Đánh giá xe datbike

Weaver 200 là một trong hai sản phẩm xe máy điện đầu tiên của thương hiệu Dat Bike. Ra mắt người dùng Hà Nội sáng 3-4, Weaver 200 mang kiểu dáng cổ điển, khác biệt hoàn toàn những dòng scooter điện đang bán trên thị trường.

Weaver 200 có chiều dài, rộng, cao lần lượt 1.900 x 750 x 1.100 mm, chiều cao yên 790 mm. Trọng lượng xe ở mức 120 kg, tương đương nhiều mẫu xe máy truyền thống trên thị trường. Bộ pin của xe được đặt bên dưới bình xăng giả.

Theo nhà sản xuất, Weaver 200 đạt chuẩn "Made in Việt Nam" với tỉ lệ nội địa hóa theo quy định. Đây được xem là mẫu xe điện đầu tiên trên thị trường đạt tiêu chuẩn này. Trong buổi lễ ra mắt tại Hà Nội, dòng xe điện này được nhiều người quan tâm. Thiết kế xe nhận nhiều ý kiến đánh giá trái chiều, theo gu thẩm mỹ mỗi người.

Xe trang bị đèn LED toàn bộ, đèn xi nhan thiết kế nhỏ gọn. Theo nhà sản xuất, xe đạt chuẩn chống nước IP65, cho phép vận hành trong điều kiện đường ngập khoảng 50 cm từ mặt đường đến trục bánh xe. Điểm thú vị trên mẫu xe điện này là việc sử dụng thẻ RFID để mở khóa điện thay vì chìa truyền thống. Ngoài ra, người dùng có thể dùng ứng dụng kèm theo để khởi động xe khi mất hoặc quên thẻ.

Bộ pin lithium-ion dung lượng 68 Ah đặt ở phía trước. Theo nhà sản xuất, trong 1 giờ sạc xe có thể đi được 100 km đầu tiên. Trong khoảng 3 giờ sạc, xe có thể đi quãng đường 200 km ở tốc độ 35 km/h. Dat Bike ước tính tuổi thọ pin khoảng 150.000 km, tương đương mức sử dụng 15 năm. Sau thời gian trên, pin còn khoảng 70% dung lượng.

Bình xăng giả phía trước xe. Trên thực tế, đây là khu vực cốp chứa đồ dùng cá nhân.

Cụm đồng hồ hiển thị điện tử đơn sắc.

Thiết kế các nút chức năng bên tay lái phía trái. Trên dòng xe này, đèn pha luôn bật.

Xe sử dụng lốp kích thước 17 inch, vành nan hoa. Phanh đĩa thủy lực trước, sau. Đáng chú ý, bộ phanh này được tích hợp phanh động cơ, giúp sạc lại pin khoảng 10% trong quá trình sử dụng. Mẫu xe này sẽ ngắt động cơ ngay khi người dùng bóp phanh tay mà không cần giảm ga về 0.

Yên xe thiết kế dạng cổ điển, phù hợp với hai người trưởng thành. Theo nhà sản xuất, tải trọng của xe khoảng 165 kg. Trước những ý kiến về thiết kế xe có thể kén khách hoặc phù hợp với tệp khách hàng đặc thù, đại diện nhà sản xuất cho biết hãng xe có thêm những sản phẩm mới trong tương lai.

Động cơ điện một chiều không chổi than cho công suất tối đa 6.000 W, giúp xe có thể đạt tốc độ tối đa 90 km/h. Khi vận hành liên tục ở tốc độ 70 km/h, xe có thể đi quãng đường khoảng 130 km mỗi lần sạc.

Weaver 200 có giá bán 54,9 triệu đồng. Mức giá này tương đương với nhiều dòng xe tay ga truyền thống. Dat Bike là một start-up nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức đầu tư. Theo công ty này, kể từ khi thành lập năm 2019, kết quả kinh doanh liên tục ghi nhận tăng trưởng ấn tượng.

Thử đi xe điện đường dài, nhà báo Úc kết luận vẫn phải ‘thủ sẵn’ xe xăng

Bài và ảnh: TUẤN CAO

Nhà sáng lập và cũng là Giám đốc điều hành của Dat Bike – Nguyễn Bá Cảnh Sơn – có quê hương tại Đà Nẵng. Ngay từ khi còn là kĩ sư IT tại Thung lũng Silicon [Mỹ], anh đã cùng những người bạn của mình tại ra những chiếc Weaver đầu tiên tại chính garage của mình. Năm 2018, anh từ bỏ công việc mơ ước của biết bao người, trở về Việt Nam và thành lập Dat Bike.

Chắc các bạn còn nhớ, tập 10 Shark Tank Việt Nam mùa 3, Sơn Nguyễn mang chiếc Dat Bike Weaver – đứa con tinh thần mà anh đã dày công nghiên cứu khi còn ở bên Mỹ với mong muốn thay đổi cách thức di chuyển của người Việt Nam – lên kêu gọi vốn với mong muốn sớm biến mong ước của mình thành sự thật. Mặc dù nhận vô số “gáo nước lạnh” từ các Shark, Sơn Nguyễn vẫn nhận được khoản đầu từ 60.000 USD đến từ Shark Hưng.

Nguyễn Bá Cảnh Sơn – Founder và là CEO của Dat Bike.

Tưởng chừng câu chuyện sẽ chỉ có vậy, thế nhưng, cách đây chỉ vài tháng thôi, Dat Bike của Sơn Nguyễn đã nhận được khoản đầu từ lên tới 2.6 triệu USD tại vòng gọi vốn tại pre-Series A. Số tiền này đến từ các nhà đầu tư có tiếng mà dẫn đầu là Jungle Ventures, cùng các đơn vị khác như Wavemaker Partners, Hustle Fund và iSeed Ventures.

Ngoài việc đầu tư vào con người, thì chắc chắn, sản phẩm cũng là yếu tố khiến các Shark xuống tiền. Chiếc Weaver – chiếc xe mang tâm tư “thay đổi cách thức di chuyển của người Việt” có gì hấp dẫn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Khác với ô tô điện khi các yếu tố quan trọng cấu thành nên chiếc xe bao gồm: pin, hệ thống sạc, phần mềm quản lý, phần cứng thì ở xe máy điện, mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều với hai thứ quan trọng nhất: pin và động cơ.

Dat Bike Weaver “zin”.

Pin được sử dụng trên Dat Bike Weaver là pin Lithium-Ion 72V 29ah có tên gọi Dat Battery. Cục pin này được phát triển tại Việt Nam dựa trên công nghệ của LG. Theo như Dat Bike công bố, cục pin này giúp cho chiếc Weaver có thể di chuyển quãng đường 100km với vận tốc là 35km/h. Bên cạnh đó, Dat Bike cũng tự tin nói rằng cục pin này có tuổi thọ là 10 năm hoặc 100.000km.

Thứ hai là phần động cơ, Dat Bike Weaver không dùng xích truyền động như VinFast Theon mà động cơ điện được đặt ở phía bánh sau. Động cơ này đến từ QS Motor, đây là công ty chuyên sản xuất các motor điện cũng như các sản phẩm liên quan có tuổi đời hơn 16 năm tuổi và là trong những hãng sản xuất lớn tại Trung Quốc.

Cùng với đó Dat Bike khẳng định chiếc xe vẫn có thể vận hành tốt khi di chuyển trên những cung đường ngập 50 cm khiến người dùng Việt Nam có thể yên tâm tham gia giao thông trong những ngày mưa ngập đặc thù.

Chiếc Weaver trong bài viết đã được nâng cấp về mặt ngoại thất bởi xưởng độ Zife – một trong những xưởng độ xe thiên hướng classic có tiếng tại Hà Nội. Với tên gọi đầy đủ là Dat Bike Weaver Voltrack, chiếc xe máy điện Việt giờ đây đã có ngoại hình cuốn hút, cứng cáp hơn rất nhiều so với chiếc Weaver zin – vốn có phần ngoại hình dị biệt và “còi cọc”.

Dễ dàng thấy ngay khi lướt qua đó là phần qua phần quây được thiết kế riêng. Phần quây này che đi phần pin cũng như bảo vệ bộ phận này, đồng thời nhờ thiết kế theo dáng xe nên vẻ ngoài chiếc xe đã trở nên thẩm mỹ hơn rất nhiều

Tên bản độ được đặt ngay trên phần quây.

Tiếp theo là phần bình xăng được gò riêng cho bản độ, và tất nhiên đây chỉ là bình xăng giả. Đây vừa là hộc để đồ, vừa giúp cho người lái xe có thêm điểm tựa khi di chuyển. Dat Bike cũng cung cấp thêm tùy chọn túi lắp thêm ở vị trí này với chất liệu được làm bằng da. Chưa kể chi tiết bình xăng gò từ Zife được đánh giá cao bởi thiết kế cũng như độ bền, độ vững chắc khi người lái tựa vào khi điều khiển xe.

Thêm vào đó, khung càng của chiếc Weaver Voltrack cũng đã được nâng cấp để đáp ứng được nét thiết kế Tracker. Khung yên xe được làm rộng ra với bộ khung uốn kết hợp với khung chính của xe như xu thế của xe độ hiện tại. Phần gắp sau của xe cũng đã được kéo dài để dáng xe trường xe hơn, tăng cường khả năng ổn định khi di chuyển.

Điểm thay đổi khác biệt tiếp theo đó là phần bánh xe. Mâm xe “mượn” từ mô tô với kích thước 17 inch. Cặp vành này cũng được trang bị theo một cặp lốp dày dặn và hoành tráng hơn rất nhiều, giúp xe có ngoại hình cơ bắp hơn.

Ngoại hình thay đổi là vậy, còn vận hành thì sao? Mô tả ngắn gọn bằng hai từ thôi: thích và sợ.

Tại sao lại là hai trạng thái đối lập nhau như vậy?

Weaver có công suất tối đa là 5kW tương đương với khoảng 6.7 mã lưc, một con số khá khiêm tốn, nhưng lại sở hữu đến 32 Nm mô men xoắn cực đại. Để dễ hình dung con số “32Nm” ấn tượng ra sao, hay cùng điểm qua vài cái tên: chiếc hyper-underbone Suzuki Raider 150 sở hữu 13.8 Nm mo-men xoắn, chiếc KTM Duke 390, chiếc xe “hổ báo” bậc nhất phân khúc 300-400cc cũng chỉ có 37Nm mo-men xoắn.

Để đạt được con số 13.8 và 37 ấy, bạn sẽ phải chuyển số, vặn ga đến số vòng tua nhất định.

Nhưng với một động cơ điện, không có sự hao hụt công suất do ma sát, không cần đến những vòng tua, mỗi cứ xoắn ga của bạn đều sẽ được đáp ứng ngay tắp lự. Lần đầu tiếp xúc với chiếc xe, nếu mang tâm thế “ôi dào ơi cái xe điện thôi mà”, bạn hoàn toàn có thể bị chiếc xe hất tung ra khỏi yên xe với ngần ấy mo-men xoắn cũng như trong lượng tổng thể chỉ đâu đó 100kg. Cảm giác chiếc xe kéo người lái vút về phía trước, với không một chút trễ nải, âm thầm và nhanh như dòng điện rất dễ gây nghiện khi bạn đã quen với nết chạy của chiếc xe. Còn không, bạn sẽ luôn trong tâm thế cảnh giác mỗi lần khi di chuyển trong phố.

50km/h hay 80km/h đều rất dễ dàng đạt được. Âm thầm và tốc độ, nếu không để ý bảng đồng hồ, bạn rất dễ vượt quá tốc độ quy định.

Mặc dù sở hữu phần phần phuộc trước khá xịn xò khi là phuộc Up Side Down có thể tùy chỉnh, nhưng vì chỉ là đồ “cây nhà lá vườn” nên khi di chuyển, lực tác động lên cổ tay khá nhiều. Đồng thời, phuộc sau dù đã được lắp theo một nghiêng lớn hơn so với zin, nhưng hiệu năng cũng không khá hơn phuộc trước là bao. Có lẽ, với trọng lượng bản thân chỉ rơi vào khoảng 100kg, thân xe chưa đủ áp lực để khiến bộ phuộc hoạt động một cách hoàn hảo, nếu chỉ di chuyển với tốc độ tầm thấp và trung trong phố, bạn sẽ vẫn cảm thấy ổn với bộ phuộc này.

Weaver sở hữu phanh đĩa trước – sau, thỏa mãn rất tốt về măt thị giác nhưng trải nghiệm thực tế, cụm phanh 1 piston chưa đủ sức để kiềm hãm sức mạnh của chiếc xe. Bạn sẽ cần tác động vào phanh sớm và nhiều lực hơn so với các mẫu xe còn lại. Một cụm phanh 2 piston sẽ phù hợp hơn với chiếc xe này.

Nhìn chung, Dat Bike Weaver là một chiếc máy điện mới lạ, pha trộn chất cá tính và sự mê hoặc. Mặc dù chưa có nhiều công nghệ hiện đại, nhưng Dat Bike Weaver vẫn xứng đáng là một mẫu xe đáng để trải nghiệm trong dòng chảy ngày càng mạnh mẽ của trào lưu điện hóa phương tiện đi lại.

Video liên quan

Chủ Đề