Đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính công ở Việt Nam

Tình hình triển khai tại các địa phương

Giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  • Xem với cỡ chữ T T
  • Inverts
  • Lượt xem : 1989
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND thành phố Cần Thơ giao các Sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện theo chức năng và nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục đồi mới và nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tồ chức thi hành pháp luật. Hoàn thiện thế chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

Tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND thành phố về thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thứ ba, khẩn trương hoàn thành việc rà soát, săp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết sổ 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyên cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ năm, ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo lộ trình, trong đó tập trung hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng dụng nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, điều hành, quản lý từ thủ công truyền thống chuyển sang điện tử và dựa trên dữ liệu số, nâng cao chẩt lượng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân, tồ chức trên môi trường số.

Thứ sáu, triển khai, hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại của năm 2021 và các năm tiếp theo, cụ thể:

Về cải cách thể chế, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật để tháo gỡ rào cản về thể chế, cơ chế, tạo thuận lợi tốt nhất cho việc triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tình trạng xin lùi thời hạn trình, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về cải cách thủ tục hành chính, rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thực hiện không hiệu quả [không có hồ sơ phát sinh hoặc là rào cản, tốn kém chi phí người dân, doanh nghiệp,...]. Đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người dân, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến [thuế, phí, lệ phí, viện phí,...] trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thời gian, chi phí thực hiện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo thông suốt, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Về cải cách tổ chức bộ máy, hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong của các đơn vị, ngành, địa phương bảo đảm các tiêu chí về thành lập tố chức theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp trọng tâm, thiết thực và khả thi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương đối với từng ngành, lĩnh vực. Bảo đảm khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Về cải cách chế độ công vụ, hoàn thiện và ban hành quyết định vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định sổ 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ. Triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ về vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ.

Phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ

Về cải cách tài chính công, tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các nhiệm vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý.

Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật.

Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

Về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, hoàn thành việc kết nối, liên thông Hệ thống thông tin báo cáo, cơ sở dữ liệu có chức năng báo cáo với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành

UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố và Chủ tịch UBND quận, huyện trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được giao; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết qua thực hiện cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính./.

Thanh Tuấn
  • [Về đầu trang]

Tin khác

  • Bà Rịa - Vũng Tàu lên kế hoạch phát triển đô thị thông minh đến 2025 [ 15:19 29/11/2021 ]
  • Đồng Nai: Nỗ lực nhiều hơn nữa trong chương trình chuyển đổi số [ 15:12 29/11/2021 ]
  • Hải quan Bình Dương: Nhiều sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả công việc [ 15:10 29/11/2021 ]
  • Quảng Ninh: Xây Dựng hạ tầng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo [ 14:42 29/11/2021 ]
  • Hà Nội: Số hóa giải quyết thủ tục hành chính thành tăng tối thiểu 25% hằng năm [ 11:44 29/11/2021 ]
  • TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số [ 11:52 28/11/2021 ]
  • Tập đoàn Viettel và UBND tỉnh Nam Định hợp tác chiến lược về chuyển đổi số [ 15:01 27/11/2021 ]
  • Nghệ An: Đề cao vai trò người đứng đầu trong cải cách hành chính [ 11:18 27/11/2021 ]
  • Hải Phòng cải thiện môi trường đầu tư để duy trì nhịp độ tăng trưởng [ 14:22 26/11/2021 ]
  • Hà Nội: Nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ [ 11:08 23/11/2021 ]

Video liên quan

Chủ Đề