Đọc sách vì sao bạn ế

Cuốn sách là một “bản tuyên ngôn” đầy khí thế đáp trả lại cả thế giới – nơi luôn gắn giá trị người phụ nữ với tình trạng hôn nhân. Từ kinh nghiệm sống của mình, qua các bài phỏng vấn những người độc thân khác, cùng các bài nghiên cứu Tâm lý học và Xã hội học, tác giả Sara Eckel – một phụ nữ sống độc thân trong gần 40 năm, đã đúc rút ra rằng: Mối quan hệ tình cảm chỉ là do may mắn.

Cô lật tẩy những lời buộc tội sai trái mà những người xung quanh đổ lên đầu phụ nữ độc thân: Họ không tìm được một nửa của đời mình vì họ quá độc lập, quá tự ti, quá kén chọn, quá già,… Cô chứng minh những lời buộc tội đó là sai, khuyến khích những phụ nữ độc thân luôn có lòng trắc ẩn với bản thân, không dao động trước những lời bàn tán xung quanh mình, chỉ cần là chính mình và sống hạnh phúc.

“Cô đơn không phải một chứng bệnh… Cô đơn cũng giống như cảm giác đói khát – nó là phản ứng tự nhiên của con người với ý nghĩa đơn giản báo hiệu người đó cần được nuôi dưỡng. ”

“Chìa khóa cho hạnh phúc hôn nhân không phải là tìm được người ‘bình thường’ mà là người tâm đầu ý hợp với mình.”

“Hạnh phúc vẫn song hành với tôi suốt thời gian đó. Vấn đề là tôi đã quá kén chọn loại hạnh phúc mình muốn đến nỗi thường xuyên phá hỏng những điều tốt đẹp.”

“Chỉ khi nào dừng lại việc phân tích tính cách mình, ngừng lật đi lật lại những mối quan hệ trước đó, thì khi ấy bạn mới giải phóng được tâm trí mình. Khi không để những lời nói bên ngoài khiến mình sợ hãi – ‘Trói chặt anh chàng đó đi!’ ‘Cậu làm sao trẻ lại được nữa!’ ‘Cậu nghĩ mình là ai?’ – bước đầu bạn sẽ hiểu được ai và điều gì hợp với mình.

LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP MỚI TẠI DG TRAINING

[Phòng 207 Nhà B, Cung Văn hoá Việt – Xô, Hà Nội]

Cuốn sách là một “bản tuyên ngôn” đầy khí thế đáp trả lại cả thế giới – nơi luôn gắn giá trị người phụ nữ với tình trạng hôn nhân. Từ kinh nghiệm sống của mình, qua các bài phỏng vấn những người độc thân khác, cùng các bài nghiên cứu Tâm lý học và Xã hội học, tác giả Sara Eckel – một phụ nữ sống độc thân trong gần 40 năm, đã đúc rút ra rằng: Mối quan hệ tình cảm chỉ là do may mắn.Cô lật tẩy những lời buộc tội sai trái mà những người xung quanh đổ lên đầu phụ nữ độc thân: Họ không tìm được một nửa của đời mình vì họ quá độc lập, quá tự ti, quá kén chọn, quá già,… Cô chứng minh những lời buộc tội đó là sai, khuyến khích những phụ nữ độc thân luôn có lòng trắc ẩn với bản thân, không dao động trước những lời bàn tán xung quanh mình, chỉ cần là chính mình và sống hạnh phúc.“Cô đơn không phải một chứng bệnh… Cô đơn cũng giống như cảm giác đói khát – nó là phản ứng tự nhiên của con người với ý nghĩa đơn giản báo hiệu người đó cần được nuôi dưỡng. ”“Chìa khóa cho hạnh phúc hôn nhân không phải là tìm được người ‘bình thường’ mà là người tâm đầu ý hợp với mình.”“Hạnh phúc vẫn song hành với tôi suốt thời gian đó. Vấn đề là tôi đã quá kén chọn loại hạnh phúc mình muốn đến nỗi thường xuyên phá hỏng những điều tốt đẹp.”

“Chỉ khi nào dừng lại việc phân tích tính cách mình, ngừng lật đi lật lại những mối quan hệ trước đó, thì khi ấy bạn mới giải phóng được tâm trí mình. Khi không để những lời nói bên ngoài khiến mình sợ hãi – ‘Trói chặt anh chàng đó đi!’ ‘Cậu làm sao trẻ lại được nữa!’ ‘Cậu nghĩ mình là ai?’ – bước đầu bạn sẽ hiểu được ai và điều gì hợp với mình.

Nếu vẫn chưa có người yêu trong khi đám bạn đã có đôi có lứa hết rồi thì chắc bạn không còn lạ gì trước những lời giải thích, khuyên nhủ từ người xung quanh về lý do Vì sao bạn ế? Thường là những câu sau:

  • Bạn ế vì quá độc lập. Những phụ nữ thông minh, tài giỏi khó kiếm được người yêu lắm.
  • Bạn ế vì quá tự ti. Bạn sẽ không kiếm nổi người yêu chừng nào bạn chưa yêu bản thân mình.
  • Bạn ế vì quá kén chọn. Chỉ cần tìm một anh chàng tốt là được mà!

Và hàng trăm lời lý giải khác nữa….. Nhưng sự thật thì không phải vậy. Tác giả Sara Eckel đã viết nên một “bản tuyên ngôn” đầy khí thế đáp trả cả thế giới – nơi luôn gắn giá trị người phụ nữ với tình trạng hôn nhân. Cô lật tẩy những lời buộc tội sai lầm đổ lên đầu phụ nữ độc thân, khuyến khích họ luôn có lòng trắc ẩn với bản thân, chỉ cần là chính mình và sống hạnh phúc.

Bài này viết này sẽ tóm tắt những nội dung chính của cuốn sách để bạn hiểu rõ hơn thông điệp mà tác giả đưa ra.

Mua sách qua Tiki

“Vì sao bạn ế?” không dành cho tất cả mọi người độc thân. Xung quanh ta có những người lựa chọn cuộc sống độc thân và họ hạnh phúc với điều đó. Cuốn sách này dành cho những cô gái đang đi tìm nửa còn lại nhưng mãi vẫn chưa tìm thấy và băn khoăn về cái sự ế của mình: “Có vấn đề gì với tôi vậy?”  

1. Vì sao bạn ế? – Vì bạn không là chính mình

Thông điệp đầu tiên mà mình nhận thấy tác giả Sara Eckel muốn đưa đến cho người đọc là bạn xứng đáng được yêu thương mà không cần phải cải thiện gì thêm. Bởi vì, chúng ta thường rất hay phán xét bản thân, tự gán cho mình những từ ngữ tiêu cực như “Tối quá béo”; “Tôi không đủ thông minh”; “Tôi không xinh đẹp”; “Tôi nhiều mụn”; “Tôi khó kìm chế cảm xúc”; “Tôi chưa có công việc ổn định”; “Tôi không tự tin”…. Rồi chúng ta lập ra một kế hoạch hoàn thiện bản thân như là tập thể dục, ăn kiêng, đi học các khóa phát triển bản thân, làm việc nhiều hơn… với mục đích là để cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy mình xứng đáng được yêu thương.

Những sự cố gắng đó đem lại cho bạn một số kết quả tốt như thân hình eo thon hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, hiểu biết nhiều hơn, cuộc sống trở nên thoải mái hơn nhưng nó không giúp bạn hạnh phúc hơn, không giúp bạn xứng đáng được yêu thương hơn.  

Tại sao lại như vậy?  

Phát triển bản thân là điều tốt nhưng động cơ sau đó mới quan trọng. Bạn làm những điều đó vì bạn thích, vì bạn đơn giản là muốn hoàn thiện bản thân hay là bạn làm điều đó để cảm thấy như vậy mình mới tự tin hơn, mình mới xứng đáng. Thế nếu bạn không làm được thì sao? Bạn giảm cân thất bại; bạn chưa tăng được thu nhập của mình; mấy cái mụn xấu xí vẫn ngày càng nở rộ… Bạn không thể tự tin được sao? Bạn sẽ không xứng đáng. Chính lỗi nghĩ này giới hạn chúng ta tiếp cận những cơ hội tốt để có được tình yêu cho mình.  

Tôi là chính mình, tôi xứng đáng được yêu thương

Mọi sự trên đời về cơ bản đều tốt. Một hình ảnh so sánh dễ hiểu là bức tượng bằng vàng vị chôn trong bùn. Thay vì lo lắng về nhiều khiếm khuyết thâm căn cố đế cần phải loại trừ, chúng ta chỉ cần gột rửa tất cả những gì ô uế đã tự phủ lên mình trước đó – “Tôi quá thế này, tôi chưa đủ thế nọ”. Khi đã lột bỏ những lớp phủ ngoài đen tối đó, chúng ta còn lại một sinh thể đơn giản không cần cải thiện gì thêm.

[…] Cậu sẽ chẳng tìm được ai đâu cho tới khi tự hài lòng với chính bản thân mình […]

[…] Chìa khóa cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là tìm được người bình thường mà là tìm được người tâm đầu ý hợp […]

Chúng ta có thể có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc ngay cả khi không  bao giờ giài quyết nổi những vấn đề với mẹ mình hay cân nặng của bản thân.

[Trích Vì sao bạn ế?]

Đọc thêm: Là người bình thường có gì sai?

2. Vì sao bạn ế? – Vì bạn thiếu lòng trắc ẩn với bản thân

Bạn không cần cải thiện gì, hài lòng với chính mình. Nghe thì dễ nhưng cụ thể phải làm như thế nào?   

Câu trả lời là: Bạn cần có lòng trắc ẩn với bản thân.

  • Lòng trắc ẩn với bản thân là gì?
  • Nó giúp gì được cho tôi?

Lòng trắc ẩn với bản thân [self-compassion] bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ năm 2003, được đánh dấu bằng bài viết khoa học được công bố bởi Kristin D. Neff về định nghĩa và thang đo lòng tự trắc ẩn.

Kristin D. Neff [2003] cho rằng: “Lòng tự trắc ẩn đơn giản là lòng trắc ẩn hướng vào nội tâm bản thân ta, liên hệ với chính ta như là đối tượng của sự quan tâm và chăm sóc khi đối mặt với các trải nghiệm đau khổ” [Neff, 2003, tr.224].  

Có những người có thể vượt qua sóng gió cuộc đời mà không cảm thấy giá trị bản thân bị hạ thấp. Khi gặp thất bại, tủi hổ hoặc nghe những nhận xét tiêu cực, họ không ôm mặt lầm bầm: “Đồ ngu, đồ ngu, đồ ngu!” Thay vào đó, họ tự nhủ: “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” hay “Xét một cách tổng thể thì chuyện này cũng chẳng có gì“.

Những người có lòng trắc ẩn với bản thân không cố thuyết phục mình hoặc người khác về sự vĩ đại của họ; họ chỉ đơn giản tập trung đối xử tử tế với bản thân. Khi độc thân, dĩ nhiên phản xạ đầu tiên của bạn là cố thể hiện mặt đẹp đẽ, tự tin của con người mình. Người ta thường nói điều này luôn hấp dẫn người khác giới. Nó cũng có thể giúp bạn duy trì lòng tự trọng giữa một thế giới vốn rất khắc nghiệt với người độc thân. Vấn đề là, trong khi cố gắng ngăn người khác tỏ ra thương hại mình, chúng ta lại vô cùng khắt khe với chính bản thân.

Hầu hết chúng ta đều khắt khe với bản thân hơn với bạn bè – hay thậm chí cả kẻ thù – và đó chính là lý do Neff khuyên chúng ta hãy trò chuyện với bản thân hết như với một người bạn tốt: “Thật tiếc hôm nay cậu xui xẻo quá. Nhưng những cảm xúc cậu có lúc này là hoàn toàn bình thường. Vậy sao cậu không bao dung với bản thân một chút nhỉ? Ai trong chúng ta chẳng có lúc yếu đuối hay lo lắng. Không phải chỉ mình cậu thấy thế đâu!”

[Trích Vì sao bạn ế?]

3. Học vấn cao, sống độc lập không phải là nguyên nhân khiến bạn ế

Thế hệ đi trước thường khuyên chúng ta rằng: con gái không cần học lên cao quá, khó lấy chồng. Nhưng có rất nhiều phụ nữ tài năng, thành công vẫn có gia đình hạnh phúc đấy thôi. Bản thân mình thì có quan điểm rằng phụ nữ học vấn cao khả năng kết hôn cao hơn người có học vấn thấp và ít khả năng li hôn hơn. Bởi vì họ biết các giải quyết các mâu thuẫn tốt hơn.

Đọc đến đoạn này, mình nhớ đến một chương trong cuốn sách Đàn ông sao Hỏa đàn bà sao Kim trong hẹn hò: Đàn ông thích được đánh giá cao, phụ nữ thích được khen ngợi. Nếu phụ nữ tự làm được hết mọi thứ, thậm chí còn làm tốt hơn cả đàn ông trong một số việc [kiếm tiền chẳng hạn] thì đàn ông lấy đâu ra cơ hội để thể hiện. Vậy làm thế nào để cân bằng được việc mình vẫn là người phụ nữ độc lập, tài năng nhưng vẫn tạo cơ hội cho phải mạnh thể hiện.  

Đoạn trích sau đây đem lại một ý tưởng về cách giao tiếp mà bạn có thể áp dụng.  

Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy người khác cần đến mình, và tất cả chúng ta cũng muốn ở cạnh người có thể tự làm mọi thứ khi cần thiết. Vậy làm sao để phân biệt rạch ròi hai điều đó? Hãy thử tự hỏi bản thân mình đã từng nhìn một đồng nghiệp, một người bạn hay họ hàng và thực lòng nói những điều sau đây chưa: “Cảm ơn rất nhiều. Tôi không thể làm nổi việc này mà không có sự giúp đỡ của bạn”; “Bạn biết rõ phần mềm này không? Tôi đã vật vã suốt 20 phút mà nó cứ báo lỗi”; “Này, bạn khiêng cùng tôi cái bàn này nhé. Nó nặng quá, tôi không bê một mình được”.

Nói cách khác, bạn đã bao giờ nhìn người khác và nói: “Bạn có những kỹ năng và thế mạnh mà tôi không có, vì tôi không hoàn hảo 100% về mọi lĩnh vực, nên bạn có thể giúp tôi một tay được không?”

[Trích Vì sao bạn ế?]

4. Bạn không ế vì kén chọn

Nhiều người độc thân chắc hẳn rất quen câu này: “Chắc bạn kén chọn quá nên đến giờ vẫn ế”.

Đầu tiên bạn cần biết rằng bạn bè, người thân sử dụng “Cậu kén quá”, “Mày kén quá” để lấp khoảng trống trong cuộc giao tiếp, có gì đó để nói ấy. Chẳng lẽ sau khi nghe trả lời “Hện giờ mình vẫn chưa có gì” mà đáp lại mỗi câu “Thế à” thì ngắn quá. Cảm thấy vô tâm sao sao ấy. Thế nên, mọi người chêm thêm một câu “Chắc kén quá chứ gì” để thể hiện sự quan tâm.

Ngoài ra, chúng ta thường đưa ra lời khuyên cho người khác để xoa dịu tâm hồn của chính mình. Bởi khuyên nhủ dễ dàng hơn là chỉ lắng nghe. Và thường thì những người mau mồm mau miệng, đưa ra một hai lời khuyên nhủ thì được mọi người cho là có hiểu biết, quan tâm người khác, tài ăn nói xã giao tốt, biết xây dựng mối quan hệ này nọ…

Kén cá chọn canh

Vậy có phải tôi và những bạn của mình đã phạm sai lầm khi độc thân? Có thể. Có phải chúng tôi đã kiêu ngạo gạt bỏ những người đàn ông sau này biết đâu sẽ là những ông chồng tuyệt vời? Có thể lắm. Nhưng tôi hài lòng vì đã không nghe theo lời khuyên: “Chọn chồng cũng giống như chọn nhà. Hãy lựa chọn trong số những phương án mình đang có. “Con người không phải là nhà cửa – bạn không thể bước vào và nói: “Nếu phá căn bếp và xây thêm một phòng tắm thứ ba nữa thì ổn” hay “Chỗ này không đẹp chút nào, nhưng nó nằm gần chỗ tôi làm việc và hiện tại tôi cũng chỉ có thể chi trả được từng này”. Không. Bạn yêu người ta vì chính con người họ, hoặc bạn sẽ để họ tìm kiếm người khác biết trân trọng họ hơn.

[Trích Vì sao bạn ế?]

“Có phải mình ế là do đặt ra cao quá không?”; “Có nên hạ bớt tiêu chuẩn của mình không?”  

Làm sao bạn biết mình đang tự hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân? Dễ thôi. Bạn đang tự hạ thấp tiêu chuẩn của bản thân khi bạn nghĩ mình đang tự hạ thấp nó. [Khác với việc ban đầu bạn có một danh sách tiêu chuẩn nhưng lại sa vào một tình yêu sét đánh, và bỏ hết danh sách kia sang một bên].

Hạ thấp tiêu chuẩn không phải là trưởng thành mà là tàn nhẫn. Tất cả chúng ta đều được xứng đáng được yêu thương và thèm muốn bởi chính con người mình, bản chất thật của ta – không phải tài khoản ngân hàng, kỹ năng nuôi dạy con cái, cũng chẳng phải vì ta chẳng may nhẹ bước vào cuộc đời ai đó ở đúng giai đoạn sinh lý phù hợp nhất. Khi bạn tự hạ thấp mình, nhắm mắt đưa tay chấp nhận kết hôn với một người đàn ông, Bạn đang ngăn anh ta tìm được người phụ nữ yêu thương con người thật của anh ta.  

[Trích Vì sao bạn ế?]

Nhiều khi danh sách tiêu chuẩn một đằng, nhưng người bạn yêu lại chẳng giống vậy. Cái này còn liên quan đến hình mẫu bạn đời trong tiềm thức, đến từ trải nghiệm quá khứ, đặc điểm của những người nuôi dưỡng bạn. Mình sẽ có một bài viết khác về chủ đề này.

Đọc thêm: Có cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn chọn bạn đời không?

5. Vì sao bạn ế? – Vì bạn sợ bị tổn thương

Giáo sư Brené Brown thuộc đại học Houston đã dành cả thập kỷ để nghiên cứu sự khác nhau giữa những người tự tin vào giá trị bản thân và những người không cảm thấy điều đó. “Chỉ có một yếu tố phân biệt hai loại người này,” bà nói trong một bài diễn thuyết Ted talk nwam 2010. “Những người cảm thấy được yêu thương và gắn bó tin rằng họ đáng được yêu thương và gắn bó. Vậy thôi.

Trong nghiên cứu của mình, Brown gọi những người có ý thức về giá trị bản thân này là “sống bằng cả trái tim” và bà nhận thấy một trong những điểm đặc trưng nhất ở họ là sự sẵn sàng chịu đựng tổn thương. “Họ trân trọng sự yếu đuối của mình. Họ tin điều làm họ yếu đuối cũng khiến họ đẹp hơn. Họ không nói yếu đuổi là dễ chịu hay khổ sở… Họ chỉ nói rằng nó là cần thiết. Họ sẵn sàng thổ lộ: “Em yêu anh” trước, sẵn lòng làm những điều không thể biết trước kết quả, sẵn lòng chờ bác sĩ chụp hình tia X, sẵn lòng đầu tư vào quan hệ tình cảm dù chưa biết nó có kết cục như mong muốn hay không.

Yêu là mạo hiểm. Nó bao hàm những cảm xúc chúng ta không thể điều khiển. Nó khiến chúng ta cảm thấy hoang dại, bất kham. Đây là điều tốt, nhưng cũng thật đáng sợ.

Những người sống bằng cả trái tim có lòng dũng cảm chấp nhận sự không hoàn hảo. Họ có lòng trắc ẩn để đối xử tử tế với bản thân mình trước, rồi sau đó là với người khác – bởi chúng ta không thể có lòng trắc ẩn với người khác nếu không đối tốt với chính mình. Và sau cùng, họ có sự kết nối – đây là phần khó nhất – vốn là kết quả của việc sống thành thật. Họ sẵn sàng bỏ qua lý tưởng về bản thân trong tương lai để được sống đúng với con người của hiện tại”  

[Trích Vì sao bạn ế?]

Trên đây là tóm tắt những ý chính của cuốn sách “Vì sao bạn ế?”. Còn có rất nhiều điều khác nhưng mình khó có thể đưa được hết vào trong bài viết này. Bạn hãy đọc nó. Mình có thể tóm lại cuốn sách bằng câu sau: Mỗi chúng ta cần học cách tự yêu thương và hài lòng với chính bản thân mình.

Mua sách qua Tiki

Video liên quan

Chủ Đề