Giải bài tập môi trường nhiệt đới gió mùa

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa - trang 23 địa lí 7. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa nhé.

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 bài 7 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Địa lý 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1. [trang 23 SGK Địa Lí 7]:

Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1

Trả lời:

Môi trường nhiệt đới gió mùa chủ yếu nằm ở Nam Á và Đông Nam Á.

Câu 2. [trang 23 SGK Địa Lí 7]:

Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.

Trả lời:

- Nhận xét hướng gió:

+ Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là tây nam; khi thổi lên phía bắc, hướng gió đổi sang đông nam.

+ Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là đông bắc; khi thổi xuống phía nam, hướng gió đổi sang tây nam.

- Giải thích: Mùa hạ mưa nhiều do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo nhiều hơi nước; mùa đông mưa rất ít, do gió Đông Bắc thổi từ lục địa về, có tính chất khô

Câu 3. [trang 24 SGK Địa Lí 7]: 

Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai [Ấn Độ], qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai?

Trả lời:

a] Nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa [một mùa có nhiệt độ cao và một mùa có nhiệt độ thấp hơn].

- Lượng mưa trung bình năm trên 1.500mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều [từ tháng V đến tháng X], một mùa mưa ít [từ tháng XI đến tháng IV năm sau].

b] Sự khác nhau về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội và ồ Mum-bai

- Về nhiệt độ:

+ Hà Nội có mùa đông xuống dưới 18°c, mùa hạ lên tới hơn 30°c, biên độ nhiệt năm cao, đến trên 12°c. Hà Nội trong năm có một mùa đông lạnh.

+ Mum-bai có nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 30°c, tháng mát nhất trên 23°c. Mum-bai nóng quanh năm.

- Về lượng mưa, cả hai đều có lượng mưa lớn [Hà Nội: 1.722mm, Mum-bai: 1.784mm] và mưa theo mùa, nhưng lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum-bai.

Câu 4. [trang 25 SGK Địa Lí 7]:

Nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh 7.5 và 7.6 trong SGK [trang 25].

Trả lời:

- Về mùa mưa: Rừng cao su lá xanh tươi.

- Về mùa khô: Rừng cao su lá rụng đầy, cây khô, lá vàng.

Gợi ý thực câu hỏi và bài tập cuối bài 

Giải bài tập 1 trang 25 SGK địa lý 7:

Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa có nhiệt độ cao [trên 29°c vào cuối mùa] và một mùa có nhiệt độ thấp hơn.

+ Lượng mưa trung bình năm trên l.000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều, chiếm 70 - 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít.

- Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt.

Giải bài tập 2 trang 25 SGK địa lý 7:

Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.

+ Về mùa mưa, cây cối xanh tươi; về mùa khô, cây cối rụng lá, trơ cành.

+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

+ Ở những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.

+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.

- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.

File tải miễn phí giải bài tập SGK Địa lí 7 bài 7:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 7 dân số địa lý 7 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Văn, Hóa, Sử, Lí, GDCD, Sinh,... chia theo từng khối lớp được cập nhạt liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 7
  • Giải Địa Lí Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Giải Địa Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 7

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Câu 1 trang 18 SBT Địa Lí 7: Hãy cho biết câu dưới đây đúng hay sai:

Gió mùa là loại gió thay đổi hướng theo mùa trong năm [chủ yếu vào mùa hạ và mùa đông].

Lời giải:

Câu 2 trang 19 SBT Địa Lí 7: Quan sát hình 7.1 và hình 7.2 tr. 23 SGK, kết hợp với SGK và kiến thức đã học, hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Lời giải:

Câu 3 trang 19 SBT Địa Lí 7: Dựa vào sơ đồ dưới đây:

Hãy nêu thuận lợi, khó khăn của khí hậu nhiệt đới gió mùa đối với việc trồng trọng và chăn nuôi.

Lời giải:

– Thuận lợi:

+ Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Lượng mưa phân hóa theo mùa, tạo ra cơ cấu mùa vụ đa dạng.

+ Chế độ gió mùa tạo cho các khu vực có khí hậu đặc trưng đa dạng để phát triển các sản phẩm nông nghịêp độc đáo.

+ Mùa đông nhiệt độ xuống dưới 100C thích hợp phát triển các loại rau quả ôn đới.

– Khó khăn:

+ Về mùa đông nhiệt độ xuống thấp gây khó khăn cho việc phát triển của các loài sinh vật nhiệt đới.

+ Mùa khô kéo dài, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.

Câu 4 trang 20 SBT Địa Lí 7: Hãy đánh dấu X vào ý em cho là đúng nhất.

Lời giải:

Câu 5 trang 20 SBT Địa Lí 7: Dựa vào sơ đồ dưới đây và vốn hiểu biết:

Hãy nêu ví dụ về sự thay đổi của môi trường thiên nhiên và hoạt động của con người theo mùa gió.

Lời giải:

– Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên theo mùa gió:

+ Mùa mưa: Rừng cao su xanh tốt.

+ Mùa khô: Cây cao su rụng lá.

– Sự thay đổi hoạt động của con người theo mùa gió:

+ Mùa mưa: con người trồng cây và chăm sóc cây.

+ Mùa khô: con người làm thủy lợi, tưới tiêu, thu hoạch mùa màng, phơi sấy nông sản.

Video liên quan

Chủ Đề