Điểm giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc

Tôi có khá nhiều đồng nghiệp, vì một lý do nào đó, thường đi Việt Nam và Trung Quốc. Những lúc tán gẫu, tôi hay hỏi cảm nghĩ của họ về hai đất nước ấy. Chúng tôi đủ thân để có thể nói thật với nhau về nhiều điều. Một trong những điểm chung hầu như mọi người đều đồng ý với nhau là cách nhận xét về con người Việt Nam và Trung Quốc.

Xin tóm tắt vài ý chính:

Với tư cách cá nhân và trong quan hệ liên cá nhân (interpersonal), nói chung, người Việt Nam thân thiện hơn hẳn người Trung Quốc. Nhiều bạn tôi nêu lên một kinh nghiệm: Đến một quốc gia mới nào đó, một trong những việc đầu tiên họ làm là ngồi hay đứng ở một góc phố nào đó, với ly cà phê hay chiếc máy ảnh trên tay, ngắm thiên hạ qua lại. Những dòng người đi qua, lúc thưa thớt lúc đông đảo; lúc thảnh thơi lúc hối hả. Hết lớp này đến lớp khác. Họ chỉ ngắm và cố nắm bắt một nét gì đó chung nhất giữa hàng ngàn con người xa lạ kia. Theo họ, nét chung của người Trung Quốc là tính hướng đích (goal-oriented): Mọi người cứ cắm cúi đi, nhắm đến việc thực hiện một ý định nào đó của mình, ví dụ, đi thật nhanh đến chỗ làm hoặc một nơi nào đó. Khi thực hiện điều đó, họ không hề quan tâm đến người khác. Và bất chấp người khác. Không phải là họ chen lấn. Nói đến chen lấn là nói đến một chút ý thức về sự hiện diện của người khác. Trong phần lớn trường hợp, trên đường phố, người Trung Quốc không hề có ý thức đến sự hiện hữu của người khác. Họ cứ đi thẳng. Như chỉ có một mình họ. Ai không tránh họ thì họ đụng thẳng vào, lấy vai hích, mở ra một lối đi. Vậy thôi. Người Việt Nam thì khác. Họ đi và họ nhìn chung quanh. Ngay cả khi chen lấn thì họ cũng quan sát người khác để biết khi nào cần chen lấn và chen lấn đến mức độ nào thì dừng lại. Người Việt cũng thường đi thành từng cặp hoặc nhóm. Giữa họ với nhau lúc nào cũng có tiếng nói hoặc tiếng cười. Có khi vì mải mê cười và nói, họ không để ý đến chung quanh. Nhưng ít nhất họ cũng để ý đến nhau.

Khi được người ngoại quốc chận lại hỏi đường, người Việt cũng hay dừng lại và biểu hiện một số cố gắng giúp đỡ hơn người Trung Quốc. Trong trường hợp không biết tiếng Anh, người Trung Quốc thường lạnh lùng đi thẳng; người Việt Nam thường cười ngượng nghịu và lắc đầu. Thấp thoáng có chút gì như áy náy về việc mình không biết nói tiếng Anh và/hoặc không giúp đỡ được người khác.

Quán xá ở Việt Nam và ở Trung Quốc đều ồn ào như nhau. Nhưng từ lỗ tai của những người không biết tiếng Việt và tiếng Tàu, người ta có cảm tưởng như người Tàu thường cãi cọ, còn người Việt thì thường đùa giỡn.

Tuy nhiên, với tư cách công tư chức, trong vai trò của người làm việc, nhiều bạn tôi nói: Họ thích người Tàu hơn người Việt.

Người Việt dường như không phân biệt việc riêng và việc chung; quan hệ cá nhân và quan hệ công chúng; giữa tình cảm và trách nhiệm; không tập trung để giải quyết hẳn một việc gì. Nói chuyện với nhau thì rất vui nhưng sau đó, không ai dám chắc là công việc có hoàn tất như dự tính hay không. Nhiều việc rất đơn giản nhưng cứ kéo dài dây dưa từ ngày này qua ngày khác, thậm chí, từ tháng này qua tháng khác. Có khi, cuối cùng, phải bỏ dở.

Phần lớn người Trung Quốc, ngược lại, làm việc như một doanh nhân đầy tính toán nhưng rất năng nổ. Họ muốn làm được việc và xem mọi đối tác như những khách hàng cần được mua chuộc. Một số bạn bè tôi kể: sang bàn bạc các dự án hợp tác chung với các đại học ở Trung Quốc, mất thì giờ nhất là chương trình ăn uống. Sáng, mới mở mắt, đã có người đến tận khách sạn mời đi ăn. Ăn xong, đến đại học, chào hỏi và giới thiệu qua quýt chút xíu, lại được mời ăn nữa, ngay trong trường. Ăn xong, bàn việc tiếp. Đến trưa, lại ăn. Cực kỳ thịnh soạn. Rồi bàn việc tiếp. Giữa chừng, mọi người dừng lại để ăn. Chiều, lại ăn. Ăn xong, có người chở đi loanh quanh xem phố xá. Rồi lại ăn, trước khi về khách sạn ngủ. Người ta tính mỗi ngày được mời ăn uống không dưới 7,8 lần. Ngày nào cũng thế. Ngay cả những người kiêng ăn cũng cảm kích: Người ta cảm thấy được chiều chuộng và được tôn trọng. Về lại Úc, phần lớn không giấu được thiện cảm. Người này kể với người khác. Số người thích tìm kiếm các dự án hợp tác với Trung Quốc càng ngày càng nhiều.

Nói một cách tóm tắt, theo các bạn tôi, người Việt, tự bản chất, vẫn là những nông dân thật thà, chất phác và dễ thương nhưng chỉ biết những cái lợi nhỏ trước mắt và ít đáng tin cậy trong công việc; người Trung Quốc, ngược lại, là những doanh nhân xem mọi đối tác là những khách hàng cần được ve vãn và khai thác. Việt Nam là một địa điểm tuyệt hảo để đi du lịch, nhưng Trung Quốc mới là một địa điểm để hợp tác và làm ăn.

Dĩ nhiên, ở trên chỉ là ý kiến của năm, mười người. Để có một kết luận chính xác, cần có một cuộc thăm dò rộng lớn hơn. Nhưng bằng kinh nghiệm cá nhân của người Việt, chúng ta cũng rất dễ thấy những nhận định ấy có lẽ không quá xa sự thật.

Tôi kể lại ý kiến của các bạn tôi không phải để chê bai người Việt và khen ngợi người Trung Quốc. Tôi chỉ muốn nêu lên vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ.

Để cùng phát triển.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Là hai đất nước láng giềng ở cùng khu vực châu Á, Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa, có cả ẩm thực. Thế nhưng, mỗi đất nước lại có những tinh hoa riêng biệt. Hãy cùng so sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam xem chúng có điểm gì giống và khác nhau nhé.

So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam Các món ăn Việt

Giống nhau

Trước tiên hãy cùng VietAIRđiểm tên những sự giống nhau trong ẩm thực của hai quốc gia.

Dụng cụ và nguyên liệu chính của bữa ăn

Khác với người phương Tây ăn bằng dao và dĩa, hay người Ấn Độ, Sri Lanka ăn bốc bằng tay, người Việt Nam và Trung Quốc cũng như khá nhiều quốc gia châu Á khác dùng đũa khi ăn cơm. Đũa là một cặp thanh dài bằng nhau thường làm bằng gỗ hay tre với một đầu nhỏ, một đầu lớn. Khi ăn bạn sẽ cầm ở đầu lớn hơn còn đầu nhỏ dùng để gắp thức ăn.

So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam 1 Đôi đũa

Bên cạnh đó, những dụng cụ cũng không kém phần quan trọng là bát ăn cơm. Do có nền văn minh lúa gạo và thực phẩm chính trong bữa ăn là cơm nên yêu cầu phải có một bát ăn cơm trong bữa ăn.

Khẩu vị

Ở Việt Nam, tùy từng vùng miền mà khẩu vị sẽ có sự khác nhau. Có vùng thích chua, cay, có nơi lại thích mặn, ngọt. Người Trung Quốc cũng như vậy, khẩu vị ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau nhưng tựu chung đều có khẩu vị là những vị như trên.

Như vậy, qua phần đẩu của bài viết So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam, bạn đã biết được những điểm tương đồng trong ẩm thực hai nước. Vậy sự khác nhau đặc trưng của ẩm thực mỗi nơi là gì? VietAir sẽ trình bày ngay cho bạn dưới đây nhé.

Box dạng text

Dù có khá nhiều điểm tương đồng trong ẩm thực nhưng mỗi đất nước vẫn có sự khác biệt cực kì rõ rệt, tạo nên nét riêng cho ẩm thực mỗi nước. Vậy đó là những điểm khác biệt nào?

Quan điểm về ẩm thực

Người Việt ta có câu “có thực mới vực được đạo”, điều này thể hiện cực kì rõ quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực. Họ mong muốn món ăn không chỉ ngon mà còn phải đẹp về mặt hình thức, bên cạnh đó cũng mang tới sự may mắn nữa.

Còn người Trung Quốc thì lại nghĩ “dân dĩ thực vi tiên”. Trong mỗi món ăn, họ rất xem trọng sự toàn vẹn, đầy đủ. Ví như món cá thì phải để nguyên cả con, hay thịt gà có thể chặt thành miếng nhưng khi xếp lên đĩa vẫn phải đầy đủ.

Cách chế biến món ăn

Trong chế biến món ăn, người Trung Quốc dùng rất nhiều dầu mỡ và họ cũng ít khi tổng hợp lại các gia vị để tạo sự kết hợp hương vị. Trong khi đó, người Việt ưa thích những món ăn thanh đạm hơn nên dùng ít dầu mỡ. Các món ăn của người Việt cũng là sự kết hợp của khá nhiều loại gia vị mang đến sự tổng hòa.

Thành phần món ăn chính

Một bữa ăn của người Việt luôn phải có ba phần: món chủ lực (cơm), gia vị (nước chấm) và món ăn kèm. Trong khi đó, một bữa ăn chính của người Hoa chỉ gồm hai phần mà thôi, đó là chủ thực (cơm, bánh bao, màn thầu, mì,…) và cải thực (những món bổ sung).

So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam 2 Màn thầu - món chủ thực của người Trung Quốc

Sở thích

Người Việt thường thích ăn ngon, món ăn phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều loại gia vị. Bên cạnh đó, những món ăn có độ dai và giòn cũng rất được ưa chuộng, dù có thể chúng không có lợi về mặt dinh dưỡng và sức khỏe. Một số ví dụ là da gà, ngũ tạng động vật,…

Không giống như vậy, người Trung Quốc thích ăn món có dinh dưỡng. Đặc biệt một món ăn của họ chỉ nổi bật nhất bởi một loại hương vị, không có sự pha trộn.

Box dạng text

Cả người Trung Quốc và Việt Nam đều khá cân bằng về dinh dưỡng trong bữa ăn, do đó bên cạnh những món mặn, rau luôn là món không thể thiếu. Nhưng sự khác biệt khi so sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam là người Việt rất thích ăn rau sống, dù rằng trong bữa ăn đã có món rau xào hoặc luộc. Người Trung Quốc thì ngược lại, họ luôn thích món rau phải được qua chế biến, do đó hầu như không bao giờ ăn rau sống.

So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam 3 Người Việt Nam thích ăn rau sống

Món thịt

So về cách chế biến thì ở điểm này Trung Quốc hạn chế hơn so với Việt Nam. Ngoài những phương pháp thông thường như luộc, nấu, hầm, nướng, kho,… người Việt còn sáng tạo bằng cách làm nem rán, nem chua, chả quế, giò lụa,… Trong khi đó các món thịt của người Trung Quốc chỉ được chế biến bằng các phương pháp truyền thống.

Món canh

Đối với người Việt Nam, canh không phải món chính và họ không bỏ quá nhiều tâm sức vào món ăn này. Thông thường, canh chỉ là nước luộc rau hoặc phức tạp hơn một chút thì có chế biến thêm các loại thịt, cá,… Người Việt có thói quen chan nước canh vào cơm để ăn.

Ngược lại, người Trung Quốc chế biến món canh rất phức tạp với thời gian lâu. Canh thường được chế biến bằng cách hầm các nguyên liệu để lấy được những chất dinh dưỡng tinh túy nhất từ chúng. Nước canh không cần quá nhiều gia vị vì thông thường nó như một món khai vị. Điều đó cũng có nghĩa là người Trung Quốc không ăn cơm kèm với canh.

So sánh ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam 4 Canh chân giò hầm hạt sen của Trung Quốc

Và để thực sự trải nghiệm được sự khác biệt như thế nào, hãy đặt ngay một tấm vé máy bay đi Trung Quốc nhé. Chuyến du lịch không chỉ cho bạn biết thêm về ẩm thực Trung Quốc mà còn ẩn chứa nhiều điều thú vị đấy.

Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.