Facebook thành lập năm nào ở Việt Nam

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng Facebook ra đời vào năm nào và đã có mặt tại Việt Nam vào khi nào chưa. Hôm nay mình sẽ bật mí cho bạn biết chính xác “Facebook có từ năm nào ở Việt Nam“, và lịch sử hình thành lên mạng xã hội Facebook.

Facebook là gì?

Facebook là một mạng xã hội toàn cầu, giúp kết nối con người trên hành tinh này lại với nhau. Mạng xã hội Facebook hiện nay có khoảng hơn 1.93 tỷ người sử dụng trên toàn cầu, và có tới trên 70 triệu người dùng tại Việt Nam chiếm tới 70% dân số.

Facebook cũng giống như một mạng Internet toàn cầu, giúp kết nối con người lại với nhau trong một thế giới phẳng không khoảng cách địa lý. Facebook cho phép người dùng có thể chia sẻ những văn hóa, bản sắc, nét đẹp của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.

Ngoài ra, Facebook còn là kênh truyền thông giúp cho mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, nắm bắt được nhanh chóng những thông tin, tin tức trên toàn cầu.

>> Xem thêm: Cách đổi tên Facebook không cần tên thật

Những tính năng mà Facebook đang cung cấp

  • Trò chuyện tương tác với bạn bè trên toàn cầu, mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet
  • Giúp cập nhật, chia sẻ những hình ảnh, video, khoảnh khắc, thông tin…
  • Tìm người dùng khác bằng số điện thoại, email, tên người dùng Facebook
  • Tạo nhóm [Group] để mọi người có thể chia sẻ, kết nối với nhau
  • Cho phép tạo trang Fanpage để người dùng có thể bán hàng, chạy quảng cáo trên Facebook
  • Tích hợp nhiều loại game giúp người dùng có thể giải trí lúc mệt mỏi
  • Có tích hợp nhận diện khuân mặt thông minh, tag gắn thẻ bạn bè…
  • Cho phép người dùng có thể tạo ra những cuộc khảo sát tham dò ý kiến nhanh ngay trên trang cá nhân của mình

Facebook được thành lập từ năm 2004 bởi ceo Mark Zuckerberg, Mark Zuckerberg đã chính thức cho ra mắt mạng xã hội với tên gọi thefacebook.com, tuy nhiên năm 2004 Mark Zuckerberg đã dính phải một số vụ kiện vì thế năm 2005 mạng xã hội này đã được đổi tên thành Facebook.

Facebook có từ năm nào ở Việt Nam?. Từ năm 2008 Facebook đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên lượng người dùng tại thời điểm đó có rất ít người sử dụng. Phải mãi đến năm 2012 thì Facebook mới chính thức phổ biến và có nhiều người dùng tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại có tới 70% dân số của Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội này, đây là mạng xã hội có đông người sử dụng nhất tại Việt Nam. Chính vì thế Facebook là mạng xã hội không thể thiếu tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Âm nhạc đôi trên Facebook

Lịch sử hình thành của Facebook

  • Năm 2004 Mark Zuckerberg tạo ra mạng xã hội cho sinh viên Havard với tên gọi là The Facebook
  • Năm 2005 chính thức đổi tên thành Facebook
  • Năm 2006 – 2008 Facebook phát triển mảng quảng cáo, profile được hoàn thiện
  • Năm 2010 Facebook cho ra mắt trang Fanpage
  • Năm 2011 Facebook cho ra mắt giao diện Timeline
  • Năm 2012 Facebook chính thức mua lại Instagram
  • Năm 2013 Facebook tiến hành cải thiện chức năng tìm kiếm Graph Search
  • Năm 2014 Facebook thâu tóm ứng dụng chát Whatsapp
  • Năm 2015 Facebook bổ sung thêm tính năng Shop vào Fanpage
  • Năm 2016 Facebook chính thức giới thiệu ứng dụng Messenger, ứng dụng nhắn tin, gọi Video Call số 1 thế giới
  • Năm 2018 – 2022 Facebook đã thay đổi hoàn toàn giao diện mới trên máy tính, nhìn trực quan hơn, thân thiện với người dùng.

Tổng kết

Trên đây là bài viết Facebook có từ năm nào ở Việt Nam mình hi vọng nó đã giúp bạn có thể giải đáp được câu hỏi này, cuối cùng mình xin chúc bạn có một ngày vui vẻ cùng với bạn bè trên mạng xã hội Facebook.

>> Gợi ý thêm dành cho bạn:

Giới thiệu sơ lược về Facebook

Facebook Incorporated là một công ty phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến thành lập vào năm 2004 của Mỹ có trụ sở tại Menlo Park, California. Facebook được Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes sáng lập. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple và google

Dịch vụ Facebook có thể được truy cập từ các thiết bị có kết nối Internet, như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau khi đăng ký, người dùng có thể tạo một hồ sơ tùy chỉnh tiết lộ thông tin về bản thân. Họ có thể đăng văn bản, ảnh và đa phương tiện được chia sẻ với bất kỳ người dùng nào khác đã đồng ý làm "bạn bè" của họ. 

Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng nhúng khác nhau, tham gia các nhóm sở thích chung và nhận thông báo về các hoạt động của bạn bè. Facebook tuyên bố rằng có hơn 2,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến tháng 12 năm 2018. 

Facebook cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác. Công ty đã mua lại Instagram, WhatsApp, Oculus và GrokStyle và phát triển một cách độc lập các sản phẩm Facebook Messenger, Facebook Watch và Facebook Portal.

Đầu tiên, vào năm 2002, chàng thanh niên Mark Zuckerberg lúc đấy đang là sinh viên của đại học Harvard danh tiếng. Một ngày nọ, Mark Zuckerberg tự hỏi tại sao không có một công cụ nào giúp bạn có thể tìm hiểu về người khác. Không biết làm thế nào để xây dựng một công cụ như vậy nên Mark Zuckerberg bắt đầu xây dựng những công cụ nhỏ hơn.

Quá trình lên ý tưởng Facebook

Từ ý định trên Mark Zuckerberg đã suy nghĩ và nảy ra ý tưởng xây dựng nên một trang web làm nơi giao tiếp của các sinh viên trường Harvard nơi anh đang theo học, thậm chí hướng phát triển ban đầu là chọn ra những bức ảnh cá nhân trong trường Harvard sau đó người xem có thể lựa chọn bức ảnh nào “hot” hơn.

3. Quá trình Facebook chính thức ra đời

Dựa trên hình mẫu của trang “Hot or Not”, Zuckerberg đã cùng với 3 người bạn thân là Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes  thành lập mạng xã hội giữa các sinh viên Harvard với nhau mang tên “FaceMash”, tiền thân của Facebook bây giờ. Sau đó Mark Zuckerberg sử dụng ảnh của các sinh viên mà anh “hack” được từ dữ liệu trường Harvard. Dù vi phạm quy chế thông tin sinh viên của Harvard, “FaceMash” đã thể hiện khái niệm sơ khai nhất của Facebook - mọi người có thể tìm được nhau online.

Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tên là “the Facebook.com”, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard. Trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.

Từ thành công đối với sinh viên Harvard, Mark Zuckerberg cùng với 3 người bạn đã đẩy mạnh quảng bá trang web đến nhiều trường đại học tại Mỹ và Canada.

Quá trình Facebook chính thức ra đời

Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Facebook tiếp tục mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ “The” ra khỏi tên sau khi mua được tên miền “Facebook.com” vào năm 2005 với giá 200.000 USD.

Từ đó, bắt đầu xuất hiện một đế chế mang tên Facebook. Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, Facebook thực hiện sứ mệnh giúp mọi người trên thế giới giao tiếp với nhau thông qua mạng xã hội. Anh cũng nhắn nhủ với các nhà đầu tư của mình “Chúng ta không tạo nên dịch vụ để kiếm tiền, chúng ta kiếm tiền để phát triển dịch vụ tốt hơn”. 

4. Sự “bành trướng” rộng lớn của Facebook

Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu sử dụng mạng xã hội. Các con số thống kê cho thấy lượng người dùng mạng xã hội nói chung trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ.

Trong đó, Facebook vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng, tiếp sau đó là các nền tảng Facebook Messenger, WeChat, Instagram,...

Bất chấp những lo ngại về thu thập dữ liệu người dùng, điển hình như vụ scandal của Facebook và Cambridge Analytica gần đây, lượng người dùng mạng xã hội không những giảm mà còn tăng trưởng khá đều đặn.

Sự “bành trướng” rộng lớn của Facebook

Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. TPHCM cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng.

Quy mô và sức ảnh hưởng của facebook ngày càng lớn, nó gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức và an toàn thông tin đối với các nội dung chia sẻ trên trang mạng này. Các vấn đề mà công ty này đang bị tố cáo là viêc vi phạm quyền riêng tư, buông thả trong việc quản lý các nguồn tin giả, các nguồn tin được chia sẻ trên Facebook.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, càng tiếp xúc nhiều với Facebook thì nguy cơ trầm cảm càng cao. Đặc biệt, những người bị chẩn đoán mắc bệnh này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng.

5. Mô hình tổ chức công ty và doanh thu của Facebook

Về mô hình tổ chức, nhân viên quản lý chính của Facebook bao gồm Mark Zuckerberg [Chủ tịch và Giám đốc điều hành], Sheryl Sandberg [Giám đốc điều hành], David Wehner [Giám đốc tài chính], Mike Schroepfer [Giám đốc công nghệ], và Chris Cox [Giám đốc sản phẩm]. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2017, Facebook có 20,658 nhân viên.

Về doanh thu, Facebook xếp thứ 76 trong danh sách Fortune 500 năm 2018 của các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu. Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là một đối tác đặc biệt của Facebook về các dịch vụ banner quảng cáo, và Facebook chỉ đăng các quảng cáo thuộc mạng lưới quảng cáo của Microsoft. 

Mô hình tổ chức công ty và doanh thu của Facebook

Theo comScore, một công ty nghiên cứu thị trường internet, Facebook thu thập rất nhiều dữ liệu từ những người viếng thăm tương đương như Google và Microsoft, nhưng ít hơn so với Yahoo!. Năm 2010, đội an ninh mạng của công ty đã bắt đầu mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm và phá hoại từ phía người sử dụng. Ngày 6 tháng 11 năm 2007, Facebook triển khai Facebook Beacon nhằm ngăn chặn những cố gắng quảng cáo đến bạn bè của các thành viên nhờ sử dụng những thông tin cá nhân của thành viên đó.

Facebook nói chung có tỉ lệ nhấp chuột [clickthrough rate] [CTR] vào các nội dung quảng cáo nhỏ hơn nhiều so với các website lớn. Đối với các banner quảng cáo, CTR của banner chỉ bằng một phần năm so với CTR của toàn bộ các nội dung [đường link] trên FB. Điều này có nghĩa là, tỉ lệ người dùng FB nhấp chuột vào nội dung quảng cáo nhỏ hơn so với các website lớn khác. Ví dụ, trong khi số người click vào quảng cáo đầu tiên cho kết quả tìm được trên Google trung bình là 8% thời gian [80.000 click cho 1 triệu tìm kiếm] thì người dùng Facebook click vào quảng cáo trung bình 0,04% thời gian [400 click cho 1 triệu trang]. 

Nguyên nhân gây ra CTR thấp của Facebook là do người dùng trẻ tuổi kích hoạt phần mềm chặn quảng cáo và khả năng của họ trong việc bỏ qua thông điệp quảng cáo, cũng như mục đích chính của trang web là giao tiếp xã hội chứ không phải là xem nội dung.

6. Một số vấn đề chỉ trích và gây tranh cãi về Facebook

Một số vấn đề chỉ trích và gây tranh cãi về Facebook

Quy mô và sức ảnh hưởng của facebook ngày càng lớn, nó gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức và an toàn thông tin đối với các nội dung chia sẻ trên trang mạng này. Các vấn đề mà công ty này đang bị tố cáo là viêc vi phạm quyền riêng tư, buông thả trong việc quản lý các nguồn tin giả, các nguồn tin được chia sẻ trên facebook.[79]

Tại Mỹ, facebook bị cáo buộc gây ảnh hưởng tâm lý, bao gồm cả việc ảnh hưởng của nó với các cảm giác tiêu cực đối với các vấn đề xã hội, hội chứng nghiện mạng xã hội đang là một vấn đề nan giải đối với giới trẻ tại quốc gia này.[80] Vấn đề này cũng xảy ra rất nhiều nơi trên thế giới.

Việc quản lý thông tin được chia sẻ trên Facebook gặp rất nhiều khó khăn. Nó rất dễ được tin tặc sử dụng để chia sẻ các nội dung bất hợp pháp: bao gồm mại dâm, tin giả, các văn bản/video kích động hiếp dâm và khủng bố, livestreaming bạo lực và tình dục, các bài viết ngôn từ thù địch. Facebook cũng là nơi truyền bá của các đối tượng khủng bố, kích động bạo lực, kích động mâu thuẫn với chính quyền và biểu tình tại nhiều nơi trên thế giới. Việc quản lý, kiểm duyệt của công ty đối với các thông tin này rất kém, các vấn đề như truy xuất nguồn tin trên facebook thường rất khó khăn.

Việc quản lý thông tin được chia sẻ trên Facebook gặp rất nhiều khó khăn

Facebook cũng bị tố cáo trốn thuế hàng tỷ đô la hàng năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ, con số này còn cao hơn ở trên thế giới. Facebook cũng từng bị kiện về việc thu thập thông tin trái phép và bán cho một bên thứ 3 về thông tin duyệt internet của một cá nhân, ngay cả khi cá nhân đó không phải người dùng facebook.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, càng tiếp xúc nhiều với Facebook thì nguy cơ trầm cảm càng cao. Đặc biệt, những người bị chẩn đoán mắc bệnh này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng.

Ngày nay, Facebook đang không ngừng bổ sung thêm các tính năng mới vào website để tăng trải nghiệm cho người dùng và bịt lỗ hổng bảo mật. Nhờ có Facebook, chúng ta có thể tự tin và thoải mái chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với bạn bè. Có một thực tế là, rất nhiều người dùng đang vô tình nghiện FB mà không biết, trong đó có cả mình. Nhưng dù sao đi chăng nữa, mạng xã hội cũng không thể bằng những cuộc nói chuyện ngoài đời thật. Sống ảo, nhưng cũng đừng quên chăm chút các mối quan hệ ngoài đời thật nhé.

Video liên quan

Chủ Đề