Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền

Bên cạnh việc dùng đúng thuốc đúng bệnh thì việc lựa chọn dụng cụ sắc thuốc như thế nào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Y sĩ YHCT Sài Gòn lưu ý về dụng cụ sử dụng sắc thuốc

Thuốc cổ truyền thực tế có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn để điều trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng…; trị bệnh mang tính cấp tính hay một bệnh cụ thể nào đó thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt là thuốc sắc. Tuy nhiên việc sắc thuốc chủ yếu được tiến hành tại các gia đình bệnh nhân nên việc làm sao giúp người bệnh có thể tự sắc thuốc nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng quy trình, Y sĩ YHCT Sài Gòn giới thiệu một số dụng cụ nên và không nên sử dụng khi sắc thuốc.

Dụng cụ nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền

Theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh nên sử dụng các dụng cụ sau đây để sắc thuốc:

Dụng cụ có chất liệu sành: Đây là loại dụng cụ phổ biến từ lâu và rất tốt trong quá trình sắc thuốc, bởi bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao nên đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất : Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc.

Tuy nhiên nhược điểm của chúng là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Nhằm hạn chế được những nhược điểm trên, thị trường hiện nay đã cuất hiện các loại ấm sành cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox, có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.

Loại dụng cụ có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt:  Dụng cụ này thỏa mãn được các yêu cầu tốt như: đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, thời gian đun sôi nhanh, tiết kiệm được nhiên liệu.

Loại dụng cụ có chất liệu là inox: Với dụng cụ sắc thuốc có chất liệu là inox vừa đảm bảo được yếu tố chất lượng thuốc giữ nguyên vẹn, không dễ nút vỡ, sôi nhanh, tiết kiệm nhiên liệu vừa có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc mang lại hiệu quả cao nhờ có bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Dụng cụ có chất liệu sành là loại dụng cụ phổ biến từ lâu và rất tốt trong quá trình sắc thuốc

Dụng cụ không nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền

Bên cạnh những dụng cụ nên dùng thì cũng có những dụng cụ không nên dùng trong việc sắc thuốc y học cổ truyền:

Những dụng cụ có chất liệu đồng, gang: Theo các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, do dụng cụ bằng đông đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hay các thành phần dễ bị ôxy hóa… Dụng cụ bằng gang lại gây ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất polyphenol, tanin mà đa số các dược liệu đều có.

Những dụng cụ có chất liệu nhôm: Mặc dù chất liệu này có thể sử dụng trong việc sắc thuốc nhờ ưu điểm đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ; tuy nhiên đối với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như trắc bách diệp, hoa hòe, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.

Thuốc trong y học cổ truyền không giống với các loại thuốc khác nên việc lựa chọn dụng cụ thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc sắc thuốc. Nếu lựa chọn loại dụng cụ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị, do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ sự trợ giúp của các Y sĩ y học cổ truyền TP.HCM để có sự lựa chọn tốt nhất.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền

Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc y học cổ truyền như: dùng phối hợp thuốc ra sao hay kiêng kỵ khi ăn uống như thế nào, chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc.

Cách phân loại thuốc y học cổ truyền

Thuốc thượng phẩm: có khoảng 120 vị, là những vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng và không độc: nhân sâm, hoàng kỳ, ba kích, cam thảo…

Thuốc trung phẩm: là thuốc vừa có tác dụng bổ, vừa có tác dụng chữa bệnh, trong đó có khoảng 120 vị, những thuốc này có thể có độc hoặc không độc: can khương, ma hoàng, xuyên quy, bạch thược…

Thuốc hạ phẩm: có khoảng 125 vị, những vị thuốc này khi dùng phải bào chế: phụ tử, bán hạ…

Phối hợp thuốc

Trên 1 bệnh nhân, cùng 1 lúc dùng kết hợp cả đông tây y tác dụng sẽ như thế nào? Có những thuốc mang tác dụng hỗ trợ. Ví dụ:

+ Sử dụng Bồ công anh với kháng sinh giúp tăng tác dụng kháng khuẩn.

+ Sử dụng Kim ngân hoa với kháng sinh giúp ức chế được các vi khuẩn đã bị lờn thuốc…

Khi phối hợp giữa đông tây y làm giảm bớt độc tính và tác dụng phụ của thuốc tây.

Ví dụ: Cam thảo, thương truật, hoàng tinh khi kết hợp từng vị với streptomycin thì làm giảm bớt được tác dụng phụ gây tổn thương dây thần kinh số VIII.

Nhưng không phải đồng nghĩa là chỉ có tác dụng hiệp đồng, ví dụ: sử dụng thuốc tân dược mà có sắt thì làm hạn chế tác dụng của thuốc đông dược…

Kiêng kỵ về ăn uống

Trong y học cổ truyền có nhiều loại thuốc cũng là thức ăn, nhưng cũng nhiều thức ăn lại dùng để làm thuốc. Cho nên cần kiêng kỵ một số loại thức ăn trong thời gian dùng thuốc để tránh những loại thức ăn chống lại tác dụng của thuốc.

Trong thời gian dùng thuốc không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ vì nó dễ làm bệnh nhân nê trệ ảnh hưởng đến uống và hấp thu thuốc.

Nếu bệnh nhân thể tạng hàn thì không nên ăn các thức ăn sống lạnh.

Nếu bệnh nhân thể tạng nhiệt thì không ăn thức ăn cay nóng mà nên ăn thức ăn mát, nhiều loại rau quả để giúp thanh nhiệt.

Những bệnh nhân bị nhọt, lở loét không nên ăn thức ăn ngọt, nhiều đường.

Trong thời gian uống thuốc không nên ăn các chất tanh, các chất dễ dị ứng: cá biển, cua, tôm…

Cách sắc thuốc y học cổ truyền

Dụng cụ sắc thuốc: nồi đất, ấm đất tráng men có tác dụng dẫn nhiệt đều, tính chất hóa học ổn định, khó có phản ứng hóa học với thuốc, giữ độ nóng lâu.

Tuyệt đối không dùng ấm sắt, ấm đồng, ấm thiếc vì các kim loại này dễ phát sinh phản ứng hóa học với thuốc, nó làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc hoặc làm thuốc có tác dụng khác hoặc có độc, không phù hợp với mục đích chữa bệnh.

Phải ngâm thuốc trước khi sắc để chiết được hết các hoạt chất: ngâm bằng nước ấm 25 - 30 độ, trong 30 - 60 phút.

Nước dùng sắc thuốc: nước giếng, suối, máy, mưa… nhưng phải là nước sạch, không ô nhiễm, không mùi (nước đã đun sôi nhiều lần như trong bình nước nóng, nước để lâu trong bình thủy thì không dùng để sắc thuốc).

Nước khi sắc thuốc (sau ngâm) thường phải ngập thuốc 2cm.

Độ lửa tùy theo tính chất và độ cứng chắc của thuốc nhưng thông thường khi thuốc chưa sôi thì lửa to (vũ hỏa), khi sôi rồi thì lửa nhỏ (văn hỏa).

Số lượng sắc không cố định mà tùy vào tác dụng của thuốc: các loại thuốc điều trị ngoại cảm, bệnh cấp tính 1 thang sắc 2 lần, các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính, thuốc bổ sắc ít nhất 1 thang 3 lần.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Lâm Đồng

Đối với Đông y, thuốc thang sắc là dạng thuốc được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng nắm rõ quy trình sắc thuốc và sắc thuốc đúng cách. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam sẽ chia sẻ cụ thể về cách sắc thuốc trong y học cổ truyền giúp đạt được nước thuốc tốt nhất.

PV: Chào Thầy thuốc ưu tú, Bs.CKII Lê Phương. Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian quý báu của mình để trả lời những băn khoăn về quy trình sắc thuốc và hướng dẫn người bệnh cách sắc thuốc đúng cách trong ngày hôm nay.

Bs. Lê Phương: Chào bạn và quý độc giả!

PV: Thưa bác sĩ, theo như phóng viên được biết, dạng thuốc thang sắc là dạng được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh bằng thuốc Đông y. Vậy chắc hẳn việc sắc thuốc cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá trị của bài thuốc. Bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về tác động của công việc sắc thuốc với hiệu lực của bài thuốc được không ạ?

Bs. Lê Phương:

Thuốc thang sắc trong Đông y là dạng thuốc được sử dụng rất phổ biến, phổ biến hơn cả so với thuốc dạng viên hoàn và thuốc bột. Bởi vì thuốc phù hợp với mọi bệnh lý, lại ở dạng lỏng, dễ uống, cơ thể dễ hấp thụ, mang lại hiệu quả tốt hơn. Thành phần của thuốc thang sắc thường là thảo mộc, khoáng vật, động vật… Khi sắc lên khí vị, hoạt chất của thuốc dễ quy vị vào các tạng phủ, kinh lạc (quá trình quy kinh). Nhờ vậy giúp giải quyết tổng thể các vấn đề bệnh lý của cả cơ thể.

Hiệu quả của thuốc thang sắc phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sắc thuốc. Như danh y Lý Thời Trân, người Trung Quốc từng nói: “Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép nhưng sắc lỗ mãng, vội vàng, dùng lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu”. Nếu sắc thuốc không đúng cách thì dược tính của thuốc sẽ giảm đi đáng kể khiến cho bài thuốc không mang lại kết quả điều trị.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Sắc thuốc đúng cách ảnh hưởng đến chất lượng thuốc Đông y

Bên cạnh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đông y, cách đun sắc còn liên quan đến tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thảo dược có độc tính nhất định nên cần kết hợp với các vị khác để triệt tiêu độc tính. Quá trình triệt tiêu độc tính được quyết định bởi việc đun sắc thuốc. Nếu sắc thuốc đúng cách, các phản ứng giữa các thành phần sẽ diễn ra tối ưu nhất giúp loại bỏ độc tính, ngăn ngừa tác dụng phụ.

PV: Sắc thuốc có vai trò rất quan trọng đối với tác dụng của bài thuốc. Vậy không biết kỹ thuật sắc thuốc chuẩn của Đông y như thế nào ạ?

Bs. Lê Phương:

Nói về sắc thuốc thì hầu hết mọi người đều hình dung là đem thang thuốc gồm nhiều vị thuốc đổ nước vào đun sôi trên lửa rồi chắt lấy nước thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là hình dung chung nhất chứ thực chất sắc thuốc cần quy trình đảm bảo các nguyên tắc về thời gian và nhiệt độ, cách sắc phù hợp với tính chất của vị thuốc. Cụ thể như thế này:

Đối với tiêu chuẩn về thời gian sắc thuốc, Đông y có hai dạng sắc thuốc là sắc nhanh và sắc chậm. Cụ thể là:

Cách sắc nhanh phù hợp với những vị thuốc cần giữ khí, tức là những vị thuốc có tinh dầu, hoạt chất ít tan trong nước và dễ bay hơi cùng hơi nước khi có nhiệt tác động. Cách sắc nhanh cần đảm bảo vừa làm cho hoạt chất thuốc hòa tan trong nước sắc, vừa hạn chế bay hơi mất theo hơi nước. Để đạt được dược tính thuốc tối ưu nhất, trước khi sắc, thuốc có thể được ngâm trước hoặc khi sắc tăng nhiệt từ từ, khi nước sôi sẽ đun trong thời gian ngắn. Thuốc thường được sắc một lần.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Tùy tính chất của dược liệu, thuốc có thể sắc nhanh hoặc chậm

Sắc thuốc chậm: Cách này thường áp dụng cho những loại thuốc bổ, lấy vị của thuốc, tức là các vị thuốc không bay hơi, không biến đổi nhiều trong quá trình sắc. Các vị thuốc thường tồn tại trong các tổ chức rắn như củ, rễ, cành, thân… trước khi sắc thuốc cần có biện pháp làm tăng khả năng hòa tan chất thuốc trong nước sắc. Những biện pháp thường được sử dụng bao gồm phân nhỏ dược liệu đến kích thước phù hợp, ngâm thuốc trước khi sắc, sắc thuốc trong thời gian dài… Để đảm bảo nồng độ thuốc quy nạp vào kinh lạc, tạng phủ, thuốc được sắc làm nhiều lần, khoảng 2 – 3 lần, nước thuốc mỗi lần được trộn với nhau.

Bên cạnh yếu tố thời gian sắc thuốc, nhiệt độ cũng quyết định đến hiệu quả của thuốc sắc. Nhiệt độ sắc thuốc có thể thay đổi tùy theo loại dược liệu cần sắc nhanh hay chậm. Theo các nghiên cứu của Viện y dược học cổ truyền, sắc thuốc ở nhiệt độ và áp suất quá cao trên 1000 độ C sẽ làm giảm hoạt chất thuốc và gia tăng tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc nên được sắc ở nhiệt độ sôi và áp suất khí quyển, điều kiện này giúp thu được dược tính tốt nhất.

Ngoài ra, tùy theo vị thuốc, tính chất của thuốc mà thứ tự sắc thuốc hoặc cách sắc sẽ có đặc thù riêng. Ví dụ như thế này, những loại thuốc có sạn đất, thường là rễ cây, hoàng thổ hoặc những loại thuốc có lượng lớn như hạ khô thảo, mao căn, trúc nhự, lô căn thì cho vào trước. Những vị thuốc có tinh dầu, mùi thơm như bạc hà, đậu khấu, nhục quế, sa nhân sẽ cho vào sau, khi sắp sắc xong.

Những loại thuốc bột cần cho vào vải để sắc nhằm hạn chế bột ra nước thuốc làm vướng họng khi uống. Nhân sâm có thể thái lát, chưng cách thủy lấy nước rồi hòa vào nước thuốc… Đối với những dạng thuốc đặc biệt như vậy, thầy thuốc chúng tôi có nhiệm vụ nhắc nhở người bệnh kỹ càng để họ lưu ý sắc cho đúng.

PV: Nghe bác sĩ chia sẻ thì có thể thấy việc sắc thuốc cũng không hẳn đơn giản. Vậy với những bệnh nhân sắc thuốc ở nhà thì bác sĩ thì cần thực hiện như thế nào ạ?

Bs. Lê Phương:

Đúng là sắc thuốc Đông y không phải dễ dàng tuy nhiên với những trường hợp có các vị thuốc đặc biệt mới cần chú ý hơn một chút. Thực tế thì đa phần cách sắc đều đi theo một hướng chung. Quy trình sắc là cho thuốc vào nồi, thêm nước ngập mặt dược liệu rồi sắc kỹ theo số lần quy định tùy theo cách sắc nhanh hay chậm.

Tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, đa phần thuốc được sử dụng đều ở dạng thuốc bổ, có thể kết hợp với thuốc giữ khí. Cách sắc một thang thuốc như sau:

Đổ lượng nước ngập mặt thuốc. Cho thêm 3 lát gừng tươi đã đập rập và nướng lên. Sắc thuốc thành 3 lần, mỗi lần đun sôi 60 phút. Trộn các nước sắc với nhau rồi chia đều làm 6 – 9 phần uống trong 3 ngày.

PV: Vậy ngoài những nguyên tắc kể trên và hướng dẫn như trên, khi sắc thuốc có cần chú ý điều gì khác không ạ?

Bs. Lê Phương:

Có chứ. Khi sắc thuốc, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề tuy nhỏ nhưng nếu không đảm bảo thì cũng làm giảm dược tính của thuốc:

Thứ nhất, cần lựa chọn nồi nấu thuốc dạng nồi đất, nồi sứ hoặc nồi thủy tinh. Những dạng nồi điện kim loại giúp sắc thuốc tiện lợi nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Nên lựa chọn nồi sắc bằng đất hoặc sứ để thu được chất thuốc tốt nhất

Thứ hai, rửa thuốc trước khi sắc. Đây là khâu mà ít bệnh nhân thực hiện nếu không được thầy thuốc nhắc trước. Để rửa thuốc không khó, người bệnh chủ cần đổ nước ấm cho ngập thuốc rồi khuấy đều khoảng 15 giây và đổ bỏ nước nhanh chóng. Rửa thêm một lần nữa tương tự như vậy. Lần thứ 3 cho nước vào ngâm khoảng 3 phút rồi đổ bỏ nước đi. Lưu ý là giữa lần thứ nhất và lần thứ hai phải nhanh chóng, không ngâm thuốc để tránh làm thay đổi vị thuốc.

Thứ ba, khi sắc cần chú ý điều chỉnh lửa và căn chỉnh thời gian phù hợp. Khi nước thuốc chưa sôi thì cần dùng lửa to (vũ hỏa), lúc thuốc đã sôi thì cần dùng lửa nhỏ hơn (văn hỏa). Trước khi chắt nước thuốc cần tắt bếp và om thuốc khoảng 10 phút. Tùy theo loại thuốc thời gian sắc sẽ ngắn hoặc dài.

Điều cuối cùng cần ghi nhớ là luôn đậy nắp nồi thuốc và chú ý để tránh thuốc bị trào. Không nên đun quá lâu vì có thể làm cạn thuốc và cháy khét. Nếu thấy thuốc bị cạn cần chế thêm nước đủ để chất thuốc hòa tan.

PV: Theo đánh giá của bác sĩ, hiện nay việc sắc thuốc tại nhà của người bệnh có đáp ứng được những tiêu chuẩn sắc thuốc của Đông y không? Với việc tự sắc thuốc như vậy có gây khó khăn cho người bệnh không?

Bs. Lê Phương:

Thực sự nếu hỏi người bệnh, 10 người thì phải đến 9 người ngại sắc thuốc. Thậm chí có những bệnh nhân từng chia sẻ thẳng thắn với tôi rằng không lựa chọn chữa bệnh bằng Đông y vì việc sắc thuốc quá phức tạp và tốn thời gian. Thông thường việc sắc thuốc tốn từ 1 tiếng đến 2 giờ đồng hồ cho mỗi thang. Mà hiện nay mọi người đều rất bận rộn nên việc sắc thuốc trở thành hạn chế lớn của thuốc Đông y.

Và nói thật là khi đã bị bệnh mà phải tự ngồi sắc thuốc uống, rất ít người làm được. Họ quá mệt mỏi và gần như stress vì căn bệnh của mình nên bất cứ việc gì rắc rối đều có thể khiến tâm trạng người bệnh thêm tệ. Đa phần việc sắc thuốc đều do người thân giúp đỡ.

Vẫn có những người sắc thuốc tại nhà và đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người không nhận được kết quả như mong đợi, phải chữa lâu hơn vì thuốc không được sắc tốt nhất. Mọi người thường gặp khó khăn ở công đoạn điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.

Bên cạnh đó cũng có nhiều bệnh nhân mắc sai lầm trong cách sắc thuốc như dùng nước sôi để đun thuốc. Nhiều dược liệu cần đun bằng nước lạnh sạch để hoạt chất tan dần vào nước. Nếu cho nước nóng đột ngột vào, các protein, tinh bột và dược chất bị biến dạng đột ngột, ảnh hưởng đến chiết xuất của các thành phần thuốc.

Một số dược liệu cần sắc đặc biệt, sắc riêng, hoặc cho vào sau thì đều không được chú ý đến. Do đó thuốc thường bị biến chất, thậm chí gây độc cho người sử dụng. Vì vậy bên cạnh việc hướng dẫn kỹ càng cách sắc thuốc tại nhà cho người bệnh, chúng tôi thường giới thiệu dịch vụ sắc thuốc sẵn tại Trung tâm với mong muốn vừa giúp tiết kiệm thời gian công sức đun sắc, vừa mang đến cho bệnh nhân thuốc có dược lực tốt nhất.

PV: Xin bác sĩ chia sẻ cụ thể hơn về dịch vụ sắc thuốc sẵn tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam được không ạ?

Bs. Lê Phương:

Hiện nay Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam đã mở rộng dịch vụ sắc thuốc sẵn cho người bệnh. Quy trình sắc thuốc được thực hiện tự động hóa bởi máy và thiết bị hiện đại. Các thông số về nhiệt độ và thời gian được điều chỉnh phù hợp, tuân thủ kỹ thuật của y học cổ truyền.

Dụng cụ sắc thuốc y học cổ truyền
Trung tâm Đông y Viêt Nam ứng dụng máy móc kỹ thuật hiện đại (minh họa)

Đặc biệt thành phần thảo dược tại Trung tâm đảm bảo về tính vị, đạt chuẩn GACP – WHO và được phơi sấy, bảo quản và sơ chế theo đúng quy định của Bộ y tế. Nhờ vậy khi đưa dược liệu vào máy sắc ở các tiêu chuẩn được đảm bảo sữa mang lại dược tính tốt nhất. Sau khi thuốc được sắc xong, để nguội sẽ đóng vào các túi hút chân không.

Lượng thuốc ở từng túi đã được cân đong tự động phù hợp với liều dùng của từng bệnh nhân. Người bệnh có thể bảo quản thuốc dễ dàng trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cần dùng thuốc chỉ cần đem ra hâm lại là được.

Nhiều bệnh nhân tại Trung tâm chúng tôi đang sử dụng thuốc sắc túi và rất hài lòng về độ tiện lợi và hiệu quả của thuốc.

PV: Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian chia sẻ về quy trình và kỹ thuật sắc thuốc trong Y học cổ truyền. Qua những thông tin này chắc chắn, việc sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh của nhiều bệnh nhân sẽ hiệu quả hơn.