Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Hiện tại là năm 2018. Vậy là đã hơn 10 năm kể từ ngày Nam Khang Bạch Khởi quyết định vùi mình dưới dòng sông Tương để rửa trôi u uất, buồn phiền vì mối tình đồng tính. Nếu còn sống, năm nay anh bước sang mùa xuân thứ 38, qua nửa đời người, vượt ngưỡng lời thề chờ người thương tới 35 tuổi. Nhưng Nam Khang đã đi rồi, vào một đêm xuân năm 2008. Anh ngủ một giấc an lành, mãi mãi không có nếp nhăn đuôi mắt như những người đàn ông trung niên khác, mãi mãi không trầm cảm lo lắng giữa thế giới lạnh lẽo, cũng mãi mãi không sống đến năm 35 tuổi - để chờ một người quay lại như lời đã nói.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Mối tình trong sáng với ”ông xã”

Nhắc đến Nam Khang Bạch Khởi, chắc hẳn những độc giả yêu thích tiểu thuyết đam mỹ Trung Quốc đều biết anh. Là một tác giả đam mỹ nổi danh trên các trang mạng vào năm 2004-2006, Nam Khang ghi dấu ấn trong lòng độc giả nhờ lối viết nhẹ nhàng, chân thành nhưng không kém phần bay bổng, lãng mạn. Có thể kể tới một vài tác phẩm nổi tiếng của Nam Khang như: “Yêu Hồ”, “Chỉ mong bên anh dài lâu”, “Võng nhiên kiếp” và đặc biệt là hai cuốn tuỳ bút “Phù sinh lục ký”, “Em chờ anh đến năm 35 tuổi.”

Một cây bút trong sáng như vậy, chắc chắn phải sở hữu tâm hồn ngây ngô. Nếu có ai từng đọc “Phù Sinh Lục Ký” sẽ nhận ra điều này. Vì đó là cuốn tuỳ bút tự truyện đầy ngọt ngào kể lại tình yêu của Nam Khang và bạn trai của anh - người mà anh âu yếm gọi là “ông xã”.

Là bạn chung kí túc xá đại học, ngay từ khoảng thời gian đầu tiếp xúc, họ đã “rung động” trước đối phương, nhưng không dám tiến tới. Nam Khang vào đại học năm 1999. Khi đó, LGBT vẫn là một khái niệm rất xa lạ, ở Trung Quốc nói chung và Châu Á nói riêng. Họ không công khai hay đấu tranh dành quyền bình đẳng mạnh mẽ như hiện tại.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Nam Khang và “ông xã” cũng vậy. Tuy trong lòng tràn đầy tình cảm với đối phương, nhưng nội tâm họ vẫn không chịu thừa nhận giới tính thật của bản thân. Nam Khang từng có một cô bạn gái nhưng cũng chỉ để che giấu tình cảm sâu trong lòng. Hẹn hò không bao lâu, anh đề nghị chia tay.

Sau một thời gian không thể kìm nén tình cảm, vào năm 3 đại học, Nam Khang và “ông xã” chính thức ở bên nhau. Tình yêu của họ cứ bình dị mà ấm áp. Tuy không thể công khai nắm tay dạo phố như bao cặp đôi khác, không thể trao nhau nụ hôn nồng nàn giữa chốn đông người nhưng cách họ bảo vệ mối quan hệ khi chỉ có hai người bên nhau thật sự đáng quý.

Giống như Nam Khang từng hỏi tại sao khi đó anh lại lựa chọn bên em, “ông xã” đã trả lời: “Nhìn trái ngó phải, chỉ là cả đời tìm kiếm, cuối cùng mới phát hiện ra rằng điều đã vuột khỏi tầm tay mới đáng trân trọng.” Còn Nam Khang, với trái tim trẻ con đầy ngây ngô, anh luôn yêu hết mình:  “Anh sinh ở Thiểm Tây, lớn lên tại Cam Túc, em sinh ở Liêu Ninh, lớn lên tại Nội Mông, cách xa mấy ngàn dặm. Trung Quốc có 1,3 tỷ người, vậy mà chúng ta lại học cùng trường đại học, ở chung ký túc xá. Thử tính xác suất mà xem, sợ thật đấy, nếu trong quá trình có xảy ra một chút sai sót nào thôi, em đã không thể gặp được anh nữa rồi.” 

Từ năm 2002 đến năm 2006, họ cứ yên lặng yêu nhau. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nam Khang và “ông xã” thuê một căn hộ, chính thức sống chung. Bề ngoài, họ chỉ là hai người bạn chung phòng nhưng ngoài một người bạn thân từ thời đại học ra thì không ai biết mối quan hệ của họ.

Những tháng ngày ”đi mượn”

4 năm chung sống, Nam Khang từng ví khoảng thời gian hạnh phúc đó là những tháng ngày “đi mượn”. Vì gia đình của cả hai quá truyền thống, bố mẹ họ đều cho rằng việc “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là chuyện đương nhiên, là lẽ thường tình, là điều bắt buộc không thể thay đổi. Chính Nam Khang từng kể rằng cha mẹ anh sinh sống tại một làng quê hẻo lánh, con người ở đây rất lạc hậu, chưa bao giờ biết đến việc hai người đàn ông có thể yêu nhau.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Suốt thời gian cùng ăn, cùng ngủ, cùng nồng nàn, “ông xã” chưa từng nói câu “anh thích em” hay “anh yêu em”, và Nam Khang cũng vậy. Họ chôn sâu những câu chữ dưới đáy lòng, chỉ thể hiện bằng những hành động thực tế. Có lẽ việc chính miệng thừa nhận yêu thích người đồng giới đối với họ quá khó khăn. Hoặc có thể giữa cặp tình nhân vẫn luôn có một bức màn ngăn cách, họ muốn giữ cho mình một đường lui, một cơ hội quay về với cuộc sống như những người khác. Phải chăng “nguyện năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an” là một điều xa xỉ lắm chăng?

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, nếu hai nam sinh thường xuyên đi bên nhau, người ta cũng chỉ nghĩ họ là những chiến hữu tốt. Nhưng sau khi ra xã hội vẫn sống chung, vẫn thường đi siêu thị, đi mua sắm, đi dạo phố cùng nhau thì những lời đồn đại và ánh mắt nghi ngờ sẽ xuất hiện. “Ông xã” là một người đàn ông rất truyền thống, anh mang trên vai trách nghiệm với cha mẹ, với sự nghiệp của bản thân.

Chính vì thế, năm 2006, “ông xã” quyết định kết hôn với một người phụ nữ, bỏ lại Nam Khang một mình trong căn phòng quen thuộc, chôn vùi mơ ước về một tương lai hai ông lão già nua ngồi bên cạnh nhau, kể lại câu chuyện cuộc đời hạnh phúc.

“Em đợi anh đến năm 35 tuổi”

Chia tay tình yêu sâu đậm, tận mắt nhìn người đàn ông mình yêu kết hôn với người khác, bầu trời của Nam Khang như sụp đổ. Có thể nhận ra tâm trạng hoang mang, rối loạn của Nam Khang qua tự bút “Em đợi anh đến năm 35 tuổi” - đây cũng là tác phẩm cuối cùng của anh, kể lại những suy nghĩ, những tháng ngày sau khi “ông xã” bỏ đi.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Nam Khang từng ngồi trong căn phòng trống, rất muốn gửi tin nhắn đến người anh yêu rằng “Nếu như có một ngày anh không chịu nổi nữa, hãy tìm em, em sẽ đợi”. Nhưng giữa họ bây giờ đã có thêm một người phụ nữ khác, cô ấy mới là người vô tội đáng thương nhất trong chuyện này. Biết đâu khoảng thời gian ngắn nữa thôi “ông xã” và vợ sẽ có một em bé bi bô xinh đẹp. Đó là hạnh phúc Nam Khang không thể chạm tới, cũng là gia đình anh hằng khao khát mà mãi mãi không thành hiện thực.

“Tôi là người tha thiết cầu mong anh được hạnh phúc hơn bất kỳ ai trên thế gian này. Chỉ có điều mỗi lần nghĩ tới hạnh phúc của anh không có mình, vẫn thấy rất đau lòng.”

“Anh ấy là một chính nhân quân tử, còn tôi chỉ là một người đàn ông ích kỷ. Có lẽ, thế gian này vẫn luôn không có chỗ cho mỗi người chúng tôi dung thân. Nhưng, vẫn nên có nơi cho hai người bình thường chúng tôi dung hoà.”

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Với những người bướng bỉnh, trẻ con như Nam Khang thì cảm xúc luôn chiến thắng lý trí. Anh gửi cho “ông xã” một tin nhắn đầy tuyệt vọng: “Em sẽ đợi anh đến năm 35 tuổi, nếu như lúc đó anh vẫn không trở lại, em sẽ ở bên người khác.” Nam Khang tự dày vò bản thân trong một thời gian dài, anh nói anh có tội, tội lỗi của anh là cứ luôn thích một người, không thể từ bỏ. Vậy mà tình yêu chân thành của Nam Khang chỉ đổi được một email ngắn ngủi có nội dung ”nói nhớ tôi, nói thích tôi, mong tôi đừng trách anh” (trích “Em đợi anh đến năm 35 tuổi”).

“Em sẽ không sống đến năm 35 tuổi, nên em chờ anh mãi!”

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Nói trái đất lớn, cớ sao lại gặp nhau? Nói trái đất nhỏ, sao chia tay rồi chưa bao giờ gặp lại? Sự ra đi của “ông xã” để lại khoảng trống không thể lấp đầy trong trái tim Nam Khang, hơn thế, khoảng trống ngày càng lớn dần, lớn dần, ăn mòn cả tâm trí anh. Nam Khang bị trầm cảm nặng.

Còn nhớ khoảng thời gian Nam Khang viết truyện trên mạng, độc giả rất yêu thích lời văn đầy trẻ thơ, dí dỏm của anh. Có nhiều người thường xuyên để lại những bình luận đùa vui như: “Nam Khang mau trưởng thành đi”, “Nam Khang thật trẻ con”. Đúng vậy, anh gần 28 tuổi rồi mà tính tình vẫn bướng bỉnh. Và ai ngờ đâu, anh sẽ giữ mãi tính tình trẻ con như thế. Vì vào ngày 9-3-2008, Nam Khang liên lạc lần cuối với bạn bè rồi mất tích. Ngày 27-3-2008, 15 ngày sau, người ta tìm thấy thi thể anh trôi nổi trên dòng sông Tương, tại Nhạc Dương - Trung Quốc.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Không ai biết hai năm sau khi “ông xã” bỏ đi, Nam Khang đã sống trong tuyệt vọng và u uất thế nào để đến cuồi cùng, anh phải giải thoát bản thân khỏi thế gian. 15 ngày, từ tỉnh Trường Sa đến Nhạc Dương, chìm chìm nổi nổi. Trong dòng nước, anh đã gột rửa sạch tâm trí chưa? Đã hết đớn đau, giằng xé chưa? Còn lời hẹn thề 35 tuổi kia, anh đã quên, hay vẫn còn nhớ?

Nếu còn sống, năm nay Nam Khang đã 38 tuổi, bước qua tuổi thứ 35 rồi. Việc anh còn chờ người đó không, việc người đó có thể bỏ qua ánh mắt thế gian, vượt qua đạo lý người đời, và rồi vợ con, gia đình, cuộc sống riêng, việc người đó có lựa chọn trở về bên anh không, giờ đây đã chẳng còn quan trọng nữa. Vì anh vẫn chưa tròn 28.

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Nam Khang từng nói anh không sợ chết, anh chỉ sợ sau khi chết đi rồi sẽ không còn có thể yêu “ông xã” như vậy nữa. “Chúng ta nhất định phải cùng nhau sống thật thọ, thọ đến không thể thọ hơn được nữa. Sau đó mình sẽ thay quần áo sạch sẽ, tay trong tay nằm trên giường, em nói: “Chết đi!”, mình cùng nhau chết.” Cuối cùng, chàng tác giả thật sự không sợ chết, vì anh đã trải qua nỗi sợ lớn nhất - thiếu vắng người mình thương bên cạnh.

10 năm nay, cứ vào ngày 27-3 mỗi năm, người hâm mộ anh, người cảm động trước chuyện tình của anh, người thương xót anh sẽ lại quây quần trên bờ sông Tương, đặt lên đó vài cành hoa trắng, thắp nén hương, kể anh nghe đôi ba câu chuyện, tưởng nhớ anh, một cây bút đầy triển vọng, một trái tim đầy yêu thương, một người đàn ông mãi ở tuổi 28.

Và có lẽ cho tới những năm về sau, vẫn sẽ có những người tới sông Tương vào một ngày cuối xuân để gặp lại anh. Anh có trái tim chân thành đến vậy, sao con người ta có thể lỡ quên lãng?

Em đợi anh đến năm 35 tuổi sách tiki

Hãy gửi về cho Lovewins những câu chuyện tình yêu ý nghĩa thuộc cộng đồng LGBT của chính bạn hoặc của bạn bè, người thân… xung quanh bạn. Bên cạnh đó, Lovewins cũng sẵn sàng mong muốn được lắng nghe những tâm sự thầm kín nhất của bạn - thành viên của cộng đồng LGBT.

Mọi liên hệ xin được gửi về .