Đánh giá soạn bài văn bản văn học

Chúng ta đã làm quen và tiếp xúc với rất nhiều loại văn bản như văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận,…Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Phạm Hữu Cường [giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] tìm hiểu thêm về “Văn bản văn học”.

I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

-Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

-Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, thường hàm súc, gợi liên tưởng, tưởng tượng.

Thể loại của các văn bản văn học:

  • Chiếu dời đô: Chiếu
  • Bến quê: Truyện ngắn
  • Cảnh ngày hè: Thơ
  • Hịch tướng sĩ: Hịch

-Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

II. Cấu trúc của văn bản văn học

1. Tầng ngôn từ, từ ngữ âm đến ngữ nghĩa

Ngữ nghĩa và ngữ âm của từ ngữ giúp ta hiểu và cảm nhân văn bản qua ngôn từ trong văn bản

2. Tầng hình tượng

Hình tượng được sáng tạo nhờ những chi tiết cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng mà có sự khác nhau.

3. Tầng hàm nghĩa

Tầng hàm nghĩa là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản mà nhà văn muốn gửi gắm, kí thác, những thể nghiệm về cuộc sống.

III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

Từ văn bản văn học [chưa tác động đến xã hội] -> Độc giả [đọc, đánh giá]-> Tác phẩm văn học [tác động đến con người, đến cuộc đời].

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn văn lớp 10.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, rất cần thiết và hữu ích.

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Kính mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

1. Định hướng

a. Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện là nêu lên ý kiến phân tích và nhận xét của mình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Cũng như viết, việc thuyết minh để giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm truyện có thể tập trung vào một phương diện hoặc vấn đề nổi bật nào đó. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Với phần Nói và nghe, các em cần chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình, kết hợp với lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để trình bày lại nội dung đã viết trước người nghe.

b. Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện, các em cần:

- Đọc lại truyện, tìm hiểu, ghi nhớ các thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt truyện, nắm vững đặc sắc hình thức và nội dung của truyện.

- Xem lại dàn ý đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để bổ sung ý mới so với bài đã viết [nếu có], điều chỉnh dàn ý cho phù hợp với yêu cầu của việc thuyết trình.

2. Thực hành

Đề bài: Chọn một trong hai vấn đề sau để trình bày trước lớp:

[1] Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” [trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung].

[2] Giới thiệu đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Gợi ý:

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản và các tài liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm.

- Đọc lại dàn ý và bài viết đã thực hành ở phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình [tranh ảnh, máy chiếu…]

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết, bổ sung [nếu cần] và những chỗ cần lược bỏ, cần nhấn mạnh trong bài nói.

- Lập dàn ý: Xem lại dàn ý và nội dung đã làm ở phần Viết. Tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp với trình tự bài nói. Các em cần lưu ý:

  • Cân nhắc yêu cầu mới trong bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện để bổ sung ý mới , sắp xếp lại các ý cho mạch lạc, phù hợp với nội dung bài nói. Bố cục của bài này tương tự bố cục ba phần của bài viết.
  • Cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà đề bài đã yêu cầu.

c. Nói và nghe

Dựa vào nội dung bài nói để chuẩn bị thực hiện thuyết trình.

Chủ Đề