Gãy xương cẳng chân bao lâu tập đi

Theo Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, xương chày hay xương ống đồng [ống chân, cẳng chân] là loại xương dài, dễ gãy nhất trong cơ thể. Gãy xương ống đồng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của ống chân, kéo dài từ đầu gối xuống đến trên mắt cá chân.

Cẳng chân được tạo thành từ hai bộ phận là xương chày và xương mác. Trong đó, xương chày chiếm diện tích lớn hơn, có nhiệm vụ hỗ trợ phần lớn trọng lượng cơ thể và là phần quan trọng của khớp gối, khớp mắt cá chân.

Va chạm xe, thi đấu thể thao cũng có thể khiến xương chày bị gãy. Trong nhiều trường hợp, xương mác sẽ bị ảnh hưởng khi xương chày gặp phải chấn thương.

Phân loại

Gãy xương chày, xương mác thường được phân loại tùy thuộc vị trí gãy [xa, giữa, gần]; hình dạng vết gãy. Dựa trên những yếu tố đó, gãy xương chày, xương mác được chia thành 5 loại:

- Gãy ngang: Vết gãy là một đường thẳng nằm ngang, đi qua trục xương chày.

- Gãy xiên: Vết thương có đường xiên ngang trục.

- Gãy xoắn ốc: Đường đứt gãy bao quanh trục như các đường sọc, nguyên nhân là lực xoắn gây ra, đây cũng là loại phổ biến của các cầu thủ, va chạm khi chơi thể thao.

- Gãy thành 3 mảnh trở lên.

- Gãy hở/kép: Các mảnh xương nhô ra qua da hoặc xiên vào nhau. Loại này thường gây nhiều tổn thương cho các cơ, gân và dây chằng xung quanh. Bệnh nhân có biến chứng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng, mất nhiều thời gian để chữa lành.

Khi bị gãy xương cẳng chân, bệnh nhân sẽ không thể đi lại, biến dạng ống chân. Nếu gãy hở, phần xương sẽ nhô ra trên da tại vị trí chấn thương. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ phải chịu nhiều đau đớn, mất cảm giác ở bàn chân.

Từ trái qua phải là các loại chấn thương cẳng chân: Gãy xoắn ốc, gãy thành nhiều mảnh, gãy xương hở, xuyên qua da. [Ảnh: Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ]

Điều trị

Tùy từng tình trạng, mức độ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật phù hợp với những người không thể đáp ứng phẫu thuật do sức khỏe kém, ít hoạt động, bị gãy xương kín, tình trạng không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dùng thanh nẹp để cố định phần chân bị gãy. Không giống bó bột, thanh nẹp có thể thắt chặt hoặc nới lỏng để cho phép can thiệp vết thương nếu có diễn biến khác thường.

Sau khi hết sưng, bệnh nhân có thể được chỉ định bó bột trong vài tuần rồi thay thế bằng nẹp chức năng và dây buộc. Nẹp sẽ bảo vệ và hỗ trợ chân đến khi lành, bệnh nhân có thể đi lại, vận động mà không gặp vấn đề đáng lo.

Với bệnh nhân gãy xương chày, mác hở, nhiều mảnh xương, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân được đóng đinh nội tủy bằng titan. Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết ca phẫu thuật chấn thương, gãy xương chân. Thanh titan sẽ đi qua chỗ gãy để cố định, vít vào xương ở cả hai đầu.

Ở bên ngoài, bệnh nhân cũng được cố định bằng ghim hoặc vít kim loại, gắn vào thanh bên ngoài da để giữ cho khung xương ổn định, lành trở lại.

Bệnh nhân gãy xương chày, mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để vết thương lành lại. [Ảnh: Freepik]

Hầu hết trường hợp gãy trục xương chày, xương mác phải mất ít nhất 4-6 tháng để chữa lành. Tuy nhiên, một số trường hợp mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là nạn nhân bị gãy xương hở, gãy thành nhiều mảnh hoặc có tiền sử hút thuốc.

Nhưng vấn đề của bệnh nhân gãy xương cẳng chân không chỉ nằm ở việc xương lành lại mà còn là đau đớn hậu chấn thương, các biến chứng có thể gặp phải.

Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau bằng thuốc. Sau đó, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn tập vật lý trị liệu. Giai đoạn này phụ thuộc vào thể lực và mức độ đáp ứng của từng người.

Bệnh nhân mất sức mạnh cơ bắp ở vùng bị thương nên các bài tập vật lý trị liệu rất quan trọng. Nó giúp khôi phục sức mạnh của cơ, cử động khớp linh hoạt. Các bài tập cũng làm giảm cơn đau hậu phẫu.

Gãy xương chày, xương mác có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Các đầu của xương gãy thường sắc nhọn và có thể làm rách cơ, dây thần kinh, mạch máu xung quanh.

Nạn nhân có thể gặp hội chứng khoang cấp tính - tình trạng đau đớn xảy ra khi áp lực trong cơ tăng lên quá mức. Áp lực này có thể giảm lưu lượng máu, ngăn cản quá trình nuôi dưỡng oxy đến các tế bào thần kinh, cơ. Nếu không được giải tỏa áp lực nhanh chóng, bệnh nhân có thể bị thương tật vĩnh viễn.

Gãy hở làm xương tiếp xúc trực tiếp môi trường bên ngoài. Ngay cả khi được phẫu thuật, làm sạch, xương cũng có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xương rất khó điều trị và thường phải phẫu thuật nhiều lần, dùng kháng sinh dài ngày.

Nguồn: Zing News

Tập đi sau gãy chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,Ưu điểm của phẫu thuật  nẹp vít là cho phép nắn xương đúng vị trí, bất động tương đối chắc chắn, tránh được di lệch thứ phát, người bệnh có thể tập cử động và chịu trọng lượng sớm, tránh cách biến chứng teo cơ, cứng khớp, loãng xương… Do đó ở thời điểm này, bạn đã có thể tập vật lý trị liệu cho chân bị tổn thương, bắt đầu bằng những bài tập dành cho khớp và gồng cơ, sau đó sẽ tập đi bằng nạng, với mức độ chịu lực tăng dần. Tốt nhất chỉ nên bỏ nạng khi kiểm tra thấy xương đã lành. Thời gian để có thể phục hồi sinh hoạt lại như bình thường thường từ 3-6 tháng tuỳ khả năng của từng người bạn nhé!Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Gãy 2 xương cẳng chân, bao lâu có thể tháo khung cố định?

>> Gãy 2 xương cẳng chân, bao lâu có thể bỏ nạng tập đi?

Gãy xương cẳng chân là một trong những chấn thương vùng chân hay gặp nhất có sự tác động mạnh của vật cứng lên xương cẳng chân. Gãy xương cẳng chân có nhiều mức độ từ đó việc điều trị và thời gian phục hồi cũng khác nhau tùy theo thể trạng mỗi người.

Chỉ định phương pháp đóng đinh nội tuỷ là các gãy kín và gãy hở đội 1, độ 2 1/3 giữa xương chày. Kỹ thuật đóng đinh ở đây là đóng xuôi dòng từ đầu trên xương chầy qua ổ gãy xuống đoạn ngoại vi. Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật đơn giản, cố định ổ gãy vững chắc, sau mổ không cần bó bột, bệnh nhân phục hồi chức năng sớm. Đặc biệt về mặt cơ học khi cho bệnh nhân tập tỳ nén sớm, trọng lượng của cơ thể và sự co của các cơ sẽ dồn ép 2 đầu gãy áp khít lại với nhau tạo thuận lợi cho quá trình liền xương.

Việc phục hồi xương cẳng chân thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:- Tình trạng gãy của xương- Độ tổn thương của xương- Cách điều trị- Cơ địa mỗi người

- Chế độ dinh dưỡng

.


Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xương bị gãy khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Một trong những vấn đề mà bạn quan tâm nhất chính là bao giờ xương bị gãy sẽ liền lại. Quá trình liền xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy thời gian liền xương bị gãy cũng sẽ khác nhau.

Khi xương bị gãy, điều này dẫn đến sự thay đổi của xương và phần mềm xung quanh. Các mạch máu nhỏ xung quanh bị tắc bởi các cục máu đông, cấu trúc mạch máu của tủy xương bị thay đổi và cấu trúc lại. Các tế bào tủy xương sẽ chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và có xu hướng biến thành các tạo cốt bào.

Ở vị trí xương gãy sẽ xuất hiện 2 quá trình liền xương, gồm liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương

Xương chính là phần cứng để nâng đỡ cơ thể khi chúng ta di chuyển.

Khi xương bị gãy sẽ xảy ra tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Khối máu tụ sẽ xuất hiện ở vùng gãy xương. Trong những khối máu tụ, có nhiều tế bào đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Một phần đầu xương bị gãy được cố định sẽ có sự hoại tử do tình trạng thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Mô xơ được hình thành để nối hai đầu xương bị gãy.

Để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương, máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương. Tiếp theo là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

Hai yếu tố giúp lành xương đó là yếu tố cơ học và yếu tố sinh học:

  • Yếu tố cơ học: Phải cố định vững chắc hai đầu xương bị gãy, chỉ được phép cử động nhỏ ở hai đầu xương bị gãy để kích thích quá trình lành xương.
  • Yếu tố sinh học: Tức là máu nuôi, Máu nuôi là máu đến từ trong lòng tủy xương và đến từ các cơ bao xung quanh xương. Xương sẽ lành bình thường nếu hệ thống này không bị phá hủy.

Tại vị trí xương bị gãy, sẽ xuất hiện hai hiện tượng liền xương, gồm:

  • Liền xương nguyên phát: Với kiểu liền xương nguyên phát này [liền xương trực tiếp] yêu cần cần có sự cố định ổ gãy phải vững chắc, vì thế nên chúng ta thường gặp hiện tượng này trong các trường hợp liền xương sau khi kết hợp xương. Các mạch máu nhỏ và các tế bào có nguồn gốc trung mô sẽ được hình thành ở tại khu vực hai đầu xương gãy. Xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và sau đó là cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa hai đầu xương được hình thành. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “ lấp khoảng trống”. Vị trí bị gãy sẽ hình thành cần can trực tiếp mới, rất ít can xương bên ngoài hình thành trong quá trình liền xương.
  • Liền xương thứ phát: Quá trình này liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương. Màng xương sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp cho vị trí bị gãy khi việc cung cấp máu cho ổ gãy bị gián đoạn.

Dưới sự hoạt hóa, các tế bào của màng xương sẽ nhanh chóng hình thành cấu trúc xương tương tự như trong tình trạng canxi hóa trong màng xương và hình thành cấu trúc xương tủy. Cấu trúc can xương xơ cứng được tạo nên nhờ canxi hóa màng xương xung quanh vùng bị gãy.

Xương mới sẽ được hình thành tương tự như sự canxi hóa tủy xương và có quá trình tương tự như quá trình phát triển xương với sự tham gia của cấu trúc sụn tại vị trí xương bị gãy. Nếu ổ gãy di động thì quá trình này sẽ tăng lên do vậy những biện pháp kết hợp xương vững chắc sẽ làm giảm quá trình này. Để kích thích quá trình liền xương mà vẫn đảm bảo cấu trúc giải phẫu, đinh nội tủy chính là một sự lựa chọn tối ưu.

Dù thực hiện phẫu thuật hay không thì đều xuất hiện cả hai kiểu liền xương. Tùy vào từng trường hợp bị gãy mà kiểu liền xương nào sẽ ưu thế hơn. Liền xương thứ phát chính được coi là sự liền xương sinh lý hơn.

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh. Quá trình liền xương sẽ nhanh hơn ở những người trẻ. Chẳng hạn như bạn bị gãy xương bàn tay thì thời gian liền xương của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 4-6 tuần.

Thời gian liền xương còn phụ thuộc người bị gãy xương có các bệnh lý mãn tính đi kèm không như tiểu đường, phổi, loãng xương... vì những bệnh lý này có thể khiến thời gian liền xương lâu hơn... đồng thời không được vận động. Xương liền thẳng hay cong là do vùng bị gãy có được cố định tốt hay không.

Sau 6 tháng kể từ lúc bị gãy xương được điều trị, người bệnh có thể tập luyện thể dục cần nhiều sức mạnh. Còn đối với những trường hợp bị gãy xương bàn chân, phải mất từ 3-4 tháng để liền xương. Không có phương thuốc nào giúp thời gian liền xương ngắn hơn thời gian liền xương sinh lý.

Để xương mau lành, cần phục hồi môi trường sinh học nhằm đảm bảo máu lưu thông tốt, xương được cố định vững chắc .

Nếu bạn phải bó bột gãy xương thì nên hạn chế đi lại trong 2-3 tuần đầu để bớt sưng. Có thể chườm lạnh để giảm đau nếu chỉ nẹp bột.

Bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và hạn chế đi lại để xương nhanh lành.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center [Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học], Motion Analysis Lab [Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động] đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu ... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam [VFF] đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề