Đề thi Ngữ văn vào 10 Hà Nội năm 2022

Sáng nay, gần 107.000 thí sinh Hà Nội đã hoàn tất môn thi Ngữ văn, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Đề thi được thí sinh đánh giá là có cấu trúc quen thuộc và không quá khó.

Đề thi như sau:

Đề thi Ngữ văn vào 10 Hà Nội năm 2022
Đề thi chính thức môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội 2022/23.

Dưới đây là gợi ý đáp án bài thi của môn thi này, do các giáo viên Trung tâm Tuyển sinh 247 thực hiện:

I. PHẦN I:

Câu 1:

Cách giải:

- Thể thơ của tác phẩm Mùa Xuân nho nhỏ: 5 chữ.

- Mạch cảm xúc: Bài thơ mở đầu bằng vẻ đẹp, sức sống của mùa Xuân thiên nhiên. Tiếp đó là cảm xúc của tác về mùa Xuân của đất nước. Sau đó là những ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả và cuối cùng là lời ngợi ca quê hương đất nước.

Câu 2:

Cách giải:

Giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh giọt long lanh rơi là: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa Xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt. Qua hình ảnh thơ không chỉ cho ta thấy thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo mà con thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.

Câu 3:

Cách giải:

- Tác phẩm viết về mùa Xuân: Cảnh ngày Xuân (Trích Truyện Kiều), tác giả Nguyễn Du; Mùa Xuân của tôi - Vũ Bằng.

Câu 4:

Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn lập luận tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, có sử dụng một câu bị động và một phép liên kết câu. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung sau:

1. Giới thiệu chung:

+ Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

+ Giới thiệu nội dung nghị luận: vẻ đẹp mùa Xuân đất nước và cảm xúc tác giả trong khổ thơ thứ 2.

2. Cảm nhận về vẻ đẹp mùa Xuân đất nước và cảm xúc tác giả

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân đất nước:

Mùa Xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa Xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

+ Hệ thống điệp từ "mùa Xuân", "lộc": Gợi quang cảnh mùa Xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi ra những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh "người cầm súng": Phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Hình ảnh lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa Xuân mà họ mang lại cho đất nước.

+ Hình ảnh "người ra đồng": Không khí lao động ở hậu phương. "Lộc trải dài nương mạ": Mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ "tất cả" + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy "hối hả", "xôn xao" diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

- Cảm xúc của nhà thơ: Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.

3. Tổng kết: Khái quát, tổng kết vấn đề.

II. PHẦN II:

Câu 1:

Cách giải:

- Học sinh có thể chỉ 1 trong 2 phép liên kết sau:

+ Phép nối: Nhưng.

+ Phép lặp: hạnh phúc, gương, soi.

- Trong cụm từ "tấm gương lương tâm" người viết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

Câu 2:

Cách giải:

Điều khiến con người cảm thấy hạnh phúc là:

- Có một gương mặt đẹp soi vào gương.

- Có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.

Câu 3:

Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn/bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

- Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

- Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là những giá trị ẩn sâu trong mỗi con người, là nét đẹp của phẩm chất con người.

- Vì sao cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn:

+ Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp con người biết lắng nghe, quan sát, không ngừng học hỏi. Từ đó tích lũy thêm nhiều kiến thức.

+ Trong quá trình vun đắp tâm hồn con người sẽ ngày càng trưởng thành, nhẫn nại, kiên trì.

+ Vun đắp vẻ đẹp tâm hồn giúp con người cảm nhận được những giá trị tích cực của cuộc sống, tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa hơn.

+ Khi có một tâm hồn đẹp đồng nghĩa với việc con người có lối sống đẹp từ đó góp phần tạo nên xã hội tích cực.

- Bài học mở rộng:

+ Phê phán những người chỉ đề cao vẻ đẹp hình thức mà không trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, những người sống ích kỉ, giả tạo, vô cảm.

+ Con người cần học cách nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn mình.

Báo Giao thông sẽ cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất đáp án đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2022.

>>> Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2022:

(Đang cập nhật...)

>>> Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2022:

(Đang cập nhật...)

Sáng nay (18/6), gần 107.000 học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Trong buổi sáng, các thí sinh tỉnh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.

Trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay, thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy toàn thành phố có 106.586 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường THPT không chuyên, 102.954 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Đây là năm có số lượng học sinh đăng ký dự thi lớp 10 đông nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Với tổng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 69.020, thì sẽ có khoảng 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào lớp 10 THPT công lập.

"Tỷ lệ chọi" trung bình vào lớp 10 công lập Hà Nội năm nay là 1/1,54. Xét riêng theo từng trường, THPT Yên Hòa đứng đầu danh sách với tỉ lệ lên đến 1/3,03, theo sau là các trường THPT Chu Văn An (1/2,87), THPT Sơn Tây (1/2,73), THPT Nhân Chính (1/2,53), THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông (1/2,51)....

Một điểm mới của năm nay là thí sinh liên quan COVID-19 sẽ được xét tuyển bằng hồ sơ học bạ hoặc dự thi nếu gia đình có đơn đề nghị. Cụ thể, trước 14 giờ ngày 17/6, học sinh mắc COVID-19, gia đình nộp đơn xét tuyển hoặc đề nghị dự thi tại cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện thí sinh là F0 sau 14 giờ ngày 17/6 đến trước 8 giờ ngày 19/6 (tức ngày thi), thí sinh vẫn được nộp đơn xin xét tuyển hoặc tự nguyện thi và hoàn thành các giấy tờ còn lại sau. Theo đó, học sinh không thi tuyển sẽ được xét lên THPT theo điểm học bạ. Trường hợp gia đình có đơn đăng ký dự thi, thí sinh sẽ được bố trí tại phòng thi riêng. Thí sinh chỉ được chọn một hình thức xét tuyển hoặc dự thi.

Xuất bản ngày 22/06/2022 - Tác giả: Huyền Chu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2022 - 2023 có đáp án chi tiết. Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội các năm.

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em đáp án và thang điểm chi tiết đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội năm học 2022 - 2023 được cập nhật nhanh nhất!

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2022

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Hà Nội sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Hà Nội các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội 2021

Phần I

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chí Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!"

( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu thơ pháp lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chú của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép ( Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?

Phần II

Đoạn đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

"Người ta kể rằng , có một máy điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp ba tháng liền không tìm ra nguyên nhân. Người ta phải đến mời chuyên gia Xten – mét – xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten – mét – xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten – mét – xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô laf 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla…" Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi"

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Theo em, vì sao Xten – mét – xơ cho rằng" cạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng "tìm ra chỗ để vạch đúng được ấy" lại có giá 9 999 đôla?

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Thang điểm đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm học 2021-2022

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội 2021

Phần I.

1.

“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948.

Tác phẩm được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

2.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn (12 câu).

- Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp)

- Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

b. Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.

* Phân tích:

- Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:

+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.

-> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.

=> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

- Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:

+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọng vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

- Cơ sở thứ ba của tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ.

+ Hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.

+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

- Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đôi tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

- Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

=> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.

* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

3.

Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:

Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính.

Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”.
Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.

=> Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.

Phần II

1.

Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng "tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy" lại có giá 9999 đôla vì

- Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.

Giải thích

"vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla

+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được

- "tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy" lại có giá 9999 đôla:

+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thi mới có giá trị.

+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được

+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường

+ Tri thức nâng cao giá trị con người

2. 

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu, dắt dắt vào đề.

- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người

2. Thân đoạn

Giải thích

- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

==> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị tri của mình trong cuộc đời.

Chứng minh:

- Hiểu biết giúp con người khẳng định vị trí, phân biệt giữa người này với người khác.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội các năm có đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Hà Nội

Trích dẫn đề thi:

Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,

1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?

Xem chi tiết đề và đáp án trong bài: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Hà Nội

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 - 2020

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào ? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Xem đầy đủ lời giải của đề thi trong tài liệu: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Hà Nội

Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội 2018

Phần I (6.0 điểm) 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Chi tiết có trong: Đáp án đề thi văn vào lớp 10 Hà Nội 2018

Đề thi vào 10 Hà Nội môn văn 2017

Phần I (4 điểm)

Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)


1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)

2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt ? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì ? (1 điểm)

Xem đáp án tại: Đáp án đề thi môn văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2017

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi vào lớp 10 môn văn thành phố Hà Nội năm học 2022 - 2023 và các năm trước.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022