Điều kiện khởi công công trình theo Luật xây dựng

Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46

Điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46 có ý nghĩa hết sức quan trọng và được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 về giám sát thi công xây dựng công trình cần “Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng”. Căn cứ theo điều 107 Luật xây dựng 2014 quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình, cụ thể việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau

“ Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình

1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này”.

Căn cứ các quy định pháp luật thì có thể thấy các điều kiện khởi công xây dựng công trình được quy định cụ thể và rõ ràng. Cụ thể:

Thứ nhất: Có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng. Quá trình xây dựng là quá trình thực tế chứ không phải tượng tượng. Do đó cần có mặt bằng cụ thể để tiến hành thi công theo tiến độ. Việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

Thứ hai: Để có thể xây dựng cần có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng. Một số công trình cụ thể thì phải đáp ứng được yêu cầu có giấy phép theo quy định mới có thể tiến hành xây dựng; trừ những trường hợp được miễn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cũng được quy định cụ thê tại khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014 đã quy định. Cụ thể là các trường hợp sau

“ Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”.

Thứ ba: Cần có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư. Việc thi công dựa nội dung đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã xác lập trước đó. Nếu sai phạm chủ đầu tư sẽ không được phép thi công xây dựng.

Thứ tư: Điều kiện về  hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Việc có hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu sẽ lựa chọn để làm căn cứ xác lập các quyền và nghĩa vụ các bên. Đồng thời khi có tranh chấp có thể có căn cứ giải quyết và xử lý.

Ngoài ra cần có điều kiện được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình. Vốn giúp việc thi công nhanh chóng và xử lý kịp thời.

Ngoài ra cần có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Đây là điều kiện đảm bảo môi trường xung quanh trong quá trình thi công được đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm môi trường.

Riêng trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định về giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng. Các loại giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình; Giấy phép xây dựng có thời hạn

Trên đây, chúng tôi đã phân tích một số vấn đề xoay quanh nội dung điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về các nội dung của vấn đề điều kiện khởi công công trình theo nghị định 46.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

Hotline: 0976.464688

Email: 

Website: pta.edu.vn

(Xây dựng) - Khởi công xây dựng là hoạt động xây dựng đầu tiên trên thực địa của chủ đầu tư (gồm cả hộ gia đình, cá nhân). Tùy thuộc vào loại công trình mà khi khởi công cần đáp ứng những điều kiện dưới đây theo quy định của Luật Xây dựng.

Điều kiện khởi công công trình theo Luật xây dựng
Ảnh minh họa (Nguồn: internet).

6 điều kiện khởi công xây dựng công trình

Theo Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.

2. Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng.

3. Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.

4. Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật.

5. Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

6. Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 3 ngày làm việc.

Đang thi công công trình có được cấp giấy phép xây dựng không?

Theo quy định, với công trình, nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp có đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng vẫn sẽ được cấp giấy phép nếu chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị cấp theo đúng thời hạn quy định.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định các hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 16 Nghị định này thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau:

“Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng…”.

Như vậy, trong quá trình xây dựng nếu đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư cũng phải tạm dừng thi công và nộp hồ sơ đề nghị được cấp giấy phép xây dựng.

Khánh Diệp

Theo

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện khởi công công trình xây dựng
  • 2. Thủ tụckhởi công công trình xây dựng
  • 2.1 Chuẩn bị xây dựng công trình
  • 2.2 Thi công công trình xây dựng
  • 2.3 Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
  • 2.4 Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
  • 2.5 Quy định về thông báo khởi công xây dựng công trình
  • 3. Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình

Cơ sở pháp lý:

-Luật Xây dựng năm 2014;

- Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

1. Điều kiện khởi công công trình xây dựng

Việc xác định đã đủ điều kiện để có thể khởi công công trình xây dựng hay chưa là một trong những bước của quá trình chuẩn bị xây dựng công trình.

Tại Điều 107Luật Xây dựng năm 2014. Có quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình, cụ thể việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

Phải có mặt bằng để đáp ứng cho quá trình xây dựng: Quá trình xây dựng có thể tiến hành thông qua hình thức thực hiện theo tiến độ hoặc thực hiện toàn bộ công trình nếu công trình có quy mô nhỏ. Do đó việc đáp ứng mặt bằng cũng sẽ phụ thuộc và tiến độ xây dựng hoặc toàn bộ mặt bằng để việc thực hiện quá trình xây dựng được diễn ra đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

Đối với những công trình xây dựng có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải đáp ứng được yêu cầu này mới có thể tiến hành xây dựng theo đúng quy định pháp luật: Những công trình được Nhà nước quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể tại Điều 89 củaLuật xây dựng 2014.Bên cạnh đó, cũng có nhưng trường hợp được miễn yêu cầu phải có giấy phép xây dựng cũng được quy định cụ thê tại Điều 89 Khoản 2.

Phải có bản vẽ, thiết kế công trình cụ thể của từng hạng mục và phải thông qua quá trình kiểm tra, phê duyệt của chủ đầu tư. Việc kiểm tra, phê duyệt phải được chủ đầu tư xác nhận trên bản vẽ, bản thiết kế công trình đó. Và việc thực hiện công trình trên thực tế phải thực hiện đúng như trong bản vẽ, thiết kế đã xác lập trước đó.

Nếu công trình thi công của chủ đầu tư có thực hiện bằnghình thức lựa chọn nhà thầuđể tiến hành xây dựng, thì yêu cầu phải có hợp đồng kí kết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và nhà thầu được chọn.

Được bố trí và phải đảm bảo đáp ứng đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình.

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu phải có các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trong thi công và các biện pháp để bảo vệ môi trường kể từ khi bắt đâu thi công đến khi kết thúc quá trình xây dựng.

Trong quá trình chuẩn bị xây dựng công trình ngoài các yêu cầu và điều kiện về mặt giấy phép thì các vấn đề khác như yêu cầu đối với công trình xây dựng và yêu cầu đối với việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng được quy định rõ tại các Điều 109 và Điều 110 củaLuật Xây dựng năm 2014.

2. Thủ tụckhởi công công trình xây dựng

Qúa trình khởi công công trình xây dựng cơ bản trải qua 3 bước như sau:

2.1 Chuẩn bị xây dựng công trình

Trong quá trình chuẩn bị xây dựng công trình việc chuẩn bị mặt bằng để tiến hành khởi công công trình là điều vô cùng quan trọng. Bởi công việc này trực tiếp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất cho dân. Việc này, trực tiếp cần tới sự hợp tác của Ủy ban nhân dân các cấp tại địa bàn có công trình xây dựng. Từ việc ra thông báo, ra quyết định thu hồi đến việc trực tiếp chỉ đạo và tiến hành việc thu hồi đất, bồi thường tiền hoặc cấp đất tái định cư cho dân theo đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân các cấp trong trường hợp này cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các quá trình khởi công công trình xây dựng trong quá trình thi công.

Song song với việc thi công công trình xây dựng là trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công công trình xây dựng. Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng, năng lực để thực hiện thi công công trình xây dựng. Việc lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện trên nhiều tiêu chí trong đó việc lựa chọn nhà thầu dựa trên tiêu chí là căn cứ vào năng lực hoạt động thi công công trình xây dựng của nhà thầu phải phù hợpvới loại công trình xây dựng, cấp công trình xây dựng và công việc cụ thể khi thi công xây dựng.

2.2 Thi công công trình xây dựng

Bên cạnh đó, việc phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện giải phóng đất, đền bù thiệt hại hoặc cấp đất tái định cư và bàn giao phần đất đã quy hoạch cho chủ nhà thầu để tiến hành khởi công công trình xây dựng. Đây là một trong những giao đoạn cơ bản của thủ tục giám sát thi công công trình xây dựng.

2.3 Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng

Chủ đầu tư liên tục giám sát, kiểm tra đôn đốc chủ thầu thực hiện thi công đúng thời hạn, đúng tiến độ và đúng với kế hoạch dự án, hợp đồng xây dựng đã được phê duyệt trước đó. Đồng thời phải đảm bảo được các biện pháp an toàn trong quá trình thi công và đảm bảo về an toàn vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công công trình xây dựng. Nếu có sự cố xảy ra thì chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật. Do đó chủ đầu tư cũng như nhà thầu phải có trách nhiệm đưa ra các đề xuất, thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm an toàn cho người thi công trong quá trình thi công công trình xây dựng.

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người thi công thì nhà thầu còn có trách nhiệm đưa ra và tiến hành thực hiện cácbiện pháp bảo vệ môi trườngtrong quá trình thi công xây dựng. Để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, việc xử lý các chất thải rắn, chống tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.4 Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

Việc tiến hành bảo hành, bảo trì công trình xây dựng được tiến hành thực hiện trong giai đoạn kể từ khi công trình xây dựng được thi công xong cho tới khi được đưa vào chính thức khai thác và sử dụng. Việc tiến hành bảo hành và bảo trì công trình xây dựng thuộc về trách nhiệm của bên nhà thầu xây dựng. Việc bảo hành bảo trì phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 126Luật xây dựng 2014. Người sở hữu công trình hoặc người quản lý sử dụng phải có kế hoạch bảo hành bảo trì công trình xây dựng cụ thể và đã được phê duyệt để thực hiện theo kế hoạch đó.

2.5 Quy định về thông báo khởi công xây dựng công trình

Quy định về thông báo khởi công xây dựng công trìnhđã có sự thay đổi, trước kia Chủ đầu tư có trách nhiệm phải thông báo khởi công và nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa cho uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn trước khi khi công xây dựng 7 ngày làm việc.

Thì nay, đã có sự điều chỉnh trong Luật xây dựng năm 2020 đó là: Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

Hồ sơ thông báo khởi công gồm có những tài liệu như sau:

–Thông báo khởi công công trình xây dựng(theo mẫu);

– Bản sao công chứng Giấy phép xây dựng; Quyết định phê duyệt dự án và bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt (đối với trường hợp phải xin phép); Hoặc bản vẽ thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng 1/500, các mặt đứng, mặt cắt chính công trình; các bản vẽ đấu nối giao thông, hệ thống cấp thoát nước với hạ tầng kỹ thuật xung quanh (đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng);

– Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

– Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè (nếu có);

– Biện pháp và tiến độ thi công đã được phê duyệt;

– Biên bản khảo sát hiện trạng công trình liền kề, cam kết đền bù thiệt hại về người, công trình, tài sản nếu gây ảnh hưởng đến công trình lân cận (nếu có).

Sau đó Cơ quan tiếp nhận thông báo khởi công có trách nhiệm vào sổ theo để theo dõi và báo cáo định kỳ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên theo quy định.

3. Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

+ Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

+ Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):

_Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;

+ Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt;

+ Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;

+ Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không đảm bảo đủ vốn của dự án nhưng vẫn khởi công xây dựng.

- Vi phạm quy định về động thổ, khởi công, khánh thành công trình xây dựng được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(MK LAW FIRM:Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!