Đối lập với cuộc sống hòa bình là gì

Bài làm:

Biểu hiện cụ thể của cuộc sống hòa bình:

  • Không có bạo lực, chiến tranh
  • Biết lắng nghe, biết chấp nhận, có sự công bằng và giao tiếp thân thiện
  • Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn…

Đối lập với cuộc sống hòa bình là chiến tranh

Câu hỏi Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của cuộc sống hòa bình? Đối lập với cuộc sống hòa bình là gì? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Câu hỏi: Thế nào là hoà bình?

Hướng dẫn trả lời: Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với cọn người, là khát vọng của toàn nhân loại.

Câu hỏi: Biểu hiện của bảo vệ hoà bình là gì?

Hướng dẫn trả lời: Biểu hiện của bảo vệ hoà bình là:

- Giữ gìn cuộc sống bình yên;

- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia;

- Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Câu hỏi: Em hãy nêu lên sự đôi lập giữa hoà bình và chiến tranh.

Hướng dẫn trả lời:

- Hoà bình:

+ Đem lại cuộc sông bình yên, tự do;

+ Nhân dân được ấm no, hạnh phúc;

+ Là khát vọng của loài người.

- Chiến tranh:

+ Gây đau thương, chết chóc;

+ Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành;

+ Thành phố, làng mạc bị tàn phá, huỷ diệt;

+ Sản xuất không thể phát triển được;

+ Là thảm hoạ của loài người.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là chiến tranh chính nghĩa, thế nào là chiến tranh phi nghĩa?

Hướng dẫn trả lời: - Chiến tranh chính nghĩa:

+ Tiến hành đấu tranh chống xâm lược;

+ Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc;

+ Bảo vệ hoà bình.

- Chiến tranh phi nghĩa:

+ Xâm lược đất nước khác;

+ Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc khác;

+ Gây chiến tranh giết người, cướp của;

+ Phá hoại hoà bình.

Câu hỏi: Tính chất của hai cuộc Chiến tranh thế giới mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8 là gì?

Hướng dẫn trả lời: - Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 - 1918]: là chiến tranh đế quốc phi nghĩa của cả hai bên tham chiến.

- Chiến tranh thế giới thứ hai [1939 - 1945]:

+ Đối với khối phát xít và các nước đế quốc là chiến tranh phi nghĩa, xâm lược.

+ Đối với Liên Xô và các nước bị phát xít chiếm đóng là chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi: Trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam [1858 -1954], chiến tranh giữa Mĩ và Việt Nam [1954 -1975], ai chính nghĩa, ai phi nghĩa?

Hướng dẫn trả lời: - Đối với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ là phi nghĩa vì chúng đi xâm lược.

- Đối với nhân dân Việt Nam là chính nghĩa và đó là cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi: Hậu quả tàn bạo nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ để lại cho nhân dân Việt Nam đến ngày nay là gì?

Hướng dẫn trả lời: - Hàng vạn gia đình có người thân hi sinh;

- Hàng trăm nghìn người bị di chứng của chiến tranh đặc biệt trẻ em bị nhiễm chất độc da cam;

- Tai nạn, thương tích do bom mìn còn sót lại.

Câu hỏi: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có chương trình gì để thể hiện tấm lòng đối với những người đã hi sinh vì độc lập của dân tộc?

Hướng dẫn trả lời: - Chương trình “Nhắn tìm đồng đội”; “Tìm mộ liệt sĩ”..

- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng “Nhà tình nghĩa”; đỡ đầu, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em các gia đình thương binh, liệt sĩ...

Câu hỏi: Theo em, ngày nay còn có chiến tranh không?

Hướng dẫn trả lời: Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ' trang; các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới của chúng ta.

Câu hỏi: Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?

Hướng dẫn trả lời: - Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.

- Ý thức bảo vệ hoà bình, lòng yêu hoà bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các môi quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.

Câu hỏi: Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc lập, chúng ta đang sông trong hoà bình, vậy chúng ta có trách nhiệm để bảo vệ hoà bình thế giới không?

Hướng dẫn trả lời: Là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh cam go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.

Câu hỏi: Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta phải làm gì?

Hướng dẫn trả lời: Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người; xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi: Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm gì?

Hướng dẫn trả lời: - Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:

+ Đi bộ vì hoà bình;

+ Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình...

+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;

+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;

- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.

Câu hỏi: Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hoà bình vào năm nào?

Hướng dẫn trả lời: Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hoà bình vào năm 1999.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hòa bình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Lời giải:

Vì hoà bình cần được bảo vệ và chiến tranh cần phải ngăn chặn. Hoà bình tạo ra cuộc sống yên vui, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục,… Chiến tranh gây thiệt hại về mạng sống, tài sản, làm cản bước tiến phát triển của thế giới.

Lời giải:

Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.

Lời giải:

Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia;

Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Lời giải:

Mục đích chiến tranh Chiến tranh chính nghĩa Chiến tranh phi nghĩa
A. Bảo vệ Tổ quốc mình x
B. Xâm lược quốc gia khác x
C. Chống xâm lược từ quốc gia khác x
D. Bảo vệ hoà bình x
E. Giữ gìn sự bình yên cho đất nước x
G. Phá hoại hoà bình x

[Yên bình, đau thương, bệnh tật, ấm no, hạnh phúc, đói nghèo, chết chóc, tang thương, đoàn tụ, phát triển, chậm tiến, thảm hoạ, khát vọng, thân thiện]

Lời giải:

Hòa bình: Yên bình, ấm no, hạnh phúc, đoàn tụ, phát triển, khát vọng, thân thiện.

Chiến tranh: đau thương, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc, tang thương, chậm tiến, thảm họa.

A. Đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

B. Tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

C. Đối xử thân thiện với mọi người.

D. Ép buộc người khác theo ý mình.

E. Giải quyết bất đồng bằng thương lượng.

G. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

H. Thông cảm và chia sẻ với mọi người.

I. Nói xấu lẫn nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, C, E, H

A. 1999   B. 2000

C. 2001   D. 2002

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

A. Tô-ky-ô   B. Hi-rô-shi-ma

C. O-sa-ka   D. Na-gôi-a

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh

B. Những nước giàu có

C. Toàn nhân loại

D. Những nước đã từng bị chiến tranh

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:

1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ góp ý gì cho Hùng ?

Lời giải:

1/ Hùng thích gây gổ, đánh nhau, gây tranh chấp, xung đột. Đây là hành vi đáng lên án.

2/ Nếu là bạn cùng lớp với Hùng, em sẽ khuyên Hùng bình tĩnh, sống hài hòa, yêu thương nhau; không nên dùng vũ lực với bạn bè.

Lời giải:

Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.

Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:

   “Hãy nhớ lấy lời tôi

   Đả đảo đế quốc Mỹ

   Đả đảo Nguyễn Khánh

   Hồ Chí Minh muôn năm!

   Hồ Chí Minh muôn năm!

   Việt Nam muôn năm!”

Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.

Trả lời câu hỏi trang 23 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Theo em, con người cần làm gì đề có thể tránh được chiến tranh?

2/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin trên ?

3/ Em hiểu ý nghĩa của truyện đọc trên như thế nào ?

Lời giải:

1/ Cần bàn bạc, thảo luận, đưa đến kí kết chung cho cuộc sống hòa bình; tăng cường kí kết tình hữu nghị, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, cần ban hàng pháp luật quốc tế, trang bị về quốc phòng – an ninh.

2/ Những nỗi đau, thiệt hại của chiến tranh gây ra không một từ ngữ nào có thể diễn tả được. Vì thế, mỗi chúng ta hãy chung tay bảo vệ nền độc lập, hòa bình của nhân loại.

3/ Hạt giống chính là khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Nếu con người biết sử dụng khả năng này thì con người sẽ yêu thương nhau, thế giới sẽ được hoà binh. Hãy đấu tranh chống lai sự ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi, chỉ nghĩ cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề