyên trách ít hơn, phạm vi thẩm quyền giới hạn hơn. HĐND cấp xã có từ 25-30 đại biểu, Thường trực HĐND xã có Chủ tịch và Phó chủ tịch, (một trong hai chức danh hoạt động chuyên trách), không có các ban, không có chuyên viên giúp việc. Mỗi năm HĐND xã tổ chức 2 kỳ họp vào đầu và giữa năm. Giữa 2 kỳ họp, Thường trực đại diện HĐND xã điều hòa, phối hợp hoạt động cùng UBND, UBMT và các tổ chức chính trị, xã hội cùng cấp để thực thi nhiệm vụ đã đề ra và chỉ đạo của cấp trên.

Nhìn chung, với chức năng, nhiệm vụ được giao, HĐND xã trong các nhiệm kỳ qua đã tích cực tổ chức hoạt động: mỗi năm tổ chức 2 kỳ họp thường lệ, ban hành các nghị quyết về nhiệm vụ phát triển KT-XH cả nhiệm kỳ và mỗi năm; nghị quyết về thu chi ngân sách hàng năm để UBND cùng cấp triển khai thực hiện. Ngoài ra, HĐND xã còn xem xét thông qua các nghị quyết theo yêu cầu của cấp trên như nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; đặt, đổi tên đường; thay đổi địa giới hành chính; thành lập thị trấn, thị xã... để cấp có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn.

Các nghị quyết của HĐND xã ban hành đều đúng pháp luật, đúng trình tự thủ tục, sát tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả mang lại khá thiết thực, KT-XH địa phương phát triển năm sau hơn năm trước, an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định, thu nhập, đời sống nhân dân địa phương nâng lên... Nếu dừng lại ở đây, với kết quả đạt được không thể đánh giá hoạt động của HĐND xã hình thức, chất lượng, hiệu quả thấp. Vậy thì tại sao đã và đang có chung nhận định mang tính phổ biến trên phạm vi cả nước là chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND xã chưa đáp ứng yêu cầu?

Vấn đề là ở chỗ: HĐND xã mới thể hiện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng trong phạm vi thẩm quyền, còn những vấn đề diễn ra trên địa bàn xã, ngoài phạm vi thẩm quyền quyết định của mình thì HĐND xã hầu như đứng ngoài cuộc, không thể hiện được vai trò của người đại diện cho ý chí và quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương.

Chúng ta đều biết, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước đều được tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở. Mỗi chính sách khi triển khai vào thực tế đều tác động thuận hoặc nghịch đối với quyền lợi của người dân. Với nhóm người này thì được lợi (nhiều hoặc ít), nhưng với nhóm người khác lại bị thiệt hại (nhiều hoặc ít). Người được lợi hay bị thiệt đều cần có HĐND ở cấp trực tiếp nhận biết một cách cụ thể để thực hiện vai trò của người đại diện để bảo vệ hoặc bênh vực. Nhưng HĐND xã chưa làm được điều đó.

Trên địa bàn xã nào cũng có tác động do thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa... gắn liền với đó là việc triển khai hàng loạt công trình, dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống giao thông, thủy lợi, thủy điện, du lịch...; các dự án về khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... Đồng thời, còn triển khai chính sách thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp văn minh đô thị, trợ cấp trợ cứu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Chính sách nào của Nhà nước cũng nhằm mưu cầu lợi ích cho xã hội và nhân dân nhưng trong thực tế, khi triển khai đều đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp của việc thu hồi đất, đền bù giải tỏa nhà cửa, tái định cư... bị ô nhiễm môi trường vì rác thải, nước thải chưa qua xử lý của các nhà máy, làng nghề; không được hưởng đúng chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành do cán bộ tắc trách, gian dối, thực hiện không đúng quy định...

Những vấn đề nêu trên HĐND xã đều biết và ghi nhận qua các hội nghị TXCT định kỳ và qua đơn thư phản ánh, kiến nghị của dân về những sự việc bức xúc, nổi cộm ở địa phương, nhưng việc xử lý, giải quyết thường dừng lại ở báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. HĐND xã không thể hiện được vai trò là chỗ dựa cho những người bị thiệt hại nên người dân thường phải tự mình đi khiếu kiện lên cấp trên. Hầu như chưa có HĐND xã nào thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo phản ánh của dân để có văn bản báo cáo lên cấp trên hoặc đưa vào chương trình kỳ họp HĐND xã để xem xét, ban hành nghị quyết để bảo vệ, bênh vực lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân. Có thể nói, HĐND xã còn xa rời cuộc sống thực tại của người dân.

Ở nhiều địa phương đã xảy ra tiêu cực, vi phạm chính sách, pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân, một số người vi phạm đã bị phát hiện và xử lý, công luận phê phán, chắc chắn nhân dân ở các xã đó biết, báo cáo phản ánh, kiến nghị với HĐND xã, đáng buồn là HĐND xã không làm được gì để ngăn chặn. Những vụ việc gian dối khi cấp đất, giao đất không đúng đối tượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người lấn chiếm đất công, ăn chặn tiền, lương thực, thực thẩm cứu trợ người bị thiệt hại do bão lụt, trả tiền đền bù đất đai, tài sản khi nhà nước thu hồi, gia súc gia cầm bị hủy do dịch bệnh, bị chết do rét vượt thực tế để thu lợi bất chính... đều diễn ra ở xã, cử tri biết, đại biểu biết, HĐND cũng biết nhưng vẫn im hơi, lặng tiếng.

Thực tế cho thấy, HĐND cấp xã mới chỉ chú trọng và thực hiện được chức năng quyết định, nhưng phần lớn việc quyết định của HĐND là “quyết định theo, quyết định lại”. Các nội dung báo cáo, đề án về KT-XH, về thu chi ngân sách... do UBND cùng cấp trình HĐND xem xét, quyết định đều đã được Cấp ủy, Ban Thường vụ Cấp ủy cùng cấp xem xét, cho ý kiến bằng văn bản rồi, hoặc theo văn bản chỉ đạo cụ thể của cấp trên (quyết định hoặc thông báo giao kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể). Mỗi năm HĐND cấp xã tổ chức hai kỳ họp, thông qua và ban hành một số nghị quyết (hình thức như nhau, nội dung chỉ thay đổi một ít về đánh giá tình hình và về các số liệu). Về chức năng giám sát, tại kỳ họp, HĐND xã cũng yêu cầu đại biểu giám sát tốt để quyết định đúng và trúng, nhưng cơ bản HĐND cấp xã chưa chú trọng đúng mức việc thực hiện chức năng giám sát giữa hai kỳ họp, giám sát việc thực thi chính sách của các tổ chức, cá nhân đang được giao nhiệm vụ triển khai trên địa bàn. Do đó, tại kỳ họp chỉ có báo cáo của Thường trực HĐND có nội dung giám sát, thẩm tra báo cáo của UBND cùng cấp, ngoài ra không có báo cáo giám sát chuyên đề nào nữa. Tại kỳ họp, đại biểu chủ yếu nghe báo cáo, thường ít phát biểu ý kiến tranh luận, phản biện, đề xuất sáng kiến mới, không khí kỳ họp thiếu sinh động, sôi nổi, không đáp ứng yêu cầu quản trị về mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương.

Pháp luật hiện hành quy định đối tượng giám sát của HĐND cấp xã gồm Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các tổ chức và cá nhân khác trong thực hiện nghị quyết HĐND cấp mình và các chính sách, pháp luật của cấp trên ở địa phương. Nhưng với cơ chế, tổ chức biên chế hiện nay, HĐND xã chỉ đủ điều kiện giám sát đối với các tổ chức và cá nhân cùng cấp ở hai kỳ họp thường lệ, còn đối với các tổ chức và cá nhân ngoài phạm vi đó đang hoạt động tại địa phương thì không thể làm được. Đại biểu thì kiêm nhiệm, chuyên trách chỉ có một người, kinh phí, phương tiện làm việc lại hạn chế, văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ... nên muốn làm tốt chức năng giám sát cũng rất khó.

Kiến nghị

Để HĐND xã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ với chất lượng và hiệu lực, hiệu quả thực sự, đề nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành về cơ chế, tổ chức HĐND xã tương ứng với nhiệm vụ được giao; đồng thời có văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng giám sát các cá nhân, tổ chức thẩm quyền cấp trên được giao nhiệm vụ tác nghiệp trên địa bàn xã. Lấy kết quả hoạt động giám sát, gắn với kết quả hoạt động quyết định làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu lực hoạt động của HĐND xã. Có như thế thì vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của HĐND xã sẽ thể hiện cụ thể; ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân mới được phát huy, nhân dân sẽ thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng cho HĐND xã cũng như chính quyền địa phương vững mạnh, trong sạch, đại biểu HĐND xã cũng sẽ năng động, tích cực và đóng góp nhiều sáng kiến mới.

Đối với Báo cáo giám sát của HĐND xã. Quy định các ban HĐND cấp trên theo lĩnh vực phân công khi nhận Báo cáo giám sát của HĐND xã, thấy quyền lợi của nhân dân bị xâm hại, thì phải tổ chức giám sát và ban hành văn bản xác nhận để tăng giá trị pháp lý và hiệu lực của báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Khi chưa sửa đổi, bổ sung luật hiện hành, đề nghị UBTVQH có chủ trương cho HĐND cấp xã ở một số tỉnh thí điểm thực hiện Thường trực HĐND xã có 3 thành viên, lập ban HĐND cấp xã để tăng cường giám sát những vụ việc nổi cộm ở địa phương theo phản ảnh, kiến nghị của cử tri.

Đoàn Nhuận