Giải toán lớp 6 tập 2 bài 96 trang 44 năm 2024

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 93, 94, 95 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

Bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều

A. Hoạt động cơ bản bài 96 Toán VNEN lớp 5

1. Thực hiện hoạt động"Liệt kê các loại phương tiện giao thông và ước lượng vận tốc tương ứng":

Mỗi bạn trong nhóm nghĩ ra một loại phương tiện giao thông và nêu vận tốc của loại phương tiện đó

Ví dụ: Máy bay phản lực: 850 km/giờ

Máy bay cánh quạt: 500 km/giờ

Xe đạp: 15 km/giờ

Ngựa: 18 km/giờ

……

Đáp án

Ví dụ:

· Tàu hỏa: 120km/ giờ

· Ô tô khách: 80km/ giờ

· Ô tô kéo rơ móc: 60km/ giờ

· Xe đạp: 15 km/giờ

· Xe máy : 40 km/giờ

· Máy bay phản lực: 850km/giờ

2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn [sgk]

Ví dụ: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 15 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ A cách B là 48km với vận tốc 39km và đuổi theo xe đạp [xem hình dưới đây]. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?

Nhận xét:

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

39 – 15 = 24 [km]

Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

48 : 24 = 2 [giờ]

Đáp số : 2 giờ.

3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau:

Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài giải:

Sau 2 giờ xe đạp đi được quãng đường là:

18 × 2 = 36 [km]

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là :

…… – …… = …… [km]

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là :

…… : ……. = ……

Đáp số : ………

Đáp án

Bài giải:

Sau hai giờ xe đạp đi được số quãng đường là:

18 x 2 = 36 [km]

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

42 - 18 = 24 [km]

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

36 : 24 = 1,5 [giờ]

Đáp số: 1,5 giờ

B. Hoạt động thực hành bài 96 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cùng đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Phương pháp giải:

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe đạp đi được trong 2 giờ.

- Tính số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

Đáp án

Sau hai giờ, xe đạp đi được số quãng đường là:

15 x 2 = 30 [km]

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp số km là:

40 - 15 = 25 [km]

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

30 : 25 = 1,2 [giờ] = 1 giờ 12 phút

Đáp số: 1 giờ 12 phút

Câu 2: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Một người đi xe máy từ A đến B lúc 8 giờ với vận tốc 32km/giờ. Đến 9 giờ 30 phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Phương pháp giải

Tính thời gian xe máy đi trước ô tô : 9 giờ 30 phút – 8 giờ = 1 giờ 30 phút.

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe máy đi được trong 1 giờ 30 phút.

- Tính số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tìm thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy thời gian lúc ô tô xuất phát cộng với thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy.

Đáp án

Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

9 giờ 30 phút - 8 giờ = 1 giờ 30 phút [hay 1,5 giờ]

Sau 1,5 giờ, xe máy đi được số quãng đường là:

32 x 1,5 = 48 [km]

Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:

56 - 32 = 24 [km]

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

48 : 24 = 2 [giờ]

Vậy thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:

9 giờ 30 phút + 2 = 11 giờ 30 phút

Đáp số: 11 giờ 30 phút

C. Hoạt động ứng dụng bài 96 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Lập kế hoạch phân bổ thời gian tham quan, thực tế

Em dự kiến kế hoạch đi tham quan, thực tế cho lớp ở một số địa danh. [Chẳng hạn đi tham quan bảo tàng, sau đó tới công viên, rồi thăm nhà bà mẹ liệt sĩ....]

Đáp án

Ví dụ mẫu:

Các chặng

Quãng đường

Vận tốc

Thời gian đi từng chặng

Thời gian lưu lại ở cuối chặng

Trường em -> lăng Bác

8 km

40 km/ giờ [ô tô]

12 phút

ở lại 40 phút

Lăng Bác -> chùa một cột

1km

5 km/ giờ [đi bộ]

12 phút

ở lại 30 phút

Chùa một cột -> Văn miếu Quốc tử giám

3 km

30 km/ giờ [ô tô]

6 phút

ở lại 45 phút

Văn miếu -> công viên Thủ Lệ

7 km

40 km/giờ [ô tô]

10 phút 30 giây

ở lại 1 giờ

Tổng thời gian

40 phút 30 giây

2 giờ 55 phút

3 giờ 35 phút 30 giây

\>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 97: Ôn tập về số tự nhiên

D. Lý thuyết cần nhớ về hai chuyển động cùng chiều

Bài toán tổng quát 1 - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí

Cách giải:

Coi vận tốc xe thứ nhất [v1] lớn hơn vận tốc xe thứ hai [v2]. Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường S

Tìm hiệu vận tốc: v = v1 - v2

Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: T = S : v

Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian để gặp nhau t

Vị trí hai vật gặp nhau các điểm xuất phát của xe thứ nhất: X = v1 x t

Bài toán tổng quát 2 - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng địa điểm, khác thời gian

Cách giải:

Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng một địa điểm. Xe thứ 2 xuất phát trước xe thứ nhất thời gian t0, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì ta sẽ tính thời gian để chúng đuổi kịp nhau

Chủ Đề