Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

  • Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật bé Thu
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 1
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 2
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 3
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 4
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 5
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 6
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 7
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 8
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 9
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 10
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 11
  • Phân tích nhân vật bé Thu - Mẫu 12
  • Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của nhân vật bé Thu

Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu

I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Ví dụ: Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh bé Thu được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà"

1. Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:

  • Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
  • Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
  • Khi thấy ba e chạy vụt vào trong nhà và gọi má
  • Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi

2. Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:

  • Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
  • Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
  • Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
  • Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
  • Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra
  • Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh

3. Khi bé Thu nhận cha:

  • Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
  • Không còn bướng bỉnh và lạnh lùng như trước
  • Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
  • Lòng yêu thương cha vô bờ bến

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu

Ví dụ: Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha, thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.

>> Tải file để tham khảo đầy đủ 2 mẫu dàn ý

Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em hãy giải thích điều đó.

I. Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu:
- Chiếc lược ngà là truyện ngắn cảm động viết về tình cảm cha con
- Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận cha góp phần quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

2. Thân bài

* Trước khi nhận ba:
- Sợ hãi, bỏ chạy khi được ông Sáu ôm vào lòng trong lần đầu gặp mặt
- Bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu là ba:
+ Xa lánh ông Sáu, quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
+ Nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu chắt nước giúp
+ Hất tung cái trứng ra khỏi bát khi được ông Sáu gắp vào bát
+ Bị ba đánh đòn à khóc chạy sang nhà bà ngoại
=> Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng ẩn chứa bên trong là tình thương tha sâu sắc.

* Sau khi nhận ba:
- Nghe bà ngoại kể về vết sẹo à Hiểu ra mọi chuyện, hối hận và thương ba nhiều hơn.
- Cất tiếng gọi ba trong khoảng khắc chia tay
- Ôm lấy ba, hôn lên vết sẹo trên mặt ba, không muốn ba rời đi
=> Tình thương cha tha thiết, mãnh liệt

3. Kết bài

- Bé Thu là cô bé bướng bỉnh nhưng giàu tình thương cha.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Đề đọc hiểu Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

THPT Sóc Trăng Send an email

0 6 phút

Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo soạn bài Chiếc lược ngà cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

Bài viết gần đây

  • Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

    Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

    Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Đọc hiểu Thời gian là vàng (Phương Liên)

  • 1 Đọc hiểu Chiếc lược ngà
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

THPT Sóc Trăng Send an email

0 33 phút

Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

Tài liệu hướng dẫnphân tích nhân vật bé Thutrong Chiếc lược ngàcủa THPT Sóc Trăng gồm những gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo một số mẫu bài văn phân tíchhay.

Cùng tham khảo ngay…

Bài viết gần đây

  • Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

    Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9

  • Đề đọc hiểu Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

  • Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao

    Phân tích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều

  • Đọc hiểu Thời gian là vàng (Phương Liên)

Nội dung

  • 1 I. Hướng dẫn phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
    • 1.1 1. Phân tích yêu cầuđề bài
    • 1.2 2. Luận điểmnhân vật bé Thu
    • 1.3 3.Khái quát chung về nhân vật bé Thu
  • 2 II. Lập dàn ý chi tiết phân tích nhân vật bé Thu
    • 2.1 1. Mở bài phân tích bé Thu
    • 2.2 2. Thânbài phân tích bé Thu
    • 2.3 3. Kếtbài phân tích bé Thu
    • 2.4 Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật bé Thu
  • 3 Một số bài văn hay phân tích nhân vậtbé Thu
    • 3.1 1. Phân tích nhân vật bé Thu mẫu số 1:
    • 3.2 Nghe bài văn phân tích nhân vật bé Thu hay nhất
    • 3.3 2. Phân tích nhân vật bé Thu mẫu số 2:
    • 3.4 3. Phân tích nhân vật bé Thu mẫu số 3:
    • 3.5 4. Bài văn phân tích nhân vật bé Thu mẫu số 4
    • 3.6 5. Đoạn văn cảm nhận ngắn gọn về nhân vật bé Thu
  • 4 IV. Kiến thức mở rộng đề văn phân tích nhân vật bé Thu
    • 4.1 1. Tóm tắt cốt truyện Chiếc lược ngà
    • 4.2 2. Một số nhận định về nhân vật bé Thu và nhà văn Nguyễn Quang Sáng:
    • 4.3 3. Mở bài hay về nhân vật bé Thu

TTO - Mời bạn đọc xem gợi ý lời giả môn Văn Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm 2014 diễn ra ngày 23-6:

Đề thi Văn lớp 10 ở Hà Nội: Trách nhiệm với đất nước Học sinh ít chọn câu “biển Đông” vì quá rộngGần 75.000 học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển lớp 10

Em có đồng ý với cách cũ xử của bé Thu không vì sao
Phóng to
Các thí sinh kết thúc môn thi Ngữ văn tại hội đồng thi THCS Chu Văn An (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh

PHẦN I (7 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng): Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam bộ trong đoạn trích.

GỢI Ý:

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966

Những từ mang màu sắc Nam bộ trong đoạn trích trên: Chén, xoi

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

GỢI Ý:

- Thái độ phản ứng quyết liệt, không chấp nhận ông Sáu là cha đẻ của mình. Điều này chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm chân thật. Em chỉ yêu cha khi tin chắc đúng là cha mình ( em thấy ông Sáu không giống tấm hình chụp chung với má). Tình yêu của bé Thu sâu sắc, đầy bản lĩnh.

- Mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn là bộc lộ cảm xúc bực tức của ông Sáu khi thấy bé Thu có hành động phản ứng quyết liệt trước sự chăm sóc của ông đối với bé. Đằng sau câu nói đó, người đọc thấy được sự khát khao của người cha mong đứa con chấp nhận mình là cha của nó.

3. Viết một đoạn văn ( khoảng 15 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để liên kết ( gạch dưới phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép lặp).

* Học sinh đảm bảo thực hiện một số yêu cầu sau:

a. Hình thức:

- Viết lùi vào một ô, các câu sau viết sát mép lề

- Đoạn văn quy nạp, không có câu mở đoạn

- Đủ số câu quy định: Khoảng 15 câu

b. Về nội dung: Học sinh có thể tham khảo mạch ý sau để làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với người cha trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”:

* Khi ông Sáu về đến nhà:

- Bé đang chơi ở nhà chòi, thấy người đàn ông có vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng, giật giật trông rất sợ, bé đã “ giật mình, tròn mắt, ngơ ngác nhìn” một cách ngờ vực. Rồi bé mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên. Điều này cho thấy, bé chưa chuẩn bị tâm lý từ trước rằng ba của bé sẽ về thăm nhà.

*Trong ba ngày ở nhà:

Ông Sáu luôn gần gũi, khao khát bé Thu gọi mình một tiếng “Ba”, song bé Thu đã có những hành động phản ứng ông một cách ương ngạnh, bướng bỉnh:

- Nói trổng ( nói trống không) “ vô ăn cơm”, “ “ cơm chín rồi”, “ cơm sôi rồi”, chắt nước giùm cái!” để tránh dùng từ “ Ba” vì từ “Ba” đối với bé rất thiêng liêng.

- Hành động “ hất cái trứng cá to vàng” ông sáu gắp vào chén cho nó và khi ông Sáu không kiềm chế được, đã đánh bé thì bé đã “ gắp lại trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, bỏ về bà ngoại. Khi nhảy xuống xuồng, nó cố làm cho “ dây lòi tói kêu rổn rảng” để thể hiện phản ứng quyết liệt với ông Sáu.

* Những chi tiết trên cho thấy, sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh xa cách, trắc trở không đáng trách. Bạn đọc thông cảm với bé vì em còn quá nhỏ, chưa hiểu được thời gian năm tháng, sự khốc liệt của chiến tranh sẽ làm ngoại hình con người có thể biến dạng đi không giống tấm hình chụp thời trẻ của ông sáu. Hơn nữa, bé Thu chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với má. Bé cũng chưa chuẩn bị tâm lý gặp lại ba khi ba của bé về nhà trước khi nhận nhiệm vụ mới.

* Thu nhận ra ông Sáu là người cha của mình ( trọng tâm)

- Buổi sáng cuối cùng trước phút ông Sáu lên đường, thái độ, hành động của Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn vì bé được bà ngoại giải thích vết thẹo trên má phải ông Sáu là do bị Tây bắn. Nó đã nằm im nghe bà kể, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn. Điều này cho thấy, bé ân hận, hối tiếc.

- Lúc chia tay với ông Sáu: Đôi mắt mở to mênh mông của bé nhìn với vẻ “ nghĩ ngợi sâu xa” và khi ông Sáu khẽ chào bé “ Thôi, ba đi nghe con!” thì bé đã kêu thét lên “ Ba..a...a...ba!”

* Tiếng “Ba” mà bé khao khát được gọi đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Tiếng kêu “ ba” xé tan cả không gian im lặng, xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đây là tiếng gọi “ ba” đầu tiên và cũng là cuối cùng của cuộc đời bé Thu vì sau đó ông Sáu đã hy sinh.

Hành động:

- Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba, vừa nói trong tiếng khóc, không cho ba đi.

- Nó “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai” vì muốn cảm nhận hết tình cảm của người cha mà nó khao khát bao năm nay. Đặc biệt, “nó hôn cả vết thẹo dài bên má của ba” mà nó rất sợ vì nó muốn chuộc lại lỗi lầm trong ba ngày đã có hành động, thái độ không phải với ông Sáu. Hiểu được nguyên nhân của vết thẹo dài, bé Thu càng yêu thương và tự hào vì ba của bé là một chiến sĩ cách mạng.

* Chiến tranh qua hình ảnh “ vết thẹo dài” đã không những không chia cắt được tình cảm cha con của người chiến sĩ cách mạng mà còn làm cho tình cảm đó trở nên sâu sắc, mãnh liệt hơn.

- Được bà và mẹ giải thích rằng ba đi, thống nhất đất nước, ba sẽ về Thu đã để cho ba đi và dặn ba về sẽ mua cho bé một cây lược. Điều này cho thấy bé hiểu được công việc mà cách mạng đang cần ba.

- Sau này biết tin ba mình hy sinh, bé Thu đã tiếp nối công việc của ba đang làm dở: trở thành cô giao liên thông minh, dũng cảm, nhiều lần cứu đoàn cán bộ cách mạng thoát khỏi phục kích của giặc.

*Kết đoạn:

- Với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ, với sự am hiểu tâm lý trẻ em, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tình cảm yêu cha sâu sắc, mãnh liệt, đầy bản lĩnh của đứa con người chiến sĩ cách mạng mà không làm mất đi vẻ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em, đồng thời khẳng định chiến tranh khốc liệt với hoàn cảnh đầy éo le, không chia rẽ được tình cảm cha con của những người chiến sĩ cách mạng.

c. Về ngữ pháp:

- Gạch chân đoạn văn và chú thích rõ ràng thành phần biệt lập ( có thể là tình thái từ, hoặc từ cảm thán, hoặc thành phần phụ chú, hoặc gọi đáp) và từ ngữ dùng làm phép lập, được sử dụng thích hợp trong đoạn văn.

4. Kể tên một Từ cảnh ngộ của người cha trong hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì ( không quá 5 dòng) về chiến tranh.

GỢI Ý:

* Tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9, trong đó có nhân vật người cha, vì chiến tranh xa cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh là “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

* Suy nghĩ về chiến tranh:

Học sinh có thể trình bày cách cảm nhận khác nhau, dưới đây là một số gợi ý để học sinh tham khảo:

- Từ cảnh ngộ của người cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” và “Người con gái Nam Xương”, em thấy chiến tranh thật là dã man, tàn bạo. Nó khiến cho những người cha phải chia lìa gia đình, vợ con, những đứa trẻ ra đời mà không biết mặt cha, không được hưởng tình yêu thương, chăm sóc của người cha. Chiến tranh cũng đã gây nên sự hiểu nhầm đáng tiếc trong những gia đình có người cha đi lính.

- Bé Đản ( trong Người con gái Nam Xương) đã mất đi một người mẹ Vũ Nương rất yêu thương con và khao khát một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bé Thu chỉ được hưởng tình cha con trong giây phút ngắn ngủi trước khi chia tay để cha bé lên đường làm cách mạng.

- Qua hai tác phẩm được học, em thấy rõ tình cảm cha con, tình cảm gia đình quan trọng thiêng liêng biết nhường nào với trẻ thơ.

PHẦN II (3 điểm)

Cho đoạn thơ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, NXB Giáo dục năm 2013)

1.Tìm thành ;phần gọi- đáp trong những dòng thơ trên

GỢI Ý:

Thành phần gọi- đáp là “Con ơi”

2. Theo em, việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “ không bao giờ nhỏ bé được”, nhằm khẳng định điều gì?

GỢI Ý:

Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “ không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định:

- Khi lớn lên, bước vào cuộc sống, người con không bao giờ được nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, thách thức, vất vả và phải có bản lĩnh, nghị lực vượt qua mọi khó khăn đó

- Người con phải tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương để tiếp nối, phát huy và luôn tự tin bước vào cuộc đời.

3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi người, qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

GỢI Ý:

*Học sinh trình bày những suy nghĩ theo cảm nhận riêng của mình, song vẫn phải đảm bảo rõ mạch ý viết, có sự liên kết, lập luận chặt chẽ, đúng thể loại văn nghị luận xã hội.

Dưới đây là một số gợi ý có thể viết:

*Cội nguồn của mỗi con người là gia đình và quê hương, đất nước.

*Trong gia đình

Người cha, người mẹ có vai trò quan trọng, thiêng liêng với đứa trẻ: nuôi nấng, dạy dỗ, theo dõi từng bước đi trưởng thành của người con.

- Tình yêu thương, niềm vui, hạnh phúc của gia đình cũng ảnh hưởng tới tâm hồn và nhân cách con người.

*Với quê hương, đất nước

- Cuộc sống ở quê hương còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng niềm lạc quan, yêu đời, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của những người cùng chung sống trong cộng đồng có thể giúp chúng ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống.

- Thiên nhiên tươi đẹp cùng với những tấm gương về lối sống cao đẹp, cũng góp phần tạo cho mỗi người nhân cách sống tốt đẹp.

*Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay:

- Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, mỗi cá nhân ở mọi lĩnh vực khác nhau phải tích lũy tri thức, kĩ năng sống, trau dồi đạo đức, rèn luyện sức khỏe dẻo dai, bền bỉ để chung tay góp sức xây dựng đất nước “ ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu” ( Lời Bác Hồ dạy)

- Ngày 3-5-2014 vừa qua, Trung Quốc đã đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mỗi người dân Việt Nam cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng một trái tim nồng nàn nhưng cần phải tỉnh táo với “ cái đầu lạnh”, biết kiềm chế trước âm mưu của kẻ xấu để góp phần gìn giữ chủ quyền lãnh thổ VN ( có thể đưa ra một số dẫn chứng cụ thể, sinh động để minh họa).

- Liên hệ với bản thân: Phải phấn đấu học tốt, để trở thành “con ngoan, trò giỏi”, ủng hộ và thực hiện tốt những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước đề ra bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh sống của bản thân.

(nguyên giáo viên trường dạy Ngữ văn, trường THCS Đống Đa, Hà Nội)