Đau ở lòng bàn chân trái là bệnh gì

Tìm hiểu chung

Đau bàn chân là gì? 

Đau bàn chân là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói, kèm theo sừng, nóng, đỏ/bầm tím bàn chân. Đôi khi chỉ một bộ phận bị ảnh hưởng như gót chân, ngón chân, vòm chân,... nhưng đôi khi là toàn bộ bàn chân. Đau bàn chân khiến các hoạt động bình thường của người bệnh gặp cản trở, thay đổi dáng đi và khó đứng vững.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau bàn chân

Viêm cân gan chân

Tình trạng kích ứng hoặc viêm của dải mô cứng nối xương gót chân với các ngón chân. Các cơn đau nặng nhất vào buổi sáng khi bước ra khỏi giường, đau tại vị trí gót cân hoặc vòm.

Gai xương gót

Sự phát triển bất thường của xương ở dưới gót chân do đi sai giày hoặc đi bộ, chạy bộ với tư thế sai lệch. 

Viêm khớp vẩy nến (PsA)

Sự kết hợp của rối loạn da (bệnh vẩy nến) và viêm khớp. Viêm khớp vẩy nến gây cứng khớp và đau nhói ở gân trên các ngón tay, ngón chân và các khớp khác.

Đau ụ ngón chân (metatarsalgia)

Những cơn đau ở đệm thịt phần lòng bàn chân, nơi chịu áp lực cao nhất khi di chuyển, thường do đi giày không đúng kích cỡ hoặc hoạt động gắng sức.

U dây thần kinh Morton

Sự dày lên của các mô xung quanh các dây thần kinh giữa các ngón chân (thường là giữa ngón thứ 3 và thứ 4). Thường cảm thấy đau, khó chịu và tê ở mu bàn chân. Phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông do hay đi giày cao gót hoặc giày có kích thước nhỏ hơn so với bàn chân.

Viêm xương vừng

Gần ngón chân cái là 2 xương chỉ được nối với nhau bằng các đường gân, được gọi là xương vừng (sesamoid). Là một dạng viêm gân thường gặp ở những vận động viên chạy bộ và vũ công ba lê.

Gout

Một dạng bệnh viêm khớp, gây đau nhức dữ dội ở các ngón chân. Các tinh thể tích tụ tại khớp của ngón chân gây đau và sưng tấy, nhất là ở ngón chân cái.

Biến dạng ngón chân cái (bunion)

Tình trạng lồi ra vùng giữa của đầu xương bàn chân thứ nhất do thoái hóa khớp thứ phát và sự hình thành gai xương. Gây đỏ, đau và viêm khớp bàn ngón chân cái và viêm màng hoạt dịch.

Móng chân mọc ngược

Da ở một hoặc hai bên móng chân mọc đè lên móng gây đau đớn và dẫn đến nhiễm trùng.

Biến chứng có thể gặp khi đau bàn chân 

Đau bàn chân không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh mạch máu (viêm tắc động mạch, hội chứng Raynaud, u cuộn mạch), bệnh dây thần kinh (viêm dây thần kinh ngoại biên, chèn ép các dây thần kinh, đau thần kinh tọa), bệnh xương – khớp (viêm khớp, thoái khóa khớp), bệnh về gân cơ, dây chằng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiều người thường xuyên bị đau chân có thể nhận thức được nguyên nhân gây ra nó và họ biết cách làm để giảm đau cho mình. Tuy nhiên, bạn cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau:

  • Cơn đau đến đột ngột và dữ dội.
  • Đau bàn chân do chấn thương gần đây.
  • Không thể đặt bất kỳ vật nào lên bàn chân sau khi bị chấn thương.
  • Bị bệnh lý gây cản trở lưu thông máu và bị đau chân.
  • Khu vực chân bị đau có vết thương hở.
  • Khu vực chân đau bị đổi màu hoặc có triệu chứng viêm khác.
  • Đau chân có sốt đi kèm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến đau bàn chân

Đau bàn chân có thể do thói quen sống không tốt hoặc tình trạng bệnh lý. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Thói quen sống không tốt

Một trong những nguyên nhân chính gây đau bàn chân là do đi giày không vừa chân. Đi giày cao gót thường xuyên có thể gây đau chân vì chúng tạo áp lực lớn lên các ngón chân.

Khi tập thể dục hoặc hoạt động thể thao có tác động mạnh cũng có thể bị thương chân dẫn đến đau bàn chân.

Tình trạng bệnh lý

Bàn chân thường dễ bị đau do viêm khớp. Có 33 khớp ở bàn chân và bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong số đó.

Đái tháo đường cũng có thể gây ra các biến chứng và một số rối loạn ở bàn chân như:

  • Tổn thương dân thần kinh ở bàn chân.
  • Tắc nghẽn hoặc cứng động mạch ở chân và bàn chân.
  • Các vét loét ở chân.

Ngoài ra còn các nguyên nhân tiềm ẩn khác như mắt cá, vết chai chân, biến dạng ngón chân cái, mụn cóc, móng chân bị mọc ngược, sử dụng các thuốc gây sưng bàn chân, biến dạng ngón chân hình búa, bệnh chân của vận động vên, biến dạng của Haglund, bệnh động mạch ngoại vi, bàn chân phẳng, viêm cân gan chân, gout.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải đau bàn chân?

Người bị đái tháo đường.

Người béo phì hoặc thừa cân.

Người đang mang thai.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau bàn chân

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau bàn chân, bao gồm:

  • Bị chấn thương ở chân như bong gân, gãy xương hoặc viêm gân.
  • Thường xuyên đi giày cao gót hoặc các loại giày quá chật.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau bàn chân

Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán tình trạng đau bàn chân bằng cách:

  • Dựa trên các triệu chứng gặp phải hoặc thăm khám lâm sàng (sưng, đỏ, bầm tím, nóng, biến dạng,..).

  • Thực hiện các bài kiểm tra cơ bản như: giữ hay di chuyển bàn chân và mắt cá chân để chống lại lực cản; yêu cầu đứng, đi bộ hoặc chạy.

  • Chụp X-quang: Được chỉ định nếu nghi ngờ đau bàn chân do tổn thương ở xương như gai xương, gãy xương, u xương.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Để xem các hình ảnh về mô mềm quanh xương khớp nhằm kiểm tra tổn thương, xác định nguyên nhân, đánh giá tính nghiêm trọng của bệnh.

  • Chụp cắt lớp CT: Dùng để kiểm tra những tổn thương nhỏ và khó tìm thấy ở xương và mô mềm.

  • Siêu âm: Được chỉ định để kiểm tra vấn đề về cơ, gân và dây chằng

  • Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để loại trừ các bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hoặc đái tháo đường.

Phương pháp điều trị đau bàn chân hiệu quả

Điều trị các bệnh trên không chỉ dùng thuốc mà cần phối hợp giảm vận động chạy nhảy, điều chỉnh – độn lót giày dép, tập vật lý trị liệu.

Việc để cho bàn chân được nghỉ ngơi là rất cần thiết, khi đã bị đau bàn chân, không nên vận đông quá mạnh hoặc cố gắng đi lại.

Nâng cao chân: Dùng gối nâng chân cao hơn tim trong thời gian nghỉ ngơi có thể giảm đau và giảm sưng do hạn chế máu lưu thông qua vùng thương tổn.

Sử dụng miếng đệm chân để hạn chế hoạt động làm cọ xát vào nơi bị đau.

Bài tập kéo giãn như xoay khớp, duỗi thẳng chân có thể làm giảm căng thẳng, áp lực cho khớp xương và mô mềm, giảm đau và giả cứng khớp.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Có thể dùng paracetamol 500mg/lần mỗi 4 – 6 giờ nhưng nếu không giảm được đau có thể dùng ibuprofen 200 – 400 mg/lần mỗi 4 – 6 giờ.

Sử dụng thuốc kê đơn

Dùng cho những cơn đau nghiêm trọng, có thể chỉ định một số loại như:

  • Thuốc giảm đau gây nghiệp Opioid: Dùng trong trường hợp đau nhiều và không đáp ứng với ibuprofen, thuốc giảm đau nhanh và mạnh nhưng chỉ dùng để điều trị ngắn hạn.
  • Thuốc chống trầm cảm: Dùng khi những cơn đau ở bàn chân khiến bệnh nhân bị mất ngủ, thuốc hỗ trợ an thần và giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ: Dùng nếu bệnh nhân đau bàn chân do căn cơ.
  • Thuốc kháng viêm steroid: Dùng trong trường hợp sưng, viêm và đau nặng do các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc kháng sinh: Giảm đau bàn chân khi bị nhiễm trùng.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Dùng cho người bệnh có vấn đề ở bàn chân do đái tháo đường gây ra.

Vật lý trị liệu

Đa số trường hợp đau bàn chân, cần hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vật lý trị liệu để kiểm soát và cải thiện tình trạng. Vật lý trị liệu có thể làm giảm cứng, đau khớp, giảm căng cơ, tăng tính linh động và sức bền của xương khớp, nâng cao khả năng vận động của bệnh nhân. 

Phù hợp với những bệnh nhân đau bàn chân do chấn thương hoặc nguyên nhân liên quan đến mô mềm và xương khớp, bệnh nhân sau phẫu thuật định hình xương.

Phẫu thuật

Cân nhắc phẫu thuật khi:

  • Gãy xương.
  • Bệnh gout.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm nặng.
  • Gai xương kích thước lớn.
  • Tổn thương không thể phục hồi.
  • Thất bại khi điều trị bảo tồn.

Đối với viêm cân gan chân

  • Cần để chân nghỉ ngơi.
  • Thực hiện các động tác căng cơ gót chân và bàn chân.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Mang giày có hỗ trợ vòm tốt và đế có đệm.
  • Trường hợp nặng có thể cân nhắc tiêm hỗn hợp steroid và thuốc gây tê cục bộ.

Đối với gai xương gót

  • Mang miếng lót gót cắt rời.
  • Sử dụng miếng lót tùy chỉnh (miếng chỉnh hình) đeo trong giày.
  • Mang giày vừa chân hoặc có đế giảm sốc.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Để chân được nghỉ ngơi.
  • Vật lý trị lệu.

Đối với viêm khớp vẩy nến

  • Trường hợp nhẹ: Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để ngăn chặn quá viêm dẫn đến sưng khớp.
  • Liệu pháp nóng và lạnh: Chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn để giảm căng cứng và chườm lạnh để giảm sưng tất.
  • Nghỉ ngơi, giảm stress vì stress có thể gây bùng phát viêm khớp vẩy nến.
  • Trường hợp nặng: cần sử dụng thuốc chống thấp khớp điều biến bệnh (DMARD), bao gồm thuốc sinh học và corticosteroid.

Đối với đau ụ bàn chân

  • Uống thuốc giảm đau.
  • Chườm đá và để chân nghỉ chơi.
  • Mang giày dép thoải mái.
  • Mang giày vừa vặn và dụng cụ chỉnh hình nếu cần thiết để giảm áp lực lên mu bàn chân.

Đối với u dây thần kinh Morton

  • Mang giàu vừa vặn và dụng cụ chỉnh hình để giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Tiêm steroid.
  • Uống thuốc giảm đau.
  • Không đi giày cao gót hoặc các loại giày có phần mũi giày hẹp.
  • Tránh các hoạt động tạo áp lực lên u thần kinh.
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.

Đối với viêm xương vừng

  • Để chân được nghỉ ngơi.
  • Băng lại nơi đau.
  • Mang miếng lót dưới ngón chân khi đi giày.
  • Băn ngón chân cái để bất động khớp và mau lành.
  • Mang giày đế thấp.
  • Tiêm steroid nếu cần thiết.

Đối với gout

  • Cần để chân nghỉ ngơi.
  • Băng khu vực gây đau.
  • Có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), prednisone, colchicine hoặc allopuriol.
  • Tránh các loại thực phẩm làm trầm trọng hơn bệnh gout.
  • Biến dạng ngón chân cái.
  • Mang các loại giày mũi rộng, sử dụng miếng đệm bảo vệ và các dụng cụ chỉnh hình.
  • Tiêm steroid.
  • Phẫu thuật nếu cần thiết.

Đối với móng chân mọc ngược

  • Ngâm chân trong nước ấm 4 lần 1 ngày để giảm cơn đau.
  • Nâng phần móng mọc ngược bằng chỉ nha khoa hoặc bông gòn.
  • Sử dụng kháng sinh dạng uống hoặc bôi.
  • Mang vớ và giày thoải mái.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau bàn chân

Chế độ sinh hoạt:

  • Để bàn chân nghỉ ngơi, tránh vận động quá mức đến khi cơn đau giảm hẳn. Luyện tập cái bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như đi từng bước nhỏ.
  • Chườm lạnh: Dùng đá bỏ vào túi nhựa rồi áp lên khu vực bị đau trong khoảng 20 phút, thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày có thể giảm đau cho viêm bàn chân.
  • Massage bàn chân: Giảm đau rất hiệu quả và nên thực hiện mỗi ngày. Việc massage giúp lưu thống máu đến các khớp chân được tốt hơn, giúp chân linh hoạt, giảm đau khớp chân.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế thoái hóa khớp diễn ra sớm.

Phương pháp phòng ngừa đau bàn chân hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chọn giày thoải mái, rộng rãi và có đệm tốt.
  • Tránh những đôi giày có gót cao và có vùng ngón chân hẹp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Duỗi ngón chân trước khi vận động mạnh.
  • Thương xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chân.
  • Luôn mang giày dép khi ở ngoài đường để bảo vệ đôi chân.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.