Giá nước kinh doanh 2023 hà nội

Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Chỉ thị số 11 nêu rõ dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của ngân sách nhà nước, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu.

Cùng với đó, tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đề thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ quan thuế, hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan của thành phố chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách; chủ động rà soát, lập dự toán tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn.

Đồng thời, "phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương", Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội lưu ý.

Chính quyền Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

"Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của ngân sách nhà nước bình quân tăng khoảng 7 - 9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022, sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách", Chỉ thị số 11 nêu rõ.

Dự toán thu tiền sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất.

Còn dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 phấn đấu tăng bình quân khoảng 4 - 6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công, trong đó có nhà, đất, số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen. Theo đó, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Tuy nhiên, trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; dịch Covid 19 cơ bản được kiểm soát; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được triển khai; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên...

Kinh tế TP. Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, tuy nhiên tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm. Thu hút đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô. Môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh [PCI], thủ tục hành chính và dịch vụ công cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa tạo ra sự vượt trội so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước...

Nước sạch luôn là thứ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của con người ngày càng nhiều, nhưng giá nước sạch lại thường xuyên có sự thay đổi, khiến không phải ai cũng nắm rõ giá và thường đặt ra những câu hỏi như: Giá nước sạch Hà Nội là bao nhiêu? sử dụng 1 khối nước hết bao nhiêu tiền? cách tinh tiền nước như thế nào?…. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết từng cầu hỏi của quý khách, cùng theo dõi để biết thêm thông tin nhé!

Xem thêm: Nước ngầm là gì? những điều cần biết về nguồn nước ngầm

Giá nước sạch do cơ quan nào quy định?

Tất cả các quyết định liên quan tới biểu giá nước sạch đều bắt buộc tuân theo quy chế tính giá nước đã được Nhà nước ban hành.

Nguyên tắc tính giá nước sạch được quy định tại Điều 51 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch [được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP] như sau:

1. Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch [bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối] nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

2. Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán nước trong khung giá, biểu giá nước do Nhà nước quy định.

Xem thêm: Giá hút bể phốt tại Hà Nội

Giá nước sạch

3. Giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng nước có xét đến hỗ trợ người nghèo.

4. Giá nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện sản xuất nước của từng vùng, từng địa phương, từng khu vực.

5. Giá nước sạch được xác định không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài.

6. Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng có mục đích sử dụng nước khác nhau, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bù chéo giữa giá nước sinh hoạt và giá nước cho các mục đích sử dụng khác góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các đơn vị cấp nước.

7. Chính quyền địa phương các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động cấp nước phải xây dựng chương trình chống thất thoát thất thu nước, có cơ chế khoán, thưởng đồng thời quy định hạn mức thất thoát thất thu tối đa được phép đưa vào giá thành nhằm khuyến khích các đơn vị cấp nước hoạt động có hiệu quả.

8. Trường hợp giá nước sạch được quyết định thấp hơn phương án giá nước sạch đã được tính đúng, tính đủ theo quy định thì hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.

9. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.

Thông tin cập nhật mới nhất từ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh donah nươc sạch [VIWACO] và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội thông qua, thì giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

1. Giá nước sạch sinh hoạt cho hộ gia đình:

STT Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư [m³/tháng/hộ gia đình] Giá bán nước [VNĐ] Thuế GTGT [5%] Phí bảo vệ môi trường [10%] Giá thanh toán [VNĐ]
1 10 m³ đầu tiên 5.973 298,65 597,30 6.869
2 Từ trên 10 m³ đến 20 m³ 7.052 352,60 705,20 8.110
3 Từ trên 20 m³ đến 30 m³ 8.669 433,45 866,90 9.969
4 Trên 30 m³ 15.929 796,45 1.592,90 18.318

Có thể thấy, nếu chúng ta sử dụng càng nhiều nước thì số tiền sẽ tăng lên theo từng mức khác nhau. Phương pháp tính này, nhằm mục đích khuyến khích các hộ gia đính sử dụng nước tiết kiệm hơn, hợp lý hơn để cắt giảm chi phí không cần thiết.

2. Giá nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo:

Hộ nghèo là những hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế, nên cần được Nhà nước quan tâm dành cho những sự ưu đãi để đáp ứng điều kiện sống cần thiết. Vậy nên, các hộ nghèo, cần nghèo sẽ được trợ cấp giá nước sinh hoạt ưu đãi hơn các đối tượng khác trong xã hội.

Giá nước sạch sinh hoạt cho hộ nghèo

Các hộ nghèo có sổ hộ nghèo do địa phương xác nhận đều được sử dụng nước sạch với giá ưu đãi với mức biểu giá cụ thể như sau:

  • Mức 10m3 nước sạch đầu tiên: 3.600 đồng/m3
  • Từ trên 10 đến 20m3: 4.500 đồng/m3
  • Từ trên 20 đến 30m3: 5.600 đồng/m3
  • Trên 30m3: 6.700 đồng/m3

3. Giá nước sạch cho cơ quan hành chính, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhận hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ:

Đối với những doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thường sử dụng lượng nước lớn để sản xuất nên nhà nước áp dụng mức giá riêng đối với các đối tượng này như sau:

  • Nước sử dụng cho các cơ quan hành chính: 9.955 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho các đơn vị sản xuất: 11.615 đồng/m3.
  • Nước sử dụng cho kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3.

Cách tính giá nước sinh hoạt tại Hà Nội:

Theo như bảng giá trên, thì đơn giá nước sạch sinh hoạt sẽ được tính theo công thức lũy tích. Để tính giá nước sinh hoạt chính xác, cần phải xác định rõ đối tượng, mục đích, nhu cầu sử dụng để áp dụng đúng mức giá.

Cách tính giá nước sinh hoạt tại Hà Nội

Nếu bạn thuộc đối tượng là hộ gia đình, mục đích sử dụng nước để sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, nấu ăn…, một tháng bạn sử dụng hết 34 m3 nước thì hoá đơn tiền nước của bạn được tính như sau:

Bậc 1 = Giá nước 10m3 đầu tiên [5.973 đồng/m3] x 10
Bậc 2 = Giá nước 10 – 20 m3 [7.052 đồng/m3] x 10
Bậc 3 = Giá nước 20 – 30 m3 [8.669 đồng/m3] x 10
Bậc 4 = Giá nước 30 m3 trở lên [15.929 đồng/m3] x 4

Như vậy, tổng số tiền nước của hộ gia đình bạn = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4

Lưu ý, giá bán nước sạch trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Vì thế, khi tính mức giá thanh toán, bạn cần tính thêm thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường 10%.

Ví dụ:

Quý khách là một hộ gia đình nhỏ 4 người, sử dụng nước để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: tắm giặt, ăn uống. Một tháng gia đình sử dụng hết 25 khối nước.

Lúc này hóa đơn tiền nước sẽ được tính theo đơn giá dành cho khách hàng là đối tượng hộ gia đình [bảng 1]. Ngoài ra, do nhà quý khách dùng hết 25 khối nên đơn giá sẽ được tính theo 3 bậc [tổng 3 bậc = 25 m³].

Bậc 1. 10 m³ đầu tiên * Đơn giá: 6.869 VNĐ/ khối = 68.690 VNĐ

Bậc 2. 10 m³ tiếp theo * Đơn giá: 8.110 VNĐ/ khối = 81.100 VNĐ

Bậc 3. 5 m³ còn lại * Đơn giá: 9.969 VNĐ/khối = 49.845 VNĐ

==> Tổng số tiền cần thanh toán = Bậc 1 + Bậc 2 + Bậc 3 = 199.635 VNĐ

Cách tiết kiệm nước sinh hoạt hiệu quả nhất:

Để tiết kiệm chi phí phải chi cho hóa đơn tiền điện nước, dưới đây chúng tôi xin gợi ý tới bạn đọc một vài mẹo nhỏ giúp sử dụng nước tiết kiệm hơn những vẫn đủ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất hằng ngày.

Luôn khóa vòi nước khi không còn nhu cầu sử dụng:

Đôi khi chúng ta thương lơ đãng quên không tắt vòi nước khi không còn nhu cầu sử dụng nữa, hoặc vặn van nước không chặt cũng khiến nước vẫn tiếp tục chảy nhỏ giọt.

Luôn khóa vòi nước khi không còn nhu cầu sử dụng

Điều này là một trong những nguyên nhân chủ yêu khiến cho hoa đơn tiền nước tăng cao. Vậy nên, cần phải nhớ kĩ là tắt vòi nước khi khoogn có nhu cầu sử dụng.

Sử dụng vòi hoa sen thay vòi phu thông thường:

Với những dạng vòi nước thông thường nếu không có chậu hứng ở dưới thì 60% lượng nước sẽ bị lãng phí, chính vì vậy để tiết kiệm nước, bạn hãy đầu tư lắp đặt vòi nước dạng phun tia nhỏ [vòi hoa sen].

Với loại vòi phun tia nhỏ không những giúp bạn cảm thấy thoải mái, tiện lợi hơn mà nó còn tạo ra sự hiện đại, sang trọng cho không gian nội thất xung quanh.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống có bị rò rỉ nước không:

Sau một thời gian sử dụng, các khớp nối của vòi nước thường sẽ xảy ra tình trạng rò rỉ, nếu chúng ta ngó lơ thì đây chính là tác nhân khiến hóa đơn tiền nước tăng lên hằng ngày.

Điều cần làm của bạn là thay ngay vòi nước mới để khắc phục tình trạng rò rỉ nước. Việc làm này không những tiết kiệm được nước mà trong phong thủy, nước đại diện cho tài lộc, nếu nước chảy rò rỉ cũng giống như tài lộc bị phân tán.

Sử dụng máy giặt hợp lý:

Máy giặt thường sử dụng một lượng lớn nguồn nước, và để tiết kiệm nước hiệu quả, bạn nên sử dụng máy giặt hợp lý như sau:

Sử dụng máy giặt hợp lý
  • Để chế độ giặt tự động, hạn chế sử dụng chế độ giặt cố định
  • Gom quần áo đến một lượng vừa đủ để cho vào máy giặt, tránh giặt nhiều lần với số lượng đồ áo quá ít.
  • Thay thế máy giặt mới khi nó đã quá cũ kỹ, cùng với đó là có phương án kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.

Tái sử dụng nguồn nước:

Nước sau khi bạn dùng để rửa rau, giặt quần áo, …. thay vì đổ xuống công thải, bạn có thể lưu lại để tưới cây hoặc dùng để dội bồn cầu.

Việc này không những giúp bạn tiết kiệm được nước hiệu quả mà còn có nhiều lợi ích khác như: giúp cây tươi tốt [nhất là nước vo gạo] và giúp khử mùi hôi của bồn cầu [nước giặt].

Xem thêm: Cách sử dụng viên tẩy bồn cầu đúng cách

Chủ Đề