Điều kiện tự nhiên cơ ảnh hưởng như thế nào tối sự phát triển của nền kinh tế ở phương Tây cổ đại

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

1. Điều kiện hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời trung đại

• Đặc điểm chung:

– Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở [khác với Phương Đông là địa hình khép kín], có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển [phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại].

– Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.

– Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.

– Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
– Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thương mại từ rất sớm.
– Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét [Hy Lạp]…

1.1. Điều kiện hình thành Hy Lạp:

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp Tiểu Á.
– Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải. Đây là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Toàn bộ vùng lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
+ Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin [Thermopil], nhưng cả hai đều có địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo chạy ngang dọc, tạo nên những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau. [Đây được xem như một trong những tiền đề tạo nên những quốc gia thành bang của lịch sử Hy Lạp cổ đại]. Tuy nhiên, ở đây cũng có một số dải đồng bằng như đồng bằng Tétxali [Therssalie] ở miền Bắc, đồng bằng Attich [Attique], đồng bằng Bêôxi [Beotie] và đặc biệt là thành thị Athens [Athens] nổi tiếng ở miền Trung.

+ Miền Nam là bán đảo Pêlôpône [Peloponnesus] được ví như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng Pêlôpône, Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Đây cũng là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hy Lạp – thành bang Spart.

– Hy Lạp Tiểu Á là những vùng đất thuộc ven bờ Tiểu Á, nằm ở phía tây của đế quốc Ba Tư. Đất đai ở đây tương đối trù phú và bằng phẳng. Đây là vùng đồng bằng bình nguyên – nơi có thành thị Milê, quê hương của các nhà triết học theo trường phái Milê – do đó thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. Vùng đất này mặc nhiên làm thành chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.

– Vùng Hy Lạp quần đảo bao gồm những hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển Êgiê thuộc Địa Trung Hải, giống như một chuỗi ngọc trang điểm cho Hy Lạp lục địa. Các hòn đảo lớn của Hy Lạp cổ đại gồm có đảo Ơbê, đảo Látbốt, đảo Xamốt; dãy đảo Xiclát [trong đó có đảo Đêlốt – một trung tâm lớn về mậu dịch hàng hải trên biển Egiê của người Hy Lạp cổ] tạo thành một hành lang cầu nối giữa vùng Hy Lạp lục địa với vùng Hy Lạp Tiểu Á và đặc biệt, ở phía nam có đảo Cơrét – một trung tâm thương mại, đồng thời là trung tâm của nền văn minh tối cổ trong lịch sử Hy Lạp – văn minh Cơrét-Myxen.

Tuy nhiên, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại không ổn định, nó thay đổi theo sự hưng vong của từng thời kỳ lịch sử nhất định [dưới thời Alecxandre Đại đế, lãnh thổ Hy Lạp được mở rộng thêm rất nhiều].

Biên giới biển Hy Lạp cổ đại rất dài, bờ biển có đặc trưng riêng ở hai nửa Đông – Tây. Bờ biển phía tây gồ ghề lởm chởm, không thuận tiện lắm cho việc hình thành các hải cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều vịnh, hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu thuyền đi lại. Bờ biển phía tây của miền Hy Lạp Tiểu Á cũng tương tự như bờ biển phía đông Hy Lạp lục địa.

– Nằm ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp cổ đại thuộc vùng khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – khí hậu lý tưởng cho sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không cao. Những ưu đãi của tự nhiên về khí hậu khiến cho cư dân Hy Lạp cổ đại có thể hoạt động sản xuất, buôn bán tất cả các mùa trong năm. Biển Egiê thanh bình tạo điều kiện cho hoạt động hàng hải phát triển mạnh. Theo các nhà mỹ thuật, khí hậu ở vùng Địa Trung Hải làm cho mọi vật trở nên sáng hơn, màu sắc được định hình rõ nét hơn. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sản sinh ra nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại vô cùng rực rỡ.
Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động đáng kể đến khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết chế nhà nước của quốc gia Hy Lạp cổ đại. Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho. Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo.

Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm [chưa tạo ra sản phẩm thừa trong xã hội]. Nhưng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng, khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công. Lợi thế biển được người Hy Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác, làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.

1.2. Điều kiện hình thành La Mã:

– Văn minh La Mã cổ đạiđược hình thành trên bán đảo Ý. Đây là một dải đất dài và hẹp giống hình chiếc ủng vươn dài từ lục địa ra biển Địa Trung Hải với diện tích khoảng 300.000 km2. Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc theo bán đảo từ tây bắc xuống đông nam. Phía Bắc bán đảo ý có dãy núi Alpes, một biên giới tự nhiên ngăn cách Ý với châu Âu; ba phía Tây, Nam và Đông đều tiếp giáp với biển. Ngoài ra, ở vùng biển phía Nam còn có đảo Scicile, vùng biển phía tây là đảo Coócxơ và đảo Xácđennhơ.

– Khác với Hy Lạp, bán đảo Ý không bị chia cắt thành những vùng biệt lập. Ở đây có khá nhiều đồng bằng màu mỡ, phân bố đều ở cả đất liền và hải đảo: đồng bằng sông Pô ở miền Bắc, đồng bằng sông Tibres ở miền Trung, và một số đồng bằng trên đảo Scicile… Đặc biệt, ở bán đảo Ý, nhất là ở miền Nam có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và nghề nông. Song song đó, diện tích rừng núi khá lớn, tạo nên nguồn tài nguyên rừng khá phong phú. Về khoáng sản, La Mã cũng có một số kim loại quý như vàng, đồng, chì, sắt… Các vùng bờ biển phía Tây và Nam tương đối khúc khuỷu, thuận tiện hình thành các hải cảng và hoạt động mậu dịch hàng hải.

– Với biên giới ba mặt giáp biển, khí hậu ở Ý cũng giống khí hậu ở Hy Lạp, quanh năm ấm áp, ôn hòa [mùa đông dao động từ 6 – 11oC]. Chính vì thế, người dân nơi đây có thể hoạt động sản xuất quanh năm, tàu thuyền đi lại thuận lợi – một điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế.

Cũng như nhiều quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước của La Mã trong lịch sử.

Mục lục

Tiền sửSửa đổi

Bài chi tiết: Châu Âu thời Tiền sử
Xem thêm thông tin: Châu Âu thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đá giữa, Châu Âu thời kỳ đồ đá mới, Thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đồng, và Châu Âu thời đồ sắt
Hình thế châu Âu

Người Homo erectus và Neanderthals đã di cư từ châu Phi tới châu Âu sau sự xuất hiện của con người hiện đại, người thông minh. Các xương cốt của những người châu Âu đầu tiên được tìm thấy tại Dmanisi, Gruzia, có niên đại 1.8 triệu năm trước. Hình thái giải phẫu học hiện đại sớm nhất về con người tại châu Âu có từ 35,000 năm trước Công Nguyên. Bằng chứng về khu định cư cố định có từ 7,000 năm trước Công Nguyên tại Balkans. Thời kỳ đồ đá mới bắt đầu tại Trung Âu từ 6,000 năm trước Công Nguyên và tại nhiều vùng khác ở Bắc Âu từ 5,000 tới 4,000 năm trước Công Nguyên. Văn hóa Cucuteni-Trypillian 5508-2750 trước Công Nguyên là nền văn minh lớn đầu tiên tại châu Âu và cũng là một trong những nền văn minh sớm nhất thế giới.

Bắt đầu từ Thời kỳ đồ đá mới đã có nền văn minh Camunni tại Valle Camonica, Ý, với di tích hơn 350,000 hình khắc trên đá, địa điểm lớn nhất tại Châu Âu.

Cũng được gọi là Thời kỳ đồ đồng, Chalcolithic châu Âu là khoảng thời gian của những sự thay đổi và hỗn loạn. Nguyên nhân trực tiếp nhất là sự thâm nhập và xâm lấn phần lớn các vùng lãnh thổ bởi người từ Trung Á, được đa số các học giả cho là có nguồn gốc Ấn-Âu, tuy vẫn có nhiều lý thuyết tranh cãi khác. Một hiện tượng khác là sự mở rộng của Megalithism và sự xuất hiện của sự phân tầng kinh tế đáng chú ý và, liên quan đến nó, những chế độ quân chủ đầu tiên tại vùng Balkan. Nền văn minh chữ viết nổi tiếng đầu tiên ở châu Âu là nền văn minh của người Minos trên đảo Crete và sau này là của người Mycenae trên những vùng liền kề Hy Lạp, bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.

Dù việc sử dụng sắt đã được người Aegea biết tới từ khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, mãi tới năm 800 trước Công Nguyên nó mới được biết đến ở Trung Âu, mở đường cho văn hóa Hallstatt, một sự phát triển văn hóa Thời kỳ đồ sắt của Urn Fields. Có lẽ như một tác dụng phụ của sự khác biệt kỹ thuật này của người Ấn-Âu, ngay sau đó, họ rõ đã củng cố vững vị trí tại Ý và Iberia, thâm nhập sâu vào các bán đảo đó [kinh thành Rô-ma ra đời vào năm 753 trước Công Nguyên].

Thời cổ đạiSửa đổi

Bài chi tiết: Thời cổ đại
Sự mở rộng của La Mã trong các giai đoạn từ 264 trước Công Nguyên tới 180 Công Nguyên

Người Hy Lạp và người La Mã đã để lại một di sản tại châu Âu trong ngôn ngữ, tư tưởng, luật pháp và tâm trí hiện tại. Hy Lạp cổ đại là một tập hợp các thành bang, từ đó hình thái dân chủ đầu tiên phát triển. Athena là thành phố mạnh và phát triển nhất, và một cái nôi của học thuật từ thời Pericles. Các diễn đàn công dân bàn luận và luật hóa chính sách của nhà nước, và từ đó một số nhà triết học cổ đại nổi tiếng nhất đã xuất hiện, như Socrates, Plato, và Aristotle, Aristotle là thầy học của vua Alexandros Đại Đế. Là vua của Vương quốc Macedonia tộc Hy Lạp, các chiến dịch quân sự của Alexandros Đại Đế đã đưa văn hóa và trí thức Hy Lạp tới các vùng ven Sông Ấn. Nhưng Đế chế La Mã, trở nên hùng mạnh nhờ chiến thắng trước quân Carthage trong Các cuộc chiến tranh Punic đã nổi lên trong vùng. Sự thông thái Hy Lạp đã được chuyển vào các định chế La Mã, khi chính Athena bị hấp thu vào trong Thượng viện và Nhân dân La Mã [Senatus Populusque Romanus]. Người La Mã mở rộng từ Ả Rập tới xứ Britannia. Năm 44 trước Công nguyên họ đạt tới cực điểm, lãnh đạo của họ là Julius Caesar bị ám sát khi bị nghi ngờ muốn lật đổ nền Cộng hoà, để trở thành nhà độc tài. Trong cuộc hỗn loạn sau đó, Octavian chiếm quyền cai trị và mua chuộc Thượng viện La Mã. Tuy công bố tái lập nền Cộng hoà, trên thực tế ông đã biến Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.

Hy Lạp cổ đạiSửa đổi

Bài chi tiết: Hy Lạp cổ đại và Thời kỳ Hy Lạp Hóa
Một bức tranh khảm thể hiện Alexandros Đại đế đánh nhau với Darius III

Nền văn minh Hy Lạp có hình thực một tập hợp các thành bang, hay poleis [các thành bang quan trọng nhất là Athena, Sparta, Thebes, Corinth, và Syracuse], với nhiều kiểu chính phủ và văn hóa khác biệt, gồm những khác biệt chưa từng có trước đó trong nhiều hình thái chính phủ, triết học, khoa học, toán học, chính trị, thể thao, sân khấu và âm nhạc. Athena, thành bang mạnh nhất, tự trị bằng một hình thức dân chủ trực tiếp đầu tiên do giới quý tộc Cleisthenes Athena lập ra. Ở nền dân chủ Athena, chính các công dân tự bỏ phiếu đề ra pháp luật và thực thi chúng. Socrates là người của thành bang này, ông được coi là một trong những người sáng lập triết học phương Tây.[14] Socrates cũng tạo ra Phương pháp Socrates, hay elenchus, một kiểu khoa giáo dục được dùng ngày nay trong việc giảng dạy triết học, theo đó một loạt câu hỏi được đặt ra không chỉ để thu thập những câu trả lời của cá nhân, mà để khuyến khích cái nhìn sâu nền tảng vào trong vấn đề cần giải quyết. Vì triết học này, Socrates bị đem ra xét xử và kết tội tử hình vì "ăn cướp tuổi trẻ" của thành Athena, bởi những bài tranh luận của ông xung đột với các đức tin tôn giáo đã được thiết lập ở thời điểm đó. Plato, một học sinh của Socrates và là người thành lập Học viện Plato, đã ghi lại thời kỳ này trong các tác phẩm của mình, và bắt đầu phát triển triết học duy nhất của riêng ông, Chủ nghĩa Plato.

Điện Parthenon, một Đền thờ nữ thần Athena cổ đại tại Acropolis [đỉnh đồi thành phố] rơi vào tay La Mã năm 176 trước Công nguyên

Các thành bang Hy Lạp đã thành lập một lượng lớn thuộc địa trên các bờ Biển Đen và Địa Trung Hải, Tiểu Á, Sicilia và phía Nam Ý tại Đại Hy Lạp [Magna Graecia]. Ở Tiểu Á có Vương quốc Lydia không thực sự là của người Hy Lạp, nhưng thuộc về thế giới Hy Lạp. Vua Kroisos đã chinh phạt các phần lớn các thành phố Hy Lạp vùng ven biển, và người Lydia cũng áp dụng nhiều truyền thống văn hóa Hy Lạp.[15] Từ năm 550 TCN cho đến năm 530 TCN, có Hoàng đế Cyrus Đại Đế dấy lên, kiến lập Đế quốc Ba Tư ở phương Đông. Là một vị danh tướng trong lịch sử[16], ông ta xua quân đi vua Kroisos phồn thịnh. Xứ Sparta cũng liên minh với vua Kroisos, và quân Ba Tư ít ỏi hơn phải chống nhau với quân Lydia trong trận Thymbra vào năm 546 TCN.[17] Với chiến thuật "đánh dọc sườn" [oblique order],[18] quân Ba Tư thắng trận, hai tuần sau chiếm được kinh đô Sardis của xứ Lydia.[17] Theo Napoléon Bonaparte, đây là lần đầu tiên chiến thuật "đánh dọc sườn" được sử dụng.[19] Hoàng đế Cyrus Đại Đế cũng phải ấn tượng với nền quân sự Sparta và noi theo.[17]

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, trong Những cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, các thành bang Hy Lạp đã lập một liên minh và đánh bại Đế chế Ba Tư tại Trận Plataea, đẩy lùi những cuộc xâm lược của Ba Tư. Người Hy Lạp lập ra Liên minh Delian để tiếp tục chiến đấu với người Ba Tư, nhưng vị thế lãnh đạo của Athena trong liên minh đã khiến Sparta thành lập Liên minh Peloponnesus đối trọng. Hai liên minh bắt đầu cuộc Chiến tranh Peloponnesus giành quyền lãnh đạo Hy Lạp, cuối cùng Liên minh Peloponnesus giành thắng lợi. Không bằng lòng với sự bá chủ của Sparta sau đó cuộc Chiến tranh Corinth đã nổ ra và quân Liên minh do Thebes đứng đầu chống nhau với quân Sparta tại Trận Leuctra [371 TCN]. Danh tướng Epamonidas thực hiện chiến thuật "đánh dọc sườn", nhờ đó ông đánh tan tác quân Sparta.[20] Những cuộc đánh nhau trong nội bộ khiến các thành bang Hy Lạp trở thành con mồi dễ dàng cho vua xứ Macedonia là Philippos II ra tay thống nhất tất cả các thành bang Hy Lạp. Các cuộc chinh chiến con trai ông là vua Alexandros Đại đế đã đưa văn hóa Hy Lạp tới Ba Tư, Ai Cập và Ấn Độ, nhưng cũng đưa lại sự tiếp xúc với tri thức cổ của các quốc gia đó, mở ra một thời kỳ phát triển mới, được gọi là Hy Lạp Hóa. Vua Alexandros Đại Đế mất vào năm 323 trước Công Nguyên, phân chia đế chế của ông thành nhiều nền văn minh Hy Lạp Hóa.

Sự trỗi dậy của La MãSửa đổi

Bài chi tiết: La Mã cổ đại, Cộng hòa La Mã, và Đế chế La Mã
Cicero phát biểu trước Nghị viện La Mã tố cáo âm mưu của Catiline lật đổ nền Cộng hoà, của Cesare Maccari

Đa số tri thức Hy Lạp đã được nhà nước La Mã mới xuất hiện hấp thu khi nó mở rộng ra khỏi Ý, lợi dụng ưu thế khi kẻ thù không thể thống nhất: nguy cơ duy nhất cho sự trỗi dậy của La Mã là từ thuộc địa Phoenicia của Carthage, và sự thất bại của nó ở thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đánh dấu sự khởi đầu của quyền bá chủ La Mã. Ban đầu La Mã thuộc sự cai quản của các vị vua, sau đó là một nền cộng hòa nghị viện [Cộng hòa La Mã], cuối cùng vào cuối thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên La Mã trở thành một đế chế, dưới sự cai trị của Augustus và những người kế tục độc tài của ông ta. Đế chế La Mã có trung tâm tại Biển Địa Trung Hải, kiểm soát toàn bộ các nước trên bờ biển này; biên giới phía bắc là các con sông Rhine và Danube. Dưới thời hoàng đế Trajan [thế kỷ thứ 2 Công Nguyên] đế chế ở thời điểm rộng lớn nhất, kiểm soát khoảng 5,900,000km² [2,300,000 dặm vuông] đất đai, gồm Anh, România và nhiều vùng của Mesopotamia. Đế chế mang lại hòa bình, nền văn minh và một chính phủ trung ương hiệu quả cho các vùng đất phụ thuộc, nhưng vào thế kỷ thứ 3 một loạt các cuộc nội chiến đã làm suy mòn sức mạnh kinh tế và xã hội của nó. Trong thế kỷ thứ 4, các hoàng đế Diocletian và Constantine đã làm giảm quá trình suy tàn bằng cách phân chia đế chế thành một vùng phía Tây và một vùng phía Đông. Trong khi Diocletian ngược đãi Kitô giáo, Constantine tuyên bố sự chính thức chấm dứt của sự bách hại Kitô giáo do nhà nước bảo trợ vào năm 313 với Sắc lệnh Milan, vì thế lập ra cơ sở để đế chế sau này trở thành nhà nước Kitô giáo chính thức vào khoảng năm 380 [sẽ khiến Giáo hội trở thành một định chế quan trọng].

Hậu kỳ cổ đại và Thời kỳ Di cưSửa đổi

Bài chi tiết: Hậu kỳ cổ đại và Giai đoạn Di cư
Năm 526 châu Âu nằm dưới sự quản lý của người Goths, và năm 600 của Byzantium ở thời cực thịnh

Khi Hoàng đế Constantine I đã chinh phục La Mã dưới ngọn cờ thập giá năm 312, ngay sau đó ông ra Sắc lệnh Milan năm 313, tuyên bố hợp pháp hóa hóa Kitô giáo tại Đế chế La Mã. Ngoài ra, Constantine I còn dời đô từ Rô-ma tới thị trấn Byzantium Hy Lạp, được ông đổi tên thành Constantinopolis ["Thành phố của Constantine"]. Năm 395 Theodosius I, người đã biến Kitô giáo thành tôn giáo chính thức của Đế chế La Mã, sẽ trở thành vị hoàng đế cuối cùng chỉ huy một Đế chế La Mã thống nhất, và từ đó, đế chế sẽ bị chia thành hai vùng: Đế chế Tây La Mã với trung tâm ở Ravenna, và Đế chế Đông La Mã [sau này sẽ được gọi là Đế chế Byzantine] với trung tâm tại Constantinopolis. Đế chế Tây La Mã bị các bộ lạc Giéc-manh cướp bóc tấn công liên tục [xem: Thời kỳ Di cư], và cuối cùng vào năm 476 rơi vào tay Heruli thủ lĩnh Odoacer. Quyền lực của La Mã ở phía tây hoàn toàn sụp đổ và các tỉnh phía tây nhanh chóng trở thành một miếng chắp vá của các vương quốc Giéc-manh. Tuy nhiên, thành phố Rô-ma, dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Rôma, vẫn là một trung tâm của học thuật, và đã làm rất nhiều để gìn giữ tư tưởng La Mã cổ đại ở Tây Âu. Cùng thời gian ấy, hoàng đế La Mã tại thành Constantinopolis, Justinian I, đã thành công trong việc hệ thống hóa toàn bộ luật La Mã vào trong Corpus Juris Civilis [529-534]. Trong thế kỷ thứ 6, Đế chế Đông La Mã đã bị lôi kéo vào một loạt cuộc xung đột nguy hiểm, đầu tiên với Đế chế Sassanid của người Ba Tư [xem Các cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư], sau đó là sự tấn công của đế quốc Hồi giáo [dưới các triều đại Rashidun và Umayyad] đang phát triển. Tới năm 650, các tỉnh của Ai Cập, Palestine và Syria đã bị chiếm bởi các lực lượng Hồi giáo, tiếp đó bởi Hispania và phía nam Ý ở thế kỷ thứ 7 và thứ 8 [xem Các cuộc chinh phục Hồi giáo].

Ở Tây Âu, một cơ cấu chính trị xuất hiện: trong khoảng trống quyền lực sau khi La Mã sụp đổ, các tổ chức tôn giáo địa phương dựa trên sự liên kết của người dân với đất đai của họ. Thuế thập phân được trả cho chúa đất, và chúa đất có trách nhiệm trước vị hoàng thân của vùng. Thuế thập phân được sử dụng để trả cho nhà nước và các cuộc chiến tranh. Đó chính là hệ thống phong kiến, trong đó các hoàng thân và nhà vua mới xuất hiện, người mạnh nhất trong số họ là Charlemagne của người Frank. Năm 800, vua Charlemagne, trở nên hùng mạnh bởi các cuộc chinh phục lãnh thổ rộng lớn của mình, được phong làm Hoàng đế La Mã [Imperator Romanorum] bởi Giáo hoàng Leo III, củng cố vững chắc quyền lực của ông tại Tây Âu. Sự cai trị của Charlemagne đánh dấu sự khởi đầu của một Đế chế La Mã mới của dân tộc Đức ở phía Tây, Đế quốc La Mã Thần thánh. Bên ngoài các biên giới của ông, các lực lượng khác đang tập hợp. Kievan Rus' đang vạch rõ lãnh thổ của họ, một Đại Moravia đang phát triển, trong khi người Angles và Sachsen đang phòng giữ các biên giới của họ.

Sự suy tàn của Đế chế La MãSửa đổi

Bài chi tiết: Sự suy tàn của Đế chế La Mã
Xem thêm thông tin: Khủng hoảng thế kỷ thứ ba
Romulus Augustus đầu hàng người Giéc-manh năm 476

Đế chế La Mã đã nhiều lần bị các đội quân xâm lược từ Bắc Âu tấn công và cuối cùng vào năm 476, thành Rô-ma sụp đổ. Romulus Augustus, vị Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Tây La Mã đầu hàng vua người Giéc-manh Odoacer. Nhà sử học Anh Edward Gibbon viết trong cuốn Sự suy tàn và Sụp đổ của Đế chế La Mã [1776] của ông rằng người La Mã đã trở nên suy đồi, họ đã đánh mất đạo đức dân sự. Gibbon nói rằng sự chấp nhận Kitô giáo, có nghĩa là đức tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết, và vì đó khiến con người trở nên lười biếng và tránh xa hiện thực. Glen W. Bowersock đã viết "Từ thế kỷ mười tám trở về sau",[21] "chúng ta đã ám ảnh với sự sụp đổ: nó đã được đánh giá như một nguyên mẫu cho mọi sự suy tàn có nhận thức, và, vì thế, như một biểu tượng cho những nỗi sợ hãi của riêng chúng ta." Nó vẫn còn là một trong những vấn đề lịch sử lớn nhất, và rất đáng chú ý với giới học giả.

Một số thời điểm đáng chú ý khác là Trận Adrianople năm 378, cái chết của Theodosius I năm 395 [lần cuối cùng Đế chế La Mã còn thống nhất về chính trị], cuộc vượt sông Rhine năm 406 của các bộ lạc Giéc-manh sau sự rút lui của các quân đoàn La Mã để bảo vệ đất Ý chống lại Alaric I, cái chết của Stilicho năm 408, tiếp theo là sự tan rã của các quân đoàn phía tây, cái chết của Justinian I, Hoàng đế La Mã cuối cùng tìm cách tái chinh phục phương Tây, năm 565, và sự xuất hiện của Hồi giáo sau năm 632. Nhiều học giả cho rằng còn hơn cả một sự "sụp đổ", những thay đổi có thể được miêu tả chính xác hơn như một sự chuyển tiếp phức tạp.[22] Cùng với thời gian nhiều lý thuyết đã được đề ra về nguyên nhân Đế chế sụp đổ.

Vai trò của thế hệ trẻ thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo

[ĐCSVN] - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã tổng kết một số nội dung cơ bản nhất về thực tiễn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bài viết là sự tái khẳng định quyết tâm, định hướng và mục tiêu phát triển của Việt Nam, trong đó khẳng định xã hội mà chúng ta đang hướng tới cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, đảm bảo gìn giữ các nguồn tài nguyên và môi trường sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai cũng như nói không với việc tiêu dùng tài nguyên vô hạn. “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng với nội dung rất rộng lớn, đòi hỏi nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Do đó, chuyên đề này có mục tiêu làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của thế hệ trẻ để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển được xác định trong bài viết của đồng chí Tổng bí thư.

Ảnh minh hoạ. Nguồn:tapchicongsan.org.vn

1.Một số điểm mới của chủ trương phát triển kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để thực hiện được mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, một trong những giải pháp đã được đồng chí Tổng Bí thư đặt ra là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức đồng thời coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để tập trung đầu tư, phát triển. Trên thực tế, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đề xuất đột phá chiến lược“Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số công nghệ mới; hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. Vì vậy, việc triển khai thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách này sẽ đòi hỏi sự đồng lòng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó thế hệ trẻ sẽ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là ở nhiệm vụ phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chuyên đề này có mục tiêu làm rõ hơn vai trò và nhiệm vụ của thế hệ trẻ để hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển được xác định trong bài viết của Tổng Bí thư. Chuyên đề gồm 2 phần: phần 1 phân tích mối quan hệ giữa thế hệ trẻ và một nền kinh tế sốdựa trên kinh nghiệm quốc tế; phần 2 đánh giá cơ hộicủa thế hệ trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, và đưa ra một số khuyến nghị.

2.Thế hệ trẻ và nền kinh tế số, kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet và các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia và kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi mà các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau[1]. Một số nghiên cứu đã thể hiện sự phong phú và đa dạng của các cơ hội cho giới trẻ khi tham gia và tương tác với nền kinh tế số, bao gồm các nội dung số, các nền tảng số cũng như các dịch vụ số [2]. Một số hình thức việc làm mới xuất hiện đã bổ sung cho các hình thức sáng tạo nội dung truyền thống, có thể kể ra một số cơ hội việc làm của giới trẻ trong nền kinh tế số là:

Video blog: Đây là một trong những cơ hội phổ biến nhất, tận dụng sự phổ cập của internet, toàn cầu hóa cũng các nền tảng số toàn cầu như Youtube, Instagram, Facebook, giới trẻ với kiến thức về công nghệ và kỹ năng sáng tạo có thể thông qua đó xây dựng hình ảnh, thương hiệu và nội dung để tiếp cận một số lượng lớn khán giả, khách hàng và đối tác. Các nội dung có thể đa dạng từ lối sống [du lịch, ẩm thực, gia đình] đến sức khỏe, làm đẹp, hay mang tính đặc thù hơn như hướng dẫn đầu tư, chơi game…Thông qua việc tiếp cận hàng nghìn và thậm chí là hàng triệu khán giả và người theo dõi, thế hệ trẻ đã và đang thông qua các nền tảng toàn cầu này thực hiện việc quảng cáo cho một bên thứ ba, hoặc hợp tác với các công ty để tạo ra các nội dung đặc thù, từ đó tạo ra giá trị và thu nhập cho xã hội.

Viết blog: Hìnhthức này đã phổ biến với giới trẻ từ lâu thông qua các nền tảng toàn cầu như Tumblr, tuy nhiên gần đây nó có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng công nghệ khi thường đi kèm với cả hệ sinh thái truyền thông bao gồm Youtube, Instangram, Facebook. Chủ đề thông dụng thường là thời trang,ẩm thực, du lịch, khi những người viết cố gắng tạo ra một lượng người đọc có chung một sở thích hẹp với họ, qua đó dẫn dắt xu hướng, mở rộng sự kết nối với lượng người đọc này. Giới trẻ có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo, hoặc tiền tài trợ từ các thương hiệu muốn hợp tác với những người dẫn dắt xu hướng này.

Nhiếp ảnh, nghệ thuật, thiết kế: Các nền tảng số toàn cầu đã tạo điều kiện cho giới trẻ đam mê và khao khát nghệ thuật có thể đóng góp cho việc sáng tạo các nội dung nghệ thuật trên các nền tảng này. Họ có thể đăng các ảnh chụp, thiết kế, phản ánh các đam mê và sự sáng tạo của mình lên mạng xã hội, thông qua đó xây dựng một lượng khán giả và những người theo dõi. Các đối tác kinh doanh như doanh nghiệp hay người dùng cũng có thể thông qua các nền tảng này để cùng hợp tác để tạo ra giá trị.

Âm nhạc: Lĩnh vực sáng tạo này đã chứng kiến nhiều nghệ sĩ trẻ giới thiệu âm nhạc của mình đến công chúng nhanh chóng và thành công thông qua các nền tảng toàn cầu như Youtube hay SoundCloud. Thế hệ trẻ còn có thể thông qua nền kinh tế số và các công cụ số để tìm kiếm các cơ hội trong việc phân phối, trình diễn các sản phẩm của mình, thậm chí họ còn có thể kêu gọi đầu tư và tài trợ để sản xuất các sản phẩm âm nhạc.

Trò chơi điện tử: Một bộ phận thế hệ trẻ với đầy đủ sự đào tạo và giáo dục về công nghệ và kỹ năng còn có thể tham gia vào nền kinh tế số thông qua các trò chơi điện tử. Các nền tảng trò chơi trực tuyến cho số đông [MMOGs] như Roblox đã và đang cung cấp những thế giới ảo cho rất nhiều người chơi trực tuyến công cụ và địa điểm để họ tự thiết kế, tạo ra nội dung và thương mại hóa các trò chơi của mình. Cơ hội còn đến từ việc thay đổi cấu trúc trò chơi [modding], phát triển và sáng tạo các trò chơi thương mại hiện tại để bán cho người tiêu dùng, từ đó xây dựng kỹ năng và thương hiệu của bản thân để trở thành các nhà thiết kế trò chơi chuyên nghiệp, khi đó học có thể hợp tác với các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử.

Kinh doanh, khởi nghiệp: Thế giới có thể được thay đổi bởi một ý tưởng, thế hệ trẻ đã chứng minh điều này là khả thi, sự thành công của những công ty khởi nghiệp sáng tạo như Facebook là bằng chứng rõ ràng. Nền kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đang mang đến các cơ hội để thế hệ trẻ khởi nghiệp bằng cách giải quyết các vấn đề của xã hội phát sinh trong quá trình phát triển thông qua việc kết hợp các kỹ năng và tận dụng các nguồn lực sẵn có và mọi lợi thế của công nghệ.

Ở một mặt khác, việc tham gia và tận dụng nền kinh tế số cũng đang tồn tại nhiều thách thức và khó khăn cho thế hệ trẻ[3], đặc biệt là việc chuyển đổi số sẽ làm gia tăng các bất bình đẳng hiện hữu trong xã hội [4]. Sự ngăn cách và bất bình đẳngkỹ thuật số được phân chia thành 3 lớp, theo thứ tự từ 1 đến 3 [1] bao gồm: sự tiếp cận không đồng đều với công nghệ; sự phát triển không bình đẳng các kỹ năng cần thiết để thành công trong nền kinh tế số; sự phân phối không công bằng các lợi ích từ việc sử dụng công nghệ dựa trên các yếu tố về kinh tế xã hội [5].

Sự tiếp cận đối với internet là rào cản thứ nhất, tỉ lệ dân số được tiếp cận với mạng internet có sự khác nhau rất lớn tùy theo vào khu vực địa lý. Trong khi tại các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỉ lệ người dân được tiếp cận với internet là rất cao, lần lượt là 91% tại EU-27 quốc gia và 90.8% tại Bắc Mỹ[6], tuy nhiên hơn một nửa dân số trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với mạng internet, chủ yếu là người dân sống ở châu Phi và khu vực châu Á Thái Bình Dương[7]. Ngoài ra, còn có sự chênh lệch trong tiếp cận internet và chất lượng mạng internet giữa các khu vực nông thôn và thành thị trong cùng một quốc gia hay khu vực.

Ở cấp độ thứ 2, các rào cản trong nền kinh tế số đối với thế hệ trẻ đến từ việc thiếu các kỹ năng để thành công khi làm việc trực tuyến và mức độ thành thạo của kỹ năng này không phải có được ngẫu nhiên giữa tất cả các người dùng mà được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có xuất thân, hoàn cảnh, giới tính và giáo dục [8]. Lấy ví dụ, một người có ảnh hưởng thành công trên mạng xã hội sẽ cần kết hợp rất nhiều kỹ năng bao gồm thiết kế, sáng tạo cũng như làm chủ các thuật toán để tối ưu hóa số lượng người ảnh hưởng. Việc có một trình độ giáo dục cơ bản, cũng như điều kiện để tiếp cận các nguồn lực và cơ sở hạ tầng khác [như tiền bạc, quan hệ cá nhân] sẽ làm gia tăng khả năng thành công. Ở một trường hợp tương tự nhưng nếu thiếu các yếu tố về hạ tầng, nguồn lực sẽ khó đạt cùng hiệu quả [1].

Ở cấp độ cuối cùng, có sự phân hóa về lợi ích khi tham gia thị trường kinh tế số giữa các cá nhân với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Trong đó các cá nhân có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn sẽ có nhiều lợi ích hơn [9]. Ngoài ra các yếu tố quyết định điều này còn bao gồm chủng tộc và giới tính của người sử dụng khi tham gia vào kinh tế số: thế hệ trẻ tại các quốc gia thu nhập thấp sử dụng internet ít hơn các quốc gia thu nhập cao và ít được hưởng lợi từ kinh tế số hơn. Ngoài ra, ở một số quốc gia có thu nhập thấp có hiện tượng nam giới sử dụng internet nhiều hơn nữ giới và sự chênh lệch này có chiều hướng gia tăng [1].

Ngoài các rào cản và thách thức trên, nền kinh tế số còn mang tới nhiều vấn đề khác cần phải cân nhắc đối với thế hệ trẻ khi tham gia. Một trong những vấn đề lớn nhất là nhận thức của thế hệ trẻ về mối quan hệ với các nền tảng toàn cầu đang được sử dụng, đặc biệt khi một số lượng lớn các nền tảng này [ví dụ như Facebook, Instagram, Youtube…] kiếm doanh thu từ quảng cáo và việc sử dụng số lượng lớn dữ liệu cá nhân người dùng. Người dùng trẻ và dữ liệu cá nhân của họ đã bị sử dụng để bán cho các nhà quảng cáo để cải thiện hiệu quả và dịch vụ của họ [10]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều người trẻ chưa ý thức được đầy đủ mức độ mà dữ liệu cá nhân của họ đã và đang bị sử dụng bởi các nền tảng này cũng như quá quan tâm về các chiến lược quảng cáo và marketing được hình thành dựa trên dữ liệu cá nhân của họ [2]. Cuối cùng, việc các nền tảng này được hưởng lợi rất nhiều từ sự tham gia và dữ liệu cá nhân của người trẻ, tuy nhiên lợi ích và lợi nhuận từ các hoạt động này chưa được chia sẻ một cách công bằng. Một số học giả còn cho rằng đây là một dạng bóc lột thương mại từ các nền tảng này và nhiều người dùng chưa ý thức được việc hành động và dữ liệu của họ là động lực trực tiếp cho sự phát triển của nền kinh tế số [11].

Vấn đề sở hữu trí tuệ cũng là một thách thức lớn trong nền kinh tế số, thế hệ trẻ nếu không được trang bị kiến thức và kĩ năng sẽ có nguy cơ vi phạm các pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời không bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình và bị xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bản thân[12].

Cuối cùng, các nền tảng toàn cầu này lại là một kênh thông tin thuận lợi cho việc truyền bá các luồng thông tin xấu, độc hại, giới trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với các luồng thông tin này sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng về nhận thức, hành động. Đặc biệt việc các thế lực thù địch có thể lợi dụng công cụ này, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, thổi phồng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước để kích động diễn biến hòa bình hay âm mưu cách mạng màu, bài học của “mùa xuân Ả rập” vẫn còn nguyên tính chất thời sự [13].

3.Vai trò của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên đổi mới sáng tạo

Theo thống kê năm 2020, thanh niên Việt Nam từ 16 - 30 tuổi có khoảng 22,609 triệu người, chiếm khoảng 23,2% dân số cả nước [14]. Vai trò của lực lượng này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, cụ thể nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát huy thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.

Việc được Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện ổn định để phát triển, học tập và rèn luyện là cơ hội tốt để thanh niên Việt Nam chuẩn bị và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng tốt cơ hội từ nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như đã phân tích ở trên, thanh niên Việt Nam cũng như thanh niên trên thế giới đang đứng trước một sự chuyển đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội. Để có thể thành công tận dụng các cơ hội của kinh tế số cũng như khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội XIII của Đảng cũng như mục tiêu đề ra trong bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, thanh niên Việt Nam cần nhận thức một cách đầy đủ về cơ hội thách thức, điểm mạnh điểm yếu của nền kinh tế số cũng như đặc điểm của Việt Nam và bản thân, từ đó có các kế hoạch và hành động phù hợp. Bài viết này đưa ra một số suy nghĩ cá nhân mang tính khuyến nghị giải pháp như sau:

Một là, thanh niên Việt Nam cần được định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp, học tập phù hợp với năng lực và sở trường để tránh tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực của xã hội. Thanh niên có đam mê và yêu thích các lĩnh vực công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được nhà nước ưu tiên phát triển như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, thực tế ảo/thực tế tăng cường, chuỗi khối, in ba chiều hay các lĩnh vực về khoa học-công nghệ-kỹ thuật-toán học, kinh doanh, doanh nghiệp [STEAM] cần nghiêm túc tìm hiểu, xác định ngành nghề và kiên trì theo đuổi để đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Ngoài ra cần mạnh dạn kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư để giải phóng năng lực tuổi trẻ, cống hiến, vì sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc nhờ vào phát triển kinh tế số và khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo.

Hai là,thanh niên Việt Nam cần liên tục cập nhật, trang bị kiến thức và hiểu biết về cách thức vận hành, luật lệ của nền kinh tế số [ví dụ như các vấn đề liên quan đến mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp với các nền tảng toàn cầu], sở hữu trí tuệ, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngoài ra tránh việc vô ý vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức, đặc biệt khi có sự khác biệt về pháp luật giữa quốc gia nơi mà nhà cung cấp dịch vụ ở và quốc gia nơi mà người dùng sử dụng dịch vụ.

Ba là,trong một môi trường đầy biến động và đa chiều của nền kinh tế số, thanh niên Việt Nam cần nâng cao bản lĩnh chính trị, tự trang bị cho mình kiến thức để có “vắc xin” với các luồng thông tin độc hại, chưa rõ tính xác thực, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ mắc phải những sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, hoặc bị lợi dụng, kích động lôi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật. Đặc biệt cần cảnh giác trước nhiều luồng thông tin xấu của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề kinh tế xã hội trong nước kích động lôi kéo, lợi dụng tinh thần yêu nước của người dân để tiến hành các hoạt động chống phá, âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình và cách mạng màu tại Việt Nam.

Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đóng với vai trò hạt nhân chính trị quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, khởi nghiệp, lao động sáng tạo trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa cho nước nhà như lời Bác dạy “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.

4. Tài liệu tham khảo

1. Lombana-Bermudez A, Cortesi SC, Fieseler C, Gasser U, Hasse A, Newlands G, et al. Youth and the Digital Economy: Exploring Youth Practices, Motivations, Skills, Pathways, and Value Creation. SSRN Electron J. 2020;

2. Palfrey, J., & Gasser U. Born digital: How children grow up in a digital age. New York, NY: Basic Books; 2016.

3. Jenkins H. Confronting the Challenges of Participatory Culture. Confronting Challenges Particip Cult. 2018 Dec 14;

4. Warschauer M. Reconceptualizing the digital divide. firstmonday.org [Internet]. 2002 [cited 2021 Aug 8]; Available from: //firstmonday.org/ojs/index.php/fm/article/view/967

5. Pearce KE, Rice RE. Somewhat separate and unequal: Digital divides, social networking sites, and capital-enhancing activities. Soc Media Soc [Internet]. 2017 Jun 21 [cited 2021 Aug 8];3[2]. Available from: //journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/2056305117716272

6. Statista. Internet usage in the United States - statistics & facts [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: //www.statista.com/topics/2237/internet-usage-in-the-united-states/

7. Individuals using the Internet [% of population] | Data [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: //data.worldbank.org/indicator/IT.NET.USER.ZS

8. Hargittai E. Digital Na[t]ives? Variation in Internet Skills and Uses among Members of the “Net Generation”*. Sociol Inq [Internet]. 2010 Feb 1 [cited 2021 Aug 8];80[1]:92–113. Available from: //onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1475-682X.2009.00317.x

9. van Deursen AJAM, Helsper EJ. The Third-Level Digital Divide: Who Benefits Most from Being Online? In Emerald Group Publishing Limited; 2015. p. 29–52.

10. Couldry N, Mejias UA. Data Colonialism: Rethinking Big Data’s Relation to the Contemporary Subject. Telev New Media [Internet]. 2019 Sep 2 [cited 2021 Aug 8];20[4]:336–49. Available from: //journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/1527476418796632

11. Posner, E., & Weyl G. Radical markets: Uprooting capitalism and democracy for a just society. Princeton, NJ: Princeton University Press; 2018.

12. Tuyengiao.vn. Sở hữu trí tuệ: Thách thức cho doanh nghiệp Việt | Tạp chí Tuyên giáo [Internet]. [cited 2021 Aug 9]. Available from: //tuyengiao.vn/kinh-te/so-huu-tri-tue-thach-thuc-cho-doanh-nghiep-viet-53188

13. Qdnd.vn. Bài 5: Mạng xã hội, “điểm nóng” và cái giá hòa bình, độc lập [Internet]. [cited 2021 Aug 9]. Available from: //www.qdnd.vn/da-phuong-tien/longform/bai-5-mang-xa-hoi-diem-nong-va-cai-gia-hoa-binh-doc-lap-648127

14. General Statistics Office of Vietnam [Internet]. [cited 2021 Aug 8]. Available from: //www.gso.gov.vn/en/homepage/

Lê Duy Anh BA [Dunelm] MPhi, PhD [Cantab]

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn không thể vượt qua

[ĐCSVN] - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và quan hệ phân phối nói riêng đã được điều chỉnh thích nghi như thế nào? Những mâu thuẫn cơ bản vốn có nào của chủ nghĩa tư bản mà nó không thể tự khắc phục được? Và tại sao chúng ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa? Dưới góc nhìn khoa học kinh tế chính trị, bài viết sẽ góp phần làm rõ những luận điểm trên.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 17/5/2021. Bài viết chỉ rõ: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó…”. Vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và quan hệ phân phối nói riêng đã được điều chỉnh thích nghi như thế nào? Những mâu thuẫn cơ bản vốn có nào của chủ nghĩa tư bản mà nó không thể tự khắc phục được? Và tại sao chúng ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa? Dưới góc nhìn khoa học kinh tế chính trị, bài viết sẽ góp phần làm rõ những luận điểm trên.

1. Những điều chỉnh, thích nghi có tính bước ngoặt về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại

Trước hết, phải nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một nấc thang trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. C.Mác đánh giá: Chủ nghĩa tư bản là xấu xa so với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái kinh tế, xã hội tiến bộ nhất so với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong lịch sử. Và sự điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại được thực hiện trên nhiều phương diện, nhất là quan hệ sản xuất.

Trở lại lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, các học giả tư sản “rêu rao” về chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, cho đây là thời điểm “cáo chung của học thuyết Mác”, rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời, lạc hậu”, và chủ nghĩa tư bản mới là đích đến cuối cùng của nhân loại. Đồng thời, bằng những điều chỉnh để tự thích nghi về quan hệ sản xuất, họ cũng biện minh cho một thứ chủ nghĩa tư bản đã có sự thay đổi về chất để trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản tiến bộ… Vậy, những điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là gì?.

Về quan hệ sở hữu: Ngoài đối tượng sở hữu đã có những thay đổi lớn [từ sở hữu hiện vật sang giá trị], với việc chia nhỏ cổ phần, phát hành cổ phiếu mệnh giá thấp, chủ nghĩa tư bản đã huy động được hàng triệu nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân tập trung thành nguồn lực to lớn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phần nào làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo “không gian” cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển. Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu phần nào “xóa đi” ranh giới giữa nhà tư bản với người lao động, tạm thời dung hòa mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê. Bởi về mặt hình thức, cả nhà tư bản và người lao động đều có cổ phần và trở thành cổ đông của nhà máy, xí nghiệp nên đều là “ông chủ” - đồng sở hữu, đều “bình đẳng” trước phương án tổ chức quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh.

Về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất: Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, ta thấy dường như các nhà tư bản tách rời và đứng ngoài quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Bằng việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và sử dụng những người lao động có trình độ cao về tổ chức quản lý sản xuất, các nhà tư bản đã từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời chọn lựa đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu. Các nhà tư bản không còn trực tiếp hiện diện trong các dây chuyền sản xuất như vai trò của những người “đốc công”. Quan hệ trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh dường như chỉ còn lại là quan hệ giữa những người lao động với nhau. Có chăng chỉ là sự khác biệt về “sắc áo, lợi ích và thẩm quyền”. Mâu thuẫn, xung đột trực diện giữa các nhà tư bản và lao động dường như đã được giải quyết.

Về quan hệ phân phối: Bên cạnh các hình thức phân phối thông qua giá cả sức lao động, trong chủ nghĩa tư bản đương đại cũng xuất hiện nhiều hình thức phân phối khác đa dạng, phong phú hơn. Bao gồm: Điều tiết phân phối giá trị thặng dư thông qua thuế; phân phối thông qua lợi tức cổ phần; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội; các hình thức đầu tư cho giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe; tăng mức “thưởng và đãi ngộ cho người lao động”… phần nào tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người lao động. Sự bóc lột của nhà tư bản không còn “đậm nét” như những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà thay vào đó là hình ảnh của các nhà tư bản “quan tâm, chăm sóc và sẻ chia” cùng người lao động.

Như vậy, sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đã làm cho hình ảnh “cừu ăn thịt người” với “lỗ chân lông nhuốm đầy máu và nước mắt của giai cấp vô sản” của chủ nghĩa tư bản “bóc lột, ăn bám”, “tàn nhẫn” trong quá khứ bị lu mờ. Thay vào đó là hình ảnh về một chủ nghĩa tư bản “hiện đại, tiến bộ”, “chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân ái”… Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giải thích khoa học cả về hiện tượng, hình thức, mục đích, nguyên nhân và giới hạn của sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại.

2. Bản chất của những điều chỉnh, thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại

Cần khẳng định: Sự biến đổi thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là có thật nhưng sự điều chỉnh đó không thể tự nó chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới. Sự điều chỉnh đó vẫn trong phạm vi giới hạn vỏ bọc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn nằm trong giai đoạn độc quyền của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có thể cắt nghĩa vấn đề trên bằng những luận cứ khoa học sau:

Một là, về quan hệ sở hữu: Mặc dù có sự đa dạng về sở hữu, nhưng vấn đề đặt ra là trong hàng triệu triệu cổ phần của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, người lao động nắm tỉ lệ bao nhiêu? Ai vẫn là người nắm số lượng cổ phần, cổ phiếu lớn hoặc giữ tỉ lệ cổ phiếu chi phối?... Câu trả lời chắc chắn vẫn là các nhà tư bản. Thông qua chế độ tham dự, theo mô hình một công ty mẹ khống chế nhiều công ty con, một công ty con khống chế nhiều công ty cháu... mà quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của nhà tư bản, của các tổ chức độc quyền tăng lên. Vì vậy, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay làm cho nó phù hợp được phần nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhằm mục tiêu tiếp tục duy trì và củng cố chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất, tuy nhiên, bản chất của quan hệ sở hữu không thay đổi.

Hai là, về tổ chức quản lý sản xuất: Trong tổ chức quản lý sản xuất, việc thuê mướn hoặc sa thải [kể cả giám đốc điều hành sản xuất, giám đốc kỹ thuật, giám đốc marketing, thậm chí cả giám đốc tài chính …] đều do các nhà tư bản quyết định. Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người, tiềm lực khoa học, công nghệ phục vụ cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản. Sự điều chỉnh thích nghi về tổ chức quản lý đã tạo ra sự thích ứng nhất định để thúc đẩy xã hội hoá lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do tư liệu sản xuất thuộc quyền chiếm hữu của nhà tư bản nên quyền tổ chức quản lý sản xuất vẫn do giai cấp tư sản điều hành, chi phối và mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân vẫn là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê. Trong cuốn “Tư bản thế kỷ XXI”, Thomas Piketty, nhà kinh tế học người Pháp nhận định “Dữ liệu kế toán mà hiện tại các doanh nghiệp được yêu cầu phải công bố là hoàn toàn không đủ để cho phép người lao động hay những công dân bình thường có thể có ý kiến về các quyết định của công ty, nói gì đến việc can thiệp vào những quyết định đó”[2].

Ba là, trong quan hệ phân phối: Thực hiện trả lợi tức cổ phần và sử dụng một bộ phận lợi nhuận khổng lồ để phân phối thông qua các quỹ không làm cho bản chất của quan hệ phân phối thay đổi. Nhìn nhận một cách khác, việc điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm phần nào góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân làm thuê. Tuy nhiên, những điều chỉnh về quan hệ phân phối đã làm cho một số người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản không còn là xã hội bóc lột và bất công, là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, xã hội mà “toàn dân là tư sản”, từ đó gây ra sự chia rẽ trong phong trào đấu tranh của công nhân.

3. Giới hạn về những điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản - Chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ là tất yếu

Chủ nghĩa tư bản không thể tự mình vượt ra ngoài vỏ bọc của chính nó để biến thành một hình thái kinh tế - xã hội mới. Đó cũng chính là giới hạn của sự biến đổi thích nghi, quy định địa vị lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và của chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền nói riêng. Giới hạn mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua chính là lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao, tạo ra một khối lượng hàng hoá vật phẩm và dịch vụ khổng lồ, lẽ ra nhân loại sẽ không còn đói nghèo, thất nghiệp, thất học và nợ nần v.v. để từng bước đạt tới đỉnh cao của văn minh và hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, ngay ở những nước tư bản phát triển nhất, tình trạng bóc lột, bất công, đói nghèo vẫn đang diễn ra và ngày càng sâu sắc hơn. Nguyên nhân của những tình trạng này là do quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế. Quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn ngày càng sâu sắc hơn với lực lượng sản xuất đã xã hội hoá ở trình độ cao. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại và được biểu hiện về mặt xã hội thành những mâu thuẫn chủ yếu sau:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê: Hiện nay, giai cấp công nhân hiện đại có trình độ chuyên môn ngành nghề ngày càng cao, trong số đó có người giữ các chức vụ là giám đốc, tổng giám đốc... Nhưng xét cho cùng vì không có tư liệu sản xuất nên họ vẫn ở địa vị của người làm thuê, vẫn phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. Tiền lương vẫn là thu nhập chủ yếu và vẫn là giá cả sức lao động của người công nhân làm thuê. Họ vẫn đang bị bần cùng hoá [cả tương đối và tuyệt đối].

Thứ hai, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, chậm phát triển: Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới, các nước tư bản phát triển vẫn không từ bỏ ý đồ lôi kéo các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhằm áp đặt quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, người ta nói nhiều về “chủ nghĩa thực dân kinh tế”, “chủ nghĩa thực dân công nghệ”. Chính mối quan hệ kinh tế bất bình đẳng giữa các nước tư bản phát triển với các nước thế giới thứ ba đã đem lại những khoản siêu lợi nhuận cho các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào và rẻ mạt đã biến các nước có nền kinh tế lạc hậu thành những miền đất hứa cho tư bản sinh sôi và cho những công nghệ, thiết bị lạc hậu của các nước tư bản phát triển tiếp tục “sản sinh” giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền tư bản, giữa các công ty xuyên quốc gia, giữa các trung tâm quyền lực tư bản chủ nghĩa với nhau: Đây là mâu thuẫn nội bộ của chủ nghĩa tư bản, nó đã từng tồn tại trong suốt cả thế kỷ XX và vẫn tiếp diễn sang thế kỷ XXI. Chính mâu thuẫn này đã đẩy nhân loại lâm vào hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc nhất trong lịch sử. Hiện tại, mâu thuẫn giữa các trung tâm quyền lực kinh tế tư bản chủ nghĩa gay gắt tới mức người ta đã dùng tới những thuật ngữ như: chiến tranh địa chính trị; chiến tranh cá thu, chiến tranh ôtô; chiến tranh nhôm, thép; chiến tranh vaccine… Đặc biệt, thời gian gần đây mâu thuẫn giữa Mỹ với Liên minh châu Âu [EU], giữa Mỹ với các nước tư bản khác trên các vấn đề thương mại, sự đóng góp tài chính cho các hoạt động quân sự… chính là liên minh trong mâu thuẫn đã được V.I.Lênin khái quát bằng cụm từ “liên minh chó sói”.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội và những vấn đề toàn cầu: Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có người cho rằng chủ nghĩa xã hội không còn và như vậy, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội cũng không còn nữa. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia, vẫn là một thực thể kinh tế - chính trị - xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội vẫn là một trào lưu chính trị - tư tưởng ở các nước tư bản, các nước có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và ở ngay chính cả những nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị tan rã cách đây trên dưới 3 thập niên. Đặc biệt, khi phần lớn những lợi nhuận của xã hội chỉ tập trung vào trong tay số ít các nhà tư bản, sự bất bình đẳng trong xã hội tiếp tục gia tăng thì những vấn đề toàn cầu đói nghèo, dịch bệnh, sự biến đổi của khí hậu, chiến tranh, tội phạm quốc tế… sẽ không thể giải quyết được một cách triệt để.

Nhận định về sự điều chỉnh, thích nghi chủ nghĩa tư bản đương đại, Thomas Piketty cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế hiện đại và sự truyền bá tri thức đã giúp tránh được sự diệt vong theo quan quan điểm của Marx nhưng không giúp điều chỉnh những cấu trúc tư bản sâu xa và tình trạng bất bình đẳng - hay chí ít là không nhiều như người ta đã từng hình dung trong những thập niên lạc quan sau Thế chiến II" và “Chủ nghĩa tư bản tự động tạo ra tình trạng bất bình đẳng tùy tiện và không bền vững, làm xói mòn những giá trị trọng dụng nhân tài, vốn là nền tảng của các xã hội dân chủ[3]".

Đánh giá về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện nay, đồng thời khẳng định tại sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có".

Chính những giá trị tốt đẹp của chế độ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu trên là bản chất đích thực của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, đó cũng chính là mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì để từng bước hiện thực hóa./.

------------------------------------------------------------------

[1] Học viện Chính trị Công an nhân dân.

[2] Thomas Piketty, Tư bản thế kỷ XXI, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr.719-720.

[3] Thomas Piketty, Tư bản thế kỷ XXI, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr.10-11.

NĐT - PHM

Video liên quan

Chủ Đề