Đâu là phương pháp gia công cắt gọt kim loại

Gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?

Gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp tạo hình dáng cho chi tiết gia công bằng cách cắt bỏ một lớp kim loại dư trên bề mặt vật gia công [phôi] để thu được một chi tiết có kích thước, hình dáng chất lượng bề mặt và các yêu cầu kỹ thuật khác trên bề mặt chi tiết phù hợp với bản vẽ thiết kế.

Lớp kim loại bị cắt bỏ gọi là phoi.

Gia công kim loại bằng cắt gọt còn được gọi là phương pháp gia công có phoi.

Vai trò, vị trí của phương pháp gia công cắt gọt:

Gia công cắt gọt là phương pháp không thể thiếu trong ngành chế tạo cơ khí nhằm nâng cao độ chính xác kích thước, hình dáng, chất lượng bề mặt các chi tiết máy, đặc biệt là các chi tiết có yêu cầu độ chính xác lắp ghép cao. Gia công cắt gọt là phương pháp gia công tiếp theo sau các phương pháp tạo phôi.

Chọn phương pháp gia công đúng, hợp lý không những nâng cao chất lượng bề mặt chi tiết gia công, mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm.

Nên chúng ta cần phải hiểu thấu đáo về phương pháp gia công cắt gọt để thiết kế, gia công sản xuất sản phẩm.

Các công cụ dùng trong gia công cắt gọt:

  1. Máy cắt kim loại [máy công cụ]: là thiết bị dùng để tạo ra các chuyển động tạo hình và động lực cần thiết cho quá trình cắt gọt: Máy phay, máy tiện, mày mài, máy khoan, máy EDM, máy xọc, máy chuốt, máy doa,…
  1. Dụng cụ cắt kim loại [dao cắt]: là công cụ trực tiếp cắt lợp kim loại còn dư trên bề mặt phôi: Dao phay, dao tiện, mũi khoan, mũi ta rô, mũi doa, chíp dao,…
  2. Đồ gá: là một trang bị công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế quá trình gia công cắt gọt: Đồ gá kẹp dao; đồ gá kẹp chi tiết; đồ gá lắp ráp; đồ gá đo kiểm.
  3. Dụng cụ đo kiểm: là trang bị công nghệ dùng để đo lường và kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật cho trên bản vẽ thiết kế của chi tiết: thước cặp; pan-me; đồng hồ so; bàn Máp; máy đo độ nhám; máy đo độ cứng;…

Đặc điểm của phương pháp gia công cắt gọt:

+] Chất lượng bề mặt và độ chính xác gia công cao , đây cũng là phương pháp gia công tinh đạt độ bóng bề mặt cao với các chi tiết máy

+] Sản phẩm gia công đa dạng

+] Có khả năng thực hiện gia công cùng lúc nhiều bề mặt khác nhau trên cùng một phôi

+] Tạo ra sản phẩm có tính lặp lại cao

+] Dễ áp dụng tự động hó và cơ khí hóa khi gia công

+] Chiếm đến 70% – 80% số lượng nguyên công trong sản xuất cơ khí

Các chuyển động cơ bản trong quá trình cắt gọt :

+] Chuyển động cơ bản là chuyển động tạo ra quá trình cắt gọt , hình thành ra các bề mặt của gia công chi tiết , bao gồm 3 chuyển động cơ bản : Chuyển động chính, chuyển động chạy dao, chuyển động phụ

+] Chuyển động chính là chuyển động để tạo ra phoi , chuyển động chính có thể là chuyển động xoay tròn, [ khi gia công tiện, phay, mài……]  ,chuyển động thẳng [ khi gia công bào , xọc….]

+] Chuyển động chạy dao là chuyển động để tiếp tục quá trình cắt gọt có thể là chuyển động liên tục hoặc chuyển động gián tiếp

+] Chuyển động phụ là chuyển động không trực tiếp tham ra vào quá trình cắt gọt

Các phương pháp gia công cắt gọt kim loại :

+]Tiện : chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi , chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt , Gia công tiện thường gia công các chi tiết có dạng tròn xoay

+] Phay : chuyển động chính là chuyển động quay tròn của dụng cụ cắt , chuyển động dao là chuyển động tịnh tiến của phôi dùng để gia công dạng mặt phẳng,cong phức tạp

+] Lỗ : dụng cụ cắt chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến theo phương dọc trục . Có thể tạo lỗ từ phôi đặc, mở rộng lỗ có sẵn hoặc tạo ren cho lỗ , Gia công lỗ bao gồm : khoan, khoét, doa, taro….

+] Mài : chuyển động chính là chuyển động quay của đá mài , chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của phôi và đá mài , tốc độ quay của đá mài rất lớn ,lượng dư gia công nhỏ và số lưỡi cắt trong dụng cụ cắt lớn do đó độ bóng bề mặt sau khi mài rất cao , thường dùng khi gia công tinh

+] Bào và xọc : Sản phẩm thường là mặt phẳng hoặc các loại rãnh . Chuyển động chính là chuyển động của dụng cụ cắt , chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của phôi

+]Chuốt : Sản phẩm thường là lỗ có hình dạng đặc biệt , chuyển động chính và chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt còn phôi được kẹp chặt

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nghiên cứu sâu hơn về các công cụ dùng trong gia công cắt gọt. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công !

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc báo giá, các bạn hãy liên hệ số hotline: 0911 066 515

Hoặc tới địa chỉ của Nam Dương Tool: Số 12 ngõ 22 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Để được tư vấn hỗ trợ và báo giá tốt nhất

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi, mong bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc!

CÔNG TY TNHH DỤNG CỤ CẮT NAM DƯƠNG

Địa chỉ: Số 12 ngõ 22 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel.: 024-6680 1743
Web: //namduongtool.com/
Email:
Hotline: 0911 066 515

  • Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt [dao cắt, máy cắt…] để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

  • Kết luận

    • Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí.

    • Phương pháp này tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao.

2, Nguyên lý cắt

  • Phôi: Là vật liệu ban đầu dùng trong gia công

    • Ví dụ: Các phôi đúc, phôi rèn, phôi dập….

  • Phoi:  Là vật liệu dư thừa trong quá trình gia công

    • Ví dụ : Phoi bào khi bào gỗ, mùn cưa khi cưa, mạt thép khi mài và dũa thép, …

a, Quá trình hình thành phoi

  • Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến.

  • Dưới tác dụng của lực, dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi

  • Các loại phoi:

    • Phoi vụn: Gia công vật liệu giòn như gang

    • Phoi xếp: gia công vật liệu dẻo như thép cácbon

    • Phoi dây: gia công vật liệu dẻo như đồng, nhôm

b, Chuyển động cắt

  • Để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau.

    • Ví dụ khi tiện: Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, còn dao chuyển động tịnh tiến
    • Ví dụ khi khoan: Phôi cố định, còn mũi khoan vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay

3, Dao cắt

a, Các mặt của dao

Dao tiện cắt đứt

  • Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi.

  • Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi.

  • Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện.

  • Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.

b, Góc của dao

Các góc của dao

  • Góc trước \[[\gamma]\] là góc tạo bởi mặt trước với mặt phẳng song song với mặt đáy của dao. Góc \[[\gamma]\] càng lớn thì phôi thoát càng dễ.

  • Góc sau \[[\alpha]\] là góc tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao với mặt đáy của dao. Góc  \[[\alpha]\] càng lớn thì ma sát giữa  phôi với mặt sau của dao càng nhỏ.

  • Góc sác \[[\beta]\] là góc tạo bởi mặt sau với  mặt trước của dao. Góc \[[\beta]\] càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn.

4, Vật liệu làm dao

a, Thân dao

  • Làm bằng thép 45.

  • Hình trụ chữ nhật hoặc vuông.

b, Bộ phận cắt

  • Điều kiện làm việc: chịu ma sát mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực lớn.

  • Vật liệu: Thép gió, thép hợp kim

  • Chú ý: Vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi

II. Gia công trên máy tiện

1, Máy tiện

  • Tiện là phương pháp gia công: phôi quay tròn và dụng cụ cắt chuyển động tịnh tiến để tạo hình chi tiết.

  • Máy tiện hoạt đông được là nhờ có động cơ diện 3 pha hoặc 1 pha nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống puli đai truyền và bộ phận diều chỉnh tốc độ, chế độ làm việc của máy tiện

  • Máy tiện gồm có các bộ phận chính sau.

1- Ụ trước và hộp trục chính

2- Mâm cặp, kẹp chặt phôi khi tiện

3- Đài gá dao, lắp dao và điều chỉnh dao khi tiện.

4- Bàn dao dọc trên, tịnh tiến dao dọc trục chính khi tiện.

5- Ụ động, lắp mũi khoan hoặc cùng với mâm cặp cố định phôi khi tiện.

6- Bàn dao ngang, tịnh tiến dao theo chiều ngang.

7- Bàn xe dao, kết hợp tạo ra chuyển động tịnh tiến dao ngang của bàn dao ngang và chuyển động tịnh tiến dao dọc của bàn dao dọc, khi tiện mặt côn.

8- Thân máy, để gá lắp các bộ phận trên và gá lắp động cơ điện.

9- Hộp bước tiến dao, để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện.

2, Các chuyển động khi tiện

a, Chuyển động cắt

  • Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt Vc [m/phút].

b, Chuyển động tịnh tiến

  • Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sng  : được tiến hành nhờ bàn dao 6 khi cần cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu.

  • Chuyển động tịnh tiến dao dọc Sd : được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết.

  • Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo : Sự kết hợp đông thời hai chuyển động tiến dao dọc và tiến dao ngang tao ra chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn hoặc các mặt đã định hình.

Schéo  = Sng + Sd

3, Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện

  • Tiện được

    • Các mặt tròn xoay bên ngoài và bên trong

    • Các mặt đầu , mặt côn ngoài và côn trong , các mặt tròn xoay định hình 

    • Các loại ren ngoài và ren trong

    • Các vật liệu kim loại và phi kim loại

  • Độ chính xác của gia công tiện phụ thuộc:

    • Độ chính xác của máy tiện.

    • Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.

    • Dụng cụ cắt.

    • Trình độ tay nghề của công nhân. 

Video liên quan

Chủ Đề