Định khoản thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Clearing - Thanh toán bù trừ. Là một phương thức thanh toán trong ngoại thương, trong đó tiền hàng không được thanh toán trực tiếp dựa trên cơ sở phân chia đồng đều nghĩa vụ của mỗi bên, đến cuối kỳ tiến hành bù trừ giữa tài khoản của hai bên. Thực chất phương thức thanh toán bù trừ được sử dụng nhiều trong Hiệp định mua bán hàng hóa dịch vụ giữa chính phủ hai quốc gia. Thanh toán bù trừ [Clearing] bao gồm: tiền tệ, ngân hàng đa phương và đơn giản. Thanh toán tiền tệ [currency clearing] là thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa hai quốc gia. Các khoản thanh toán giữa hai bên đối với hàng hóa và dịch vụ có giá trị ngang nhau. Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing và giá trị của nó sẽ được thỏa thuận từ trước.

Thủ tục Tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
Trình tự thực hiện + Bước 1: Các ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam [gọi là ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử] khi có nhu cầtham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng lập và gửi h sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành ph, nơi mình mở tài khoản;

+ Bước 2: Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khkiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chun của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố [Ngân hàng chủ trì] chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên thagia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điềkiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chi và nêu rõ lý do.

+ Bước 3: Ngân hàng chủ trì thông báo bằng văn bản danh sách các ngân hàng thành viên mới được kết nạp cho tất cả các ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.

+ Bước 4: Sau khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Giám đc ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các bộ [Giám đốc hoặc người ủy quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người ủy quyền, kế toán viên thanh toán bù trừ] tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phn công việc trong thanh toán bù trừ điện tử. Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố [Ngân hàng chủ trì].

Cách thức thực hiện + Gửi hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính [tại bộ phận một cửa]

+ hoặc dịch vụ bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ [i] Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng [theo mẫu tại Phụ lục số 13];

[ii] Văn bản cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi tử thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

- Số lưng h sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết Không quy định
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Văn bản chấp thuận
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện t liên Ngân hàng
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a] Các điều kiện phải có:

- Có quyết định thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ về thanh toán.

- Đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán.

- Có quá trình chấp hành tốt chế độ và kỷ luật thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế toán.

- Có cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế, quy định liên quan đến thanh toán điện tử liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm:

+ Quy chế chuyển tiền điện tử.

+ Quy chế thanh toán bù trừ điện tử.

+ Quy chế về truyền tin và xử lý số liệu thông tin.

+ Quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ.

+ Quy định về hạch toán trong các đơn vị Ngân hàng.

+ Quy định về mã Ngân hàng, về chứng từ, ngoại tệ.

+ Quy định về trả phí dịch vụ thanh toán.

b] Các tiêu chuẩn cần thiết:

- Trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng:

+ Đã có đủ các loại máy móc thiết bị tin học để thực hiện và xử lý được các nghiệp vụ thanh toán phát sinh do Ngân hàng thực hiện.

+ Xây dựng các phần mềm thích ứng, phù hp để kết nối phần mềm thanh toán điện tử liên Ngân hàng, gồm phần kết nối vào mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng và các biện pháp bảo mật đảm bảo an toàn tài sản.

+ Có hạ tầng công nghệ thông tin theo các chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu của thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng như thanh toán nội bộ trong một ngân hàng.

- Có phát sinh các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng [bao gồm thanh toán séc, chuyển tiền giữa các ngân hàng, thanh toán bù trừ...] có khối lượng giao dịch thanh toán liên ngân hàng [khác ngân hàng] tối thiểu 30 món/ngày.

- Cam kết ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Cam kết chấp hành kỷ luật tín dụng đối với khoản thiếu hụt vốn trong thanh toán theo cơ chế thị trưng [lãi suất cao hơn thị trường] khi được vay trên thị trường liên ngân hàng, vay các ngân hàng thương mại hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.

- Có đội ngũ cán bộ có trình độ để làm tốt các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, phải nắm vững:

+ Kế toán ngân hàng,

+ Xử lý thành thạo quy trình nghiệp vụ thanh toán,

+ Xử lý được nghiệp vụ kỹ thuật và thanh toán trên máy vi tính.

- Có đầy đủ quy trình hạch toán, luân chuyển, xử lý, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cơ sở pháp lý [i] Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 Về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng;

[ii] Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 Về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết Định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hànNhà nước;

[iii] Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 Về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Thanh toán bù trừ [tiếng Anh: Clearing] là một phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng. Các ngân hàng thực hiện thu hộ, chi hộ ngân hàng bạn và sẽ thanh toán ngay số chênh lệch với ngân hàng chủ trì.

Hình minh họa [Nguồn: Fusionworks]

Thanh toán bù trừ [Clearing]

Khái niệm

Thanh toán bù trừ trong tiếng Anh gọi là Clearing.

Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng. Qua nghiệp vụ này, các ngân hàng thực hiện thu hộ, chi hộ ngân hàng bạn và sẽ thanh toán ngay số chênh lệch [thu hộ - chi hộ] trong phiên thanh toán bù trừ với ngân hàng chủ trì.

Ý nghĩa

Thanh toán bù trừ có vai trò hết sức quan trọng, giúp việc thanh toán vốn các ngân hàng được nhanh chóng, sòng phẳng đặc biệt là thanh toán khác hệ thống.

Do việc giải quyết thanh toán ngay trong ngày nên thanh toán bù trừ tạo điều kiện để đẩy nhanh được tốc độ thanh toán cho cả khách hàng và ngân hàng.

Do việc thanh toán chỉ thực hiện trên số chênh lệch của mỗi đợt bù trừ nên góp phần tiết kiệm được vốn trong thanh toán.

Những qui định chung trong thanh toán bù trừ 

Đối với ngân hàng thành viên

Phải làm văn bản đề nghị được tham gia thanh toán bù trừ.

- Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì và phải đảm bảo có đủ vốn để thanh toán sòng phẳng, kịp thời.

- Thực hiện đúng các qui trình kĩ thuật nghiệp vụ và qui tắc tổ chức của nhóm thanh toán bù trừ. Lập các chứng từ, các bảng kê để giao nhận với các ngân hàng hoặc lệnh thanh toán đúng theo qui định đảm bảo số liệu chính xác và an toàn.

- Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: Ngân hàng củ trì sẽ trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để thanh toán, nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc vay ngân hàng chủ trì. Trường hợp sử dụng hết hạn mức cho vay thì ngân hàng chủ trì sẽ áp dụng kỉ luật thanh toán và từ chối thanh toán các lệnh vượt quá hạn mức.

Đối với ngân hàng chủ trì

Phải tổ chức tốt nơi giao dịch thanh toán bù trừ về địa điểm, về phương tiện vật chất kĩ thuật.

- Phải có các văn bản, qui chế để hướng dẫn cho các ngân hàng thành viên thực hiện đúng

- Phải tính toán chính xác kết quả thanh toán bù trừ và thực hiện thu của các ngân hàng thành viên phải trả và trả cho các ngân hàng thành viên phải thu một cách nhanh đầy đủ và công bằng. Nếu là bù trừ điện tử phải kiểm soắt và các lệnh thanh toán cho ngân hàng thành viên kịp thời.

- Phải tiến hành xử lí tốt các trường hợp vi phạm về nội qui, qui chế trong thanh toán bù trừ và phải tổng hợp báo cáo về số liệu thanh toán bù trừ trong ngày.

[Tài liệu tham khảo, Sách chuyên khảo Kế toán Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Tài Chính]

Thanh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề