Giám đốc Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng

Chào mừng đến với Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh!

Vũ trụ mà Trái đất đang tồn tại trong đó cực kỳ lớn. Cho đến nay, nền khoa học của chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết vũ trụ này. Ban đầu, vũ trụ chỉ là một thể nén. Sau đó, cách đây 13,7 tỷ năm, vụ nổ Big Bang đã làm cho vũ trụ không ngừng mở rộng khiến mỗi điểm trong nó đều tự mở rộng. Vì thế, vũ trụ không có tâm do không có điểm bắt đầu.

Theo nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis-Hoa Kỳ, do phó giáo sư Ryan Bogdan dẫn đầu, cho thấy những đứa trẻ tiếp xúc với cần sa khi còn trong bụng mẹ tiếp tục có tỷ lệ cao các triệu chứng tâm thần [trầm cảm, lo lắng và một số tình trạng tâm thần khác] ở độ tuổi 11 và 12 và tới tuổi vị thành niên.

Theo một nghiên cứu gần đây, việc tiếp xúc tốt với vitamin D sẽ ngăn ngừa các dạng nghiêm trọng của Covid-19.

Trên tinh thần thúc đẩy khoa học và hợp tác quốc tế, ngày 29/8/2022, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phối hợp với EURAXESS tổ chức Hội thảo quốc tế “Thông tin KH&CN phục vụ Hệ sinh thái ĐMST quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” với mục đích nâng cao năng lực trong nghiên cứu khoa học, cũng như khuyến khích các sáng kiến trong khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu [EU].

Ngày 16/9/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp một số nhà khoa học quốc tế và các nhà khoa học đạt giải Nobel sang Việt Nam dự hội thảo “Khoa học, đạo đức và phát triển con người” trong khuôn khổ Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành [ICISE].

Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII  10175 - 05/09/2022

Ông Nguyễn Việt Dũng - giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Nguyễn Việt Dũng - giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM - nói như vậy tại hội thảo về "Năng lực chuyển đổi số cho thanh niên" do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ [Thành đoàn TP.HCM] tổ chức hôm nay 18-5, cũng là Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam.

Ông Dũng cho rằng hiện nay khi nhắc tới chuyển đổi số, nhiều người thường nghĩ ngay đến các công nghệ mới. Một số công ty, đơn vị "đổ" rất nhiều tiền vào đầu tư công nghệ nhưng khi áp dụng, hiệu quả lại khá khiêm tốn.

Theo ông Dũng, trước hết chuyển đổi số cần bắt đầu từ tư duy. Một công ty, tổ chức cần nhìn ra được đâu là những vấn đề mà đơn vị mình đang gặp phải và thật sự muốn giải quyết, tối ưu hóa. Dựa trên nền tảng đó, những đơn vị này mới tìm và đưa vào những công nghệ mới.

Kể cả trong hoạt động nghiên cứu - khi tìm kiếm một giải pháp, giải thuật, giải toán - cũng phải nghĩ đến việc rốt cuộc sẽ giải quyết cái gì? Công nghệ chỉ là bước tiếp theo, là công cụ để hỗ trợ thực hiện những mô hình đã đề ra.

Cuối cùng, chuyển đổi số phải tạo ra những giá trị mới cho công ty, tổ chức, cộng đồng hay xã hội. Theo ông Dũng, chuyển đổi số nhất thiết phải tạo ra giá trị bởi nếu bỏ tiền, công sức nghiên cứu, áp dụng những mô hình mới nhưng không đem lại lợi ích gì là "vô nghĩa".

Tại hội thảo, ông Phạm Bình An, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng hiện tại xu hướng "kinh tế số", "kinh tế tuần hoàn" và "kinh tế xanh" bắt đầu trở nên mạnh mẽ tại TP.HCM, nhất là sau dịch COVID-19.

Ông cũng cho rằng từng bạn trẻ hoàn toàn có thể tham gia đóng góp cho những lĩnh vực trên, đặc biệt là về kinh tế số của TP. 

Sự đóng góp ấy có thể xuất phát từ những hành động rất nhỏ, chẳng hạn hiểu được vai trò của dữ liệu số, biết hướng áp dụng chuyển đổi số để nâng cao khả năng của bản thân.

Theo ông An, năng lực công nghệ thông tin của các bạn trẻ ngày nay rất tốt nhưng hiện có nhiều vấn đề trên môi trường số để các bạn có thể học hỏi thêm. Từ các ý tưởng số hóa hay, các bạn hoàn toàn có thể phát triển thành những dự án khởi nghiệp tiềm năng.

Doanh nghiệp sống sót tốt hơn nhờ chuyển đổi số

TRỌNG NHÂN

JavaScript is disabled for your browser. Some features of this site may not work without it.

 

.

Cập nhật lúc: 10:46, 04/08/2022 [GMT+7]

[LĐ online] - Chiều 3/8, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị cộng tác viên Bản tin Khoa học và Công nghệ với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các bản tin, các cộng tác viên là chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên, nhà báo, công chức, viên chức đến từ các viện trường, sở, ngành, các cơ quan thông tấn báo chí. 

Ông Đỗ Minh Ngọc – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban Biên tập Bản tin và ông Phan Công Du – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Lâm Đồng [thuộc Sở], Phó ban Biên tập bản tin đã chủ trì hội nghị.

Những năm qua, hoạt động thông tin khoa học và công nghệ [KHCN] được đặc biệt quan tâm góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực KHCN, nghiên cứu – trao đổi, giới thiệu các kết quả nghiên cứu ứng dụng, các sáng chế giải pháp hữu ích phục vụ thiết thực cho nghiên cứu, sản xuất và đời sống, kịp thời tuyên truyền các mô hình phát triển kinh tế, các gương điển hình tiên tiến ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp…

Là đơn vị được giao nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHCN đến đông đảo bạn đọc gần xa, Trung tâm Ứng dụng KHCN đã thực hiện xuất bản Bản tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng với định kỳ 2 tháng/số, 200 bản/số, 32 trang/số. Từ số đầu tiên phát hành vào năm 1993, qua 29 năm, Bản tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, luôn bám sát nhiệm vụ phổ biến kiến thức KHCN nhằm thúc đẩy ứng dụng KHCN, phản ánh hoạt động, giới thiệu kết quả nghiên cứu đề tài, dự án các cấp, đưa nhanh tiến KHCN vào sản xuất, đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 

Đến nay, Bản tin đã phát hành được 133 số với khoảng 70.600 bản; trung bình mỗi số có 10 – 13 bài viết.

Với 4 chuyên mục: “Vấn đề - sự kiện”, “Hoạt động khoa học và công nghệ”, “Giới thiệu kết quả đề tài, dự án”, “Khoa học và đời sống”, Bản tin đã chuyển tải tới bạn đọc nhiều thông tin thiết thực, bổ ích về phát triển hạ tầng KHCN, vai trò của sở hữu trí tuệ, phát triển nguồn nhân lực; vai trò của hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; các chính sách hỗ trợ, các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với cảnh quan môi trường. 

Ngoài ra, Bản tin cũng quan tâm thông tin lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn như: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản bản sắc dân tộc, di tích lịch sử, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, phát triển làng nghề truyền thống, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa nền hành chính…

Nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của các cộng tác viên

Hội nghị đã nhận được 11 tham luận của các chuyên gia, cộng tác viên với 32 ý kiến đóng góp nêu các vấn đề: Đổi mới nội dung, hình thức, bố cục, chuyên mục, dàn dựng Bản tin, tổ chức mạng lưới cộng tác viên, phát hành, nâng cao hàm lượng khoa học, giá trị thực tiễn, tính thời sự, đổi mới hình thức trình bày, chế bản, nâng cao chất lượng hình ảnh minh họa, tính chuyên nghiệp trong công tác biên tập, sáng tạo trong cách thức chuyển tải nội dung…

Ông Đỗ Minh Ngọc – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban Biên tập Bản tin kết luận: Trước những yêu cầu đặt ra, thời gian tới Bản tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng tiếp tục duy trì các chuyên mục đã xây dựng, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền, khẳng định là kênh thông tin chính thống, chính xác, kịp thời, đủ độ tin cậy về các vấn đề liên quan đến hoạt động KHCN của tỉnh. Tăng cường thông tin hoạt động KHCN trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, tập trung vào đưa tin các kết quả nghiên cứu KHCN, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, thông tin các vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp về KHCN, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu cách làm mới, hiệu quả của các doanh nghiệp để nhân rộng. Ưu tiên thông tin, bài viết có tính khả thi để người đọc dễ đọc, dễ làm theo, hạn chế thuật ngữ chuyên sâu khó hiểu. Mở rộng mạng lưới cộng tác viên tại các đơn vị khoa học, sở, ban, ngành, cơ quan báo chí để nâng cao chất lượng và hiệu quả tin, bài. Ứng dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại để trình bày, chế bản đẹp hơn, chất lượng hình ảnh tốt hơn, hấp dẫn độc giả hơn… Từ đó, nhanh chóng đổi mới nội dung, hình thức Bản tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, góp phần đưa KHCN thấm sâu vào thực tiễn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 

QUỲNH UYỂN

Video liên quan

Chủ Đề