Đề kiểm tra 1 tiết công nghệ 8 học kì 1

Đề kiểm tra 1 tiết môn Công Nghệ lớp 8

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8 môn Công Nghệ dành cho các bạn tham khảo và ôn tập, giúp các bạn luyện đề và ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Công nghệ được chắc chắn nhất. Mời các bạn tham khảo

  • Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Thanh Am năm 2018 - 2019 [đề 1]
  • Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Thanh Am năm 2018 - 2019 [đề 2]
  • Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Lịch sử trường THCS Thanh Am năm 2018 - 2019 [đề 4]
  • Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Công nghệ trường THCS Thanh Am, Long Biên
  • Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Công nghệ trường THCS Thanh Am, Long Biên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc nhận thức của học sinh khi học xong các bài đã học phần II gia công cơ khí.

2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vận dụng được các kiến thức vào thực tế, làm bài tập.

3. Thái độ: Tính nghiêm túc, trung thực và tích cực làm bài.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

1.1 Ma trận:

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phương pháp gia công cơ khí

Biết các phương pháp gia công cơ khí

Số câu hỏi

1

1

Số điểm

0,5đ

0,5đ

Vật liệu cơ khí

Phân biệt và hiểu được các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

Số câu hỏi

1 [C2]

1

Số điểm

Chi tiết máy và lắp ghép

Nhận biết được các chi tiết máy, các loại mối ghép

Hiểu được mối ghép động, mối ghép cố định, lấy ví dụ về các mối ghép.

Số câu hỏi

2

1

3

Số điểm

Truyền và biến đổi chuyển động

Biết được cấu tạo của bộ truyền động

Vận dụng để tìm mối liên quan giữa các thông số của bộ truyền chuyển động

Số câu hỏi

1

1

2

Số điểm

0,5đ

3,5đ

TS câu hỏi

4

2

1

7

TS điểm

2

5

3

10

1. 2 Đề kiểm tra:

I. Trắc nghiệm [2đ]

Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:

1. Dũa có công dụng gì?

a. Tạo độ nhẵn, phẳng b. Làm đứt vật

c. Tạo lỗ trên bề mặt vật d. Cả A, B, C đều đúng

2. Các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy?

a. Vòng bi b. Lò xo

c. Mảnh vỡ máy d. Khung xe đạp

3. Mối ghép nào sau đây là mối ghép tháo được?

a. Mối ghép bằng ren b. Mối ghép bằng then

c. Mối ghép bằng chốt d. Cả a, b, và c

4. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, người ta gọi vật truyền chuyển động cho vật khác là:

a. Vật dẫn b. Vật bị dẫn

c. Vật trung gian d. Cả A, B, C đều đúng.

II. Tự luận:

Câu 1. [3đ] Có mấy loại vật liệu cơ khí phổ biến? Lấy ví dụ. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

Câu 2. [2đ] Thế nào là mối ghép động, mối ghép cố định? Lấy ví dụ.

Câu 3. [3đ] Đĩa xích của xe đạp có 45 răng, líp xe đạp có 15 răng, đĩa líp quay 60 vòng/phút.

a/Tính tỉ số truyền i?

b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích?

c/ Cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn? Tại sao?

1.3 Đáp án-biểu điểm

Câu 1.

+ Có hai loại vật liệu cơ khí phổ biến: vật liệu kim loại [sắt, thép...] và vật liệu phi kim loại [cao su, nhựa...]. 1đ

+ Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là:

- Tính chất cơ học: dẻo, cứng, bền .... 0,5đ

- Tính vật lí: tính dẫn nhiệt, dẫn điện .... 0,5đ

- Tính hóa học: chịu axít và muối, chống ăn mòn….. 0,5đ

- Tính công nghệ: tính đúc, rèn, hàn, khả năng gia công cắt gọt 0,5đ

Câu 2

- Mối ghép động là những mối ghép, mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn, và ăn khớp với nhau. Ví dụ: bản lề.... 1đ

- Mối ghép cố định là những mối ghép, mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. VD: mối ghép đinh tán, ốc vít... 1đ

Câu 3

a/Tính tỉ số truyền i= Z2/Z1= 45/15=3 1đ

b/ Tính tốc độ quay của đĩa xích n1 = n2/i= 60/3 = 20 vòng/ phút 1đ

c/ Líp xe đạp quay nhanh hơn vì líp xe đạp có ít răng hơn. 1đ

2. Học sinh: Kiến thức các nội dung đã ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: LỚP: 8A: ........................... 8B: ...........................

2. Kiểm tra:

- GV nêu mục tiêu bài kiểm tra, các yêu cầu đối với HS trong giờ kiểm tra

- GV phát đề kiểm tra, đọc lại đề một lượt cho HS soát lại đề KT

- GV thu bài kiểm tra

- Nhận xét chung về giờ kiểm tra.

3. Hướng dẫn tự học:

- Đọc trước bài 32 “Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8 môn Công Nghệ được VnDoc chia sẻ trên đây là tài niệm hữu ích dành cho các bạn ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo

....................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8 môn Công Nghệ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Câu 1: Trong giao tiếp, con người diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền thông tin cho nhau bằng:

A. Một phương tiện thông tin

B. Hai phương tiện thông tin

C. Nhiều phương tiện thông tin

D. Không sử dụng phương tiện thông tin nào.

Đáp án: C.

Vì các phương tiện đó như: tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ,...

Câu 2: Trong bản vẽ kĩ thuật thể hiện:

A. Kích thước

B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Vật liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3: Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang

Đáp án: A

Vì hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu bằng, hướng chiếu từ trái sang sẽ thu được hình chiếu cạnh, hướng chiếu từ phải sang sẽ không thu được hình chiếu.

Câu 4: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng

Đáp án: C

Câu 5: Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Đáp án: B

Câu 6: Hình hộp chữ nhật có kích thước:

A. Dài, rộng

B. Dài, cao

C. Rộng, cao

D. Dài, rộng, cao

Đáp án: D

Câu 7: Đối với khối tròn xoay, người ta thường dungfhai hình chiếu để biểu diễn:

A. Hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao

B. Hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy

C. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 8: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:

A. Tam giác

B. Tam giác cân

C. Hình tròn

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 9: Trong các bản vẽ sau, đâu là bản vẽ kĩ thuật?

A. Bản vẽ cơ khí

B. Bản vẽ xây dựng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 10: Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?

A. 2

B. 3

C. Có nhiều loại

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Vì mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có bản vẽ của ngành mình, bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng chỉ là 2 loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng.

Câu 11: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

Đáp án: A

Câu 12: Nội dung phần yêu cầu kĩ thuật gồm:

A. Chỉ dẫn về gia công

B. Chỉ dẫn về xử lí bế mặt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 13: Ren có kết cấu:

A. Đơn giản

B. Phức tạp

C. Tùy từng trường hợp

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 14: Các loại ren được vẽ:

A. Theo cùng một quy ước

B. Theo các quy ước khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 15: Kích thước chung trên bản vẽ lắp là kích thước:

A. Chiều dài sản phẩm

B. Chiều rộng sản phẩm

C. Chiều cao sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 16: Trình tự đọc bản vẽ lắp là:

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp

B. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp

C. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp

D. Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước, tổng hợp

Đáp án: A

Câu 17: Bản vẽ nhà là:

A. Bản vẽ xây dựng

B. Bản vẽ cơ khí

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: A

Câu 18: Trên bản vẽ nhà có hình biểu diễn:

A. Mặt bằng

B. Mặt đứng

C. Mặt cắt

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 19: Sản phẩm cơ khí gồm:

A. Máy vận chuyển

B. Máy thực phẩm

C. Máy khai thác

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20: Chọn phát biểu sai: Sản phẩm cơ khí gồm:

A. Máy gia công

B. Máy điện

C. Máy nông nghiệp

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: D

Vì cả 3 loại máy trên đều là sản phẩm cơ khí.

Câu 21: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:

A. Nguồn gốc vật liệu

B. Cấu tạo vật liệu

C. Tính chất vật liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 22: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là kim loại đen và kim loại màu.

Câu 23: Vật liệu chế tạo thước lá:

A. Là thép hợp kim dụng cụ

B. Ít co dãn

C. Không gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thước lá?

A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm

B. Chiều rộng: 10 – 25 mm

C. Chiều dài: 150 – 1000 cm

D. Các vạch cách nhau 1mm

Đáp án: C

Vì chiều dài : 150 – 1000 mm.

Câu 25: Công dụng của cưa tay là:

A. Cắt kim loại thành từng phần

B. Cắt bỏ phần thừa

C. Cắt rãnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 26: Cấu tạo của cưa tay gồm mấy bộ phận?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Đó là khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay nắm.

Câu 27: Quy định nào sau đây sai khi nói về an toàn khoan?

A. Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt

B. Không để vật khoan thẳng góc mũi khoan

C. Không dùng găng tay khi khoan

D. Không cúi gần mũi khoan

Đáp án: B

Vì vật khoan không thẳng góc với mũi khoan sẽ gây gãy mũi khoan.

Câu 28: Cách chọn mũi khoan:

A. Có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan

B. Có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan

C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 29: Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm mấy phần tử?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Đó là trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn

Câu 30: Đặc điểm chung của các phần tử hợp thành cụm trục trước xe đạp là:

A. Có cấu tạo hoàn chỉnh

B. Có chức năng nhất định

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 31: Phương pháp hàn nào gọi là hàn mềm?

A. Hàn thiếc

B. Hàn áp lực

C. Hàn nóng chảy

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 32: Chọn phát biểu đúng:

A. Hàn thuộc mối ghép tháo được

B. Ghép ren thuộc mối ghép không tháo được

C. Mối ghép bằng đinh tán thuộc mối ghép tháo được

D. Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép

Đáp án: D

Vì mối hàn, mối ghép bằng đinh tán thuộc mối ghép không tháo được, ghép ren thuộc mối ghép tháo được.

Câu 33: Có mấy loại mối ghép bằng ren?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là mối ghép bu lông, mối ghép vít cấy, mối ghép đinh vít.

Câu 34: Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B

Đó là đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khớp quay?

A. Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn

B. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

C. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 36: Trong khớp quay:

A. Mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định

B. Mỗi chi tiết có thể quay quanh nhiều trục cố định

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 37: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?

A. 1

B. 2

C. Nhiều

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 38: Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:

A. Cùng vị trí

B. Các vị trí khác nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 39: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 40: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:

A. Tay quay

B. Thanh truyền

C. Thanh lắc

D. Giá đỡ

Đáp án: A

Video liên quan

Chủ Đề