Điểm giống nhau giữa chiến thắng quân sự 1964 1965 và tổng tiến công tết mậu thân 1968 là

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng trân trọng giới thiệu đôi nét về tầm vóc lịch sử của cuộc chiến đấu đầy cam go, một trong những bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, làm thất bại chiến lược chiến tranh buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, bước đệm dẫn đến chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. (Bài viết của nữ đạo diễn điện ảnh chuyên về thể loại phóng sự - nhà báo Lê Phong Lan).

Thời điểm tết Mậu Thân 1968, quân số Mỹ có mặt ở miền Nam lên đến hơn 500.000 quân. Ta xác định cần phải dốc toàn lực đánh một trận để buộc Mỹ phải rút quân.

Điểm giống nhau giữa chiến thắng quân sự 1964 1965 và tổng tiến công tết mậu thân 1968 là

Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập "Mậu Thân- 1968". (ảnh: Hiền Hương)

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết. Do bị ám ảnh bởi học thuyết Trurman về sự sụp đổ dây chuyền của khu vực Đông Nam Á vào tay cộng sản, Mỹ ngấm ngầm phá hoại hiệp định Genève, đồng thời dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do, thống nhất hai miền Nam-Bắc vào năm 1956 theo tinh thần hiệp định Genève đã không được thực hiện. Thay vào đó, dân tộc Việt Nam lại tiếp tục bước vào một cuộc kháng chiến mới chống đế quốc Mỹ, kéo dài suốt 21 năm sau đó.

Bí mật kế hoạch X

Từ “chiến lược chiến tranh đơn phương” đến “chiến tranh đặc biệt”, từ “đạo luật 10/59” đến “quốc sách ấp chiến lược”, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã đàn áp cách mạng miền Nam trong biển máu, với dã tâm biến miền Nam Việt Nam trở thành “tiền đồn” chống cộng ở Đông Dương. Nhưng với thắng lợi từ phong trào Đồng Khởi (1960) và các chiến thắng quân sự lớn ở Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Ba Gia (1965) và Đồng Xoài (1965), quân dân ta đã lần lượt đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Trong bối cảnh đó, từ tháng 3-1965, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã quyết định đưa các sư đoàn quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam, trực tiếp tham chiến tại chiến trường này và chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Đến cuối năm 1967, dù đã nỗ lực thực hiện hàng loạt cuộc hành quân tìm - diệt trên quy mô lớn, quân đội Mỹ vẫn không thể thay đổi được cục diện của cuộc chiến tranh và đang ngày càng sa lầy vào cuộc chiến này.

Nhận định cần phải có một thắng lợi quan trọng, tạo bước ngoặt của cuộc chiến và buộc Mỹ phải xuống thang, ngồi vào bàn đàm phán với ta, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trên toàn miền Nam.

Điểm giống nhau giữa chiến thắng quân sự 1964 1965 và tổng tiến công tết mậu thân 1968 là

Sau khi nhảy vào cuộc chiến Việt Nam và bị sa lầy, Mỹ điên cuồng muốn dốc toàn lực để phá thế bế tắc và kết thúc chiến tranh theo cách họ muốn. Trong ảnh: Lữ đoàn Cơ động đường không số 2 của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Mỹ đổ bộ tại Quy Nhơn 13-9-1965. (ảnh: Newsweek)

Trên thực tế, sự chuẩn bị cho đòn tấn công này đã bắt đầu khởi động từ cuối giai đoạn chiến lược chiến tranh đặc biệt. Theo PGS-TS-Đại tá Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, “Kế hoạch Xuân Mậu Thân có nguồn gốc từ những kế hoạch ban đầu chúng ta hình thành mà một số nhà nghiên cứu gọi là kế hoạch X. Kế hoạch này được khởi phát vào lúc mà cuộc chiến ở miền Nam đang tiến dần đến sự thay đổi, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ tiến hành ở miền Nam đang sa lầy, thất bại”.

Từ mùa thu năm 1964, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm “tiến hành một đòn mạnh mẽ nhằm nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam Cộng hòa để giành thắng lợi quyết định”. Chiến dịch sẽ được bắt đầu sau khi quân đội Sài Gòn đã mất sức chiến đấu và sẽ hướng thẳng vào TP Sài Gòn từ năm mũi khác nhau.

Với cố Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định, kế hoạch X đã mở đầu cho một đoạn đời thật đặc biệt khi ông trở thành thủ lĩnh của một đội quân tinh nhuệ ngay giữa đô thành Sài Gòn với những chiến công vang dội khắp năm châu. “Tháng 5-1964, tôi được thuyên chuyển về phụ trách một đơn vị mà hồi đó gọi là F100 - biệt động của quân khu Sài Gòn-Gia Định. Sau này dần dần tôi mới biết rõ đơn vị này tổ chức ra để nhằm phục vụ cho ý đồ tập kích chiến lược. Hồi đó, tôi được lệnh là mọi thứ phải chuẩn bị xong trước tháng 12-1965” - ông Tư Chu nói.

Nhưng việc Mỹ đổ quân vào bãi biển Đà Nẵng tháng 3-1965 đã làm ta tạm trì hoãn việc thực hiện kế hoạch X. Trên cơ sở đó, ta tiếp tục chuẩn bị, khi nào có thời cơ sẽ đánh.

Tại sao chọn thời điểm tết Mậu Thân?

Ngay từ khi quân dân ta phải trực tiếp đương đầu với quân đội Mỹ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, mà cụ thể là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, đã nhận định chúng ta không đủ sức tiêu diệt quân đội Mỹ vì họ quân đông, lực rất mạnh, lại được hỗ trợ bởi các loại vũ khí, khí tài chiến tranh vào loại hiện đại nhất thế giới. Vì vậy, cần phải tìm ra một cách đánh mới để buộc Mỹ phải rút quân.

Mùa thu năm 1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, một lần nữa lại đặt lên bàn hội nghị một tính toán chiến lược có ý nghĩa quyết định, tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Rằng nếu không tranh thủ thời cơ, đi sớm một bước thì sang năm 1968, cách mạng miền Nam sẽ gặp bất lợi lớn khi quân đội Mỹ, dưới áp lực của dư luận nước Mỹ, buộc phải dốc toàn lực thực hiện một hành động quân sự lớn để phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh theo cách họ muốn.

Bộ Tổng tham mưu đã bí mật thành lập tổ kế hoạch ba người để giúp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nghiên cứu, hình thành một kế hoạch tác chiến chiến lược mới trong đông xuân 1967-1968. Tất cả chiến trường liên tục cử đại diện ra Hà Nội báo cáo tình hình, các phương án tác chiến cụ thể. Và đến tháng 10-1967, Bộ Chính trị đã họp và chính thức thông qua kế hoạch này.

Theo Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, “... thời cơ lịch sử có thể xảy ra trước hoặc sau năm 1968. Nhưng chắc chắn nó phải rơi vào đúng thời điểm sức mạnh và quân số Mỹ có mặt ở miền Nam lên đến đỉnh điểm nhưng họ không thể giành được thắng lợi quyết định. Và thời điểm đó chính là Mậu Thân 1968. Lúc đó, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ gấp 800 lần Việt Nam. Các nhà bình luận phương Tây nhận định một nước rất mạnh đánh một nước rất yếu, đã đem hết sức mình ra đánh mà không thắng thì có nghĩa là đã thua”.

Sau ba năm tham chiến tại Việt Nam, Mỹ đang bị sa lầy. Qua hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, dù đã triển khai hàng loạt chiến dịch lớn như Cedar Fall, Attleboro, Junction City nhưng Mỹ vẫn không thu được thắng lợi khả quan nào. Đại tá Nguyễn Bạch Vân, nguyên cán bộ nghiên cứu Quân báo Miền, kể: “Sau thất bại hai mùa khô, tướng Westmoreland của Mỹ có ý định làm cái đòn phản công chiến lược lần thứ ba. Vì thế, ông ta yêu cầu tăng quân. Mậu Thân chính là đỉnh cao nhất quân số Mỹ và chư hầu. Mỹ lúc bấy giờ có hơn 500.000 quân”.

Cố Trung tướng Nguyễn Đình Ước, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, từng bình luận: “Nếu năm 1967 ta đã tiến công như tết Mậu Thân thì không được. Westmoreland bảo: “Tôi chưa thực hiện xong kế hoạch ba năm tiêu diệt gãy xương sống Việt cộng. Chiến tranh cục bộ chưa đến đỉnh cao. Các anh chưa cho tôi quân hết, phải đánh ít nhất một năm nữa”. Nếu ta để năm 1969, quá đi một năm, qua bầu cử tổng thống Mỹ rồi thì chưa chắc áp lực nó đã mạnh đến việc Johnson phải từ chức như thế”.

Như vậy, thời cơ chiến lược đã rơi đúng vào dịp tết Mậu Thân 1968, khi quân Mỹ có mặt ở chiến trường miền Nam lên đến đỉnh cao, đã phô diễn hết sức mạnh qua hai mùa khô mà vẫn lâm vào thế bế tắc về mặt chiến lược, lại là năm bản lề trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Bản kế hoạch đã hình thành. Thời cơ lịch sử đã được xác định. Nhiệm vụ còn lại là việc tổ chức thực hiện trên chiến trường, hướng đến mục tiêu chiến lược mà Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đề ra khi soạn thảo bản kế hoạch này.

Chuyện trước giờ G

Khi xây dựng kế hoạch, Trung ương đã đề ra ba khả năng nhưng trước giờ mở màn chiến dịch, vì nhiều lý do khác nhau, cấp dưới chỉ nhận được lệnh đây là trận quyết chiến chiến lược, giành chính quyền về tay nhân dân…

Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã có sự mở rộng quy mô chiến trường ra khắp các đô thị trên toàn miền Nam với một kế hoạch đã được phát triển toàn diện, từ nghi binh cho đến việc phối hợp giữa các chiến trường, từ tấn công đến nổi dậy.

Chiến trường trọng điểm

Theo Đại tá Nguyá»…n Ngọc Lân, Phó phòng Quân báo Miền, “Bá»™ Chính trị và Trung Æ°Æ¡ng Cục đã phân công nhiệm vụ và xác định vai trò của từng hÆ°á»›ng chiến trường trong sá»± kiện quan trọng này. Theo đó, trọng Ä‘iểm má»™t là Sài Gòn-Gia Định; trọng Ä‘iểm hai là Đà Nẵng - Huế - Khe Sanh; các khu, các địa phÆ°Æ¡ng còn lại là chiến trường phối hợp vá»›i các trọng Ä‘iểm, để căng kéo địch ra, không cho địch tập trung lá»±c lượng về các trọng Ä‘iểm.     Riêng Khe Sanh được xác định là hÆ°á»›ng nghi binh chiến lược, ta chủ trÆ°Æ¡ng dùng quân chủ lá»±c, tấn công tiêu diệt tập Ä‘oàn cứ Ä‘iểm Mỹ ở Khe Sanh, kéo Mỹ ra Khe Sanh để há»— trợ cho các trọng Ä‘iểm”.

Việc lựa chọn các mục tiêu của cuộc tổng tấn công và nổi dậy cũng được tính toán một cách chặt chẽ để phục vụ cho ý đồ chiến lược của ta. Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, nhớ lại: “Các mục tiêu phải bảo đảm cho không chỉ có Sài Gòn nổi dậy mà cho cả miền Nam nổi dậy. Những mục tiêu chủ chốt là Tòa đại sứ Mỹ, Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn, Sở chỉ huy Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa, Tổng kho Long Bình..., tức là đánh vào toàn các cứ điểm trọng yếu của địch. Trung ương Cục miền Nam đã huy động tất cả đảng viên, cán bộ của các tỉnh miền Nam để đưa về Sài Gòn làm nòng cốt cho các mũi nổi dậy”.

Điểm giống nhau giữa chiến thắng quân sự 1964 1965 và tổng tiến công tết mậu thân 1968 là

Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968. (ảnh tư liệu)

Ba khả năng của cuộc tổng tấn công

Khi soạn thảo kế hoạch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đề ra ba khả năng của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Một là giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, làm cho ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng, đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta. Hai là giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng phải đối phó với tình huống Mỹ còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn. Ba là sau tổng tấn công và nổi dậy, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân giải phóng phải lui về thế thủ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.

Trong đó Bộ Chính trị quyết tâm cố gắng giành thắng lợi hoàn toàn, tức thực hiện khả năng một.

Đại tá Vũ Ba kể, 13 ngày trước giờ nổ súng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Lê Duẩn gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam (ngày 18-1-1968). “Bức điện đó đại ý nói kế hoạch này chỉ nhằm làm lung lay ý chí xâm lược của địch, buộc địch phải chuyển giai đoạn chiến lược chứ không khẳng định mục tiêu giành chính quyền về tay nhân dân” - Đại tá Vũ Ba nói.

Nhưng khi triển khai thực hiện trên thực tế, ba khả năng của kế hoạch này đã được chuyển dần thành mục tiêu thực hiện trận quyết chiến chiến lược, giành chính quyền về tay nhân dân. Đại tá Nguyễn Ngọc Lân nói: “Khi phổ biến ở dưới thì Trung ương Cục chỉ thị cho các địa phương là chỉ phổ biến khả năng một chứ không phổ biến các khả năng khác để khỏi ảnh hưởng đến quyết tâm. Từ chỗ tính toán các khả năng như vậy, chúng ta dồn sức để dứt điểm. Cho nên chúng ta xài xả láng. Tức là có bao nhiêu xài hết”.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng tình báo H63, nhớ lại: “Lúc đó có những đồng chí cán bộ nói đánh trận này thôi chứ sau còn giặc đâu nữa mà đánh. Anh em lại bị hút vào cái khả năng một, tức là khả năng lấy luôn Sài Gòn. Lấy luôn và coi như hết giặc”.

Điểm giống nhau giữa chiến thắng quân sự 1964 1965 và tổng tiến công tết mậu thân 1968 là

Chiến dịch Tổng tấn công vào mùa xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đánh vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn đã đánh dấu sự thất bại thảm hại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Trong ảnh: Biệt động Sài Gòn bắn B.40 vào Đại sứ quán Mỹ. (ảnh: Tư liệu)


Tương quan lực lượng và lòng quyết tâm

Thời điểm giáp tết Mậu Thân 1968, khi người dân miền Nam đang nô nức chuẩn bị đón năm mới cũng là lúc Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam đang tập trung thực hiện “một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (như lời Tổng Bí thư Lê Duẩn nói sau này) để tạo bước ngoặt mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm tiến tới chấm dứt chiến tranh. Kế hoạch được giữ tuyệt mật đến tận giờ phút cuối và được các đặc phái viên từ Bắc vượt Trường Sơn vào từng chiến trường phổ biến trực tiếp cho các cán bộ chủ chốt ở các địa phương. “Chúng ta làm kế hoạch này rất bí mật. Chúng ta bí mật với cả bạn bè, không ai được biết cả. Và hội nghị trung ương ấy diễn ra vào lúc giáp tết, nếu lỡ có lộ thông tin gì thì lúc ấy Mậu Thân cũng đã khởi động ở phía Nam rồi” - PGS-TS-Đại tá Hồ Khang cho biết.

Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, vào thời điểm trước khi diễn ra cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân đội nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam có 277.000 quân chiến đấu với 220.000 quân chủ lực và 57.000 bộ đội địa phương. Các đơn vị chủ lực được phân bố tập trung tại khu vực giáp ranh khu phi quân sự vĩ tuyến 17, vùng duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên và vùng ven Sài Gòn.

Về phía Mỹ và “đồng minh”, theo số liệu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (NXB Chính trị Quốc gia, tập 2, trang 589) thì vào tháng 8-1967, quân Mỹ có 525.000 quân, “đồng minh” Mỹ có 114.735 quân và quân Sài Gòn có 818.000 quân.

Dù có sự chênh lệch rất lớn về tương quan lực lượng và vũ khí, phương tiện chiến tranh, thế nhưng với khát khao thống nhất đất nước, toàn quân, toàn dân ta hăng hái bước vào đợt chuẩn bị lớn cho chiến dịch, trước một cơ hội lịch sử được xem là “ngàn năm có một”. Các đơn vị chủ lực được lệnh gấp rút hành quân về đồng bằng, áp sát ven đô, “vừa chạy vừa xếp hàng” như Bí thư Trung ương Cục Phạm Hùng mô tả…

Lời thề quyết tử

Trong ký ức của những cựu binh từng tham gia cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, họ gặp nhau ở một điểm chung thật kỳ lạ. Đó là những khuôn mặt đồng đội rạng ngời niềm tin chiến thắng, là những ánh mắt rực cháy khát vọng giải phóng quê hương đất nước, là quyết tâm tiến về đồng bằng, về đô thị trong lời thề quyết tử trước giờ ra trận. Với họ, giây phút đó thật thiêng liêng và tự hào, với niềm tin giản dị rằng nếu lỡ hy sinh cũng là để con cháu mai này được hưởng độc lập, tự do.

Nhớ lại thời khắc lịch sử hào hùng ngày nào, ông Trần Trọng Tân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, trầm tư: “Tôi biết những anh em thời đó. Người ta giành nhau để đi chứ không ai nghĩ đến chuyện chết sống gì. Sợ nhất là hết cơ hội. Tôi ở trên rừng mà khi huy động đi là anh em giành nhau, không được đi là buồn lắm, tự mình thấy tiếc, coi như một đời không còn cơ hội nữa”. Ông Nguyễn Văn Luyện (Nguyễn Luân), chiến sĩ Đội 5 biệt động Sài Gòn-Gia Định, vẫn nhớ như in thời khắc trước đêm giao thừa năm nào: “Khoảng 11 giờ, trước khi xuất quân, chỉ huy trưởng cụm có đến làm công tác tư tưởng lần cuối. Rằng các anh đến đánh, bây giờ tư tưởng thấy ổn chưa, nếu anh nào không ổn thì cứ nói, đơn vị cho ở lại. 15 anh em, không đứa nào ở lại”.

Mang theo tinh thần cảm tử đó, những chiến sĩ quân giải phóng đã bước vào trận đánh trên khắp các mặt trận với một khí thế ngùn ngụt chưa từng có. Mặc cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa không ngừng phản công quyết liệt, dùng bom đạn trút bừa bãi xuống khắp các đô thị miền Nam trong cơn hoảng loạn và quyết tái chiếm các thành phố, đô thị bằng mọi giá. Mặc cho kẻ thù chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số cũng như về sức mạnh hỏa lực, các lực lượng vũ trang quân giải phóng vẫn kiên cường bám trụ, chiến đấu và hy sinh anh dũng để làm nên một mùa xuân bất tử của lòng quả cảm, của ý chí dân tộc Việt Nam.

Đạo diễn Lê Phong Lan