Đánh giá hội văn học nghệ thuật

Diễn ra vào sáng 20/12, Hội thảo khoa học “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới” do Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Hội VHNT các DTTSVN) tổ chức đã đánh giá những thành tựu cũng như những mặt tồn tại trong những năm qua để xác định các định hướng phát triển trong thời kỳ mới.

Qua 15 năm thực hiện nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Hội VHNT các DTTSVN đã tích cực tổ chức hàng trăm chuyến đi thực tế, bồi dưỡng sáng tác cho hơn 30 lớp cho các tác giả trẻ, khích lệ hội viên sáng tạo nhiều công trình, tác phẩm.

Đến nay, nhiều tác giả đã đoạt giải trong nước và quốc tế, các tác phẩm xuất sắc đều thể hiện thành công cả hình thức và nội dung, nhưng trên hết là yếu tố văn hoá. Đây chính là yếu tố quan trọng nhắc nhở tác giả trẻ về sự tiếp thu có chọn lọc, kết hợp khéo léo giữa cái mới và bản sắc truyền thống dân tộc.

Đánh giá hội văn học nghệ thuật

Hội thảo khoa học “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.

Ông Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho rằng: “Mỗi một giai đoạn đều có trách nhiệm của người cầm bút, của văn nghệ sỹ đối với thời đại của mình, chẳng hạn như từ trước đối với cuộc kháng chiến trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Thế nhưng bây giờ là công cuộc xây dựng mới, đòi hỏi những người viết phải có kiến thức mới, hiểu biết mới về thời đại, nhất là thời đại mà chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi rất nhiều, kể cả kinh tế xã hội, về mặt lực lượng, nhất là giới trẻ hiện nay, càng ngày sự hiểu biết họ càng nhiều hơn. Vậy thì nắm bắt tâm lý của thời đại để phản ánh trong tác phẩm văn học nghệ thuật lại là một câu chuyện".

Cùng việc định hình phong cách viết trong thời đại mới, một số tác giả cũng băn khoăn về thực trạng “già hoá” trong Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, lực lượng tác giả trẻ ngày càng mỏng, rất nhiều dân tộc có dân số đông, có bề dày văn hoá phong phú nhưng không có tác giả trẻ sáng tác.

Theo anh Nông Quang Khiêm, thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái, Hội cần có nhiều chương trình, hoạt động phong phú hơn để thu hút sự tham gia của các tác giả trẻ.

“Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong những năm qua đã có sự quan tâm và có những giải pháp nhưng để hoạt động được mạnh hơn, tập hợp được phong trào, thu hút được các tác giả trẻ nhiều hơn, tôi nghĩ cần phải có nhiều hoạt động như có thể mở thêm các trại sáng tác, mở thêm các cuộc thi. 

Từ các cuộc thì có thể phát hiện thêm các tác giả trẻ dân tộc thiểu số, chúng ta có thể mở thêm các lớp bồi dưỡng văn học, các cuộc tọa đàm, cũng có thể tổ chức những cuộc tọa đàm trực tuyến, vừa không tốn kém mà lại mang lại hiệu quả" - anh Khiêm chia sẻ.

Nhằm nâng cao chất lượng của các tác phẩm văn học, nghệ thuật đậm chất dân tộc trong thời đại mới,  PGS.TS Trần Thị Việt Chung, trường Đại học Thái Nguyên cho rằng cần thực hiện 3 nhánh giải pháp để phát huy vai trò, nhiệm vụ của công tác nghiên cứu lý luận và phê bình trong giai đoạn phát triển mới của đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay.

Theo PGS.TS Trần Thị Việt Chung: “Cần phải củng cố xây dựng đội ngũ những người làm nghiên cứu lý Luận phê bình văn học dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo hơn, trẻ hơn, có sự am hiểu sâu sắc về bản sắc văn hóa các tộc người dân tộc thiểu số Việt Nam.

Thứ hai, cần phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo hơn nữa về tác giả tác phẩm văn học, cụ thể được đánh giá cao như là đạt giải thưởng Nhà nước giải thưởng của Hội Nhà văn, giải thưởng ASEAN.

Thứ 3, cần tạo điều kiện, đầu tư một cách xứng đáng hơn đối với những người làm công tác nghiên cứu lý uận, phê bình văn học nói chung văn học dân tộc thiểu số nói riêng, về cả tinh thần và vật chất. Ví như có chế độ đặt bài, chế độ viết các công trình nghiên cứu luận, phê bình với mức chi nhuận bút xứng đáng”.

Một vấn đề nữa được nhiều diễn giả quan tâm là mong muốn cơ chế tài chính thoả đáng, ổn định để tạo điều kiện cho Hội phối hợp với các tổ chức trong nước và nước ngoài giới thiệu, phổ biến những tác phẩm xuất sắc tới đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế./.

(HNMO) - Ngày 11-11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các hội chuyên ngành trong tình hình mới” với sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ các chuyên ngành của Thủ đô.

Đánh giá hội văn học nghệ thuật

Cuộc tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các hội chuyên ngành.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh, với 9 hội chuyên ngành, mục tiêu của Đại hội XIII Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đặt ra là từng bước đổi mới mô hình, phương thức hoạt động của các hội, khơi dậy mọi tiềm năng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Để làm được điều đó, đội ngũ lãnh đạo các hội chuyên ngành cần ý thức rõ trách nhiệm và vị trí của mình, nhận thức sâu sắc về tính chất đặc thù của hội; tích cực hỗ trợ hoạt động sáng tạo và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị đến với công chúng Thủ đô và cả nước.

Tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi tâm huyết của đại diện các hội chuyên ngành. Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội Bành Thị Mai Phương nêu ý kiến, trong thời đại công nghệ thông tin, các hội chuyên ngành như Hội Điện ảnh Hà Nội đã tận dụng lợi thế của hình thức sinh hoạt trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội để kịp thời nắm bắt, trao đổi thông tin và có những quyết định kịp thời về các hoạt động của hội. 

Bên cạnh đó, Hội Điện ảnh Hà Nội cũng tổ chức nhiều buổi chiếu phim mới của hội viên, giao lưu những các đoàn làm phim để hội viên trau dồi và nâng cao chuyên môn. Hội cũng tổ chức liên hoan phim ngắn về đề tài Hà Nội nhằm thúc đẩy phong trào sáng tạo của các nghệ sĩ, khuyến khích và tôn vinh những tác phẩm điện ảnh với phong cách độc đáo, ngôn ngữ điện ảnh đa dạng, thể hiện cái nhìn mới mẻ, sáng tạo, nhiều màu sắc về mảnh đất và con người Hà Nội, trong đó chú trọng thu hút những nhà làm phim trẻ...

Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Trực, Hội Sân khấu Hà Nội cho rằng, xu thế, tốc độ phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang dần trở thành nhận thức chung của nhiều quốc gia, tiếp tục được coi là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển toàn diện và bền vững, tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc tế, đem lại giá trị nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

“Việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giao lưu về văn hóa, nghệ thuật giữa các vùng miền, khu vực và quốc tế là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Muốn làm tốt được việc đó, các hội chuyên ngành phải tích cực mở rộng, giao lưu quốc tế, trở thành cầu nối giữa văn nghệ sĩ các nước, đề xuất cơ chế, chính sách với cơ quan quản lý trong hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa, văn học, nghệ thuật quốc tế…”, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Trực nêu.

Tại tọa đàm, đại diện hội chuyên ngành về kiến trúc, múa, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh… cũng đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng hội viên theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ; nâng cao chất lượng các trại sáng tác, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, các cuộc thi sáng tác chuyên đề nhằm thu hút, tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ sinh hoạt và sáng tác; hỗ trợ các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật về chất lượng sáng tác và tổ chức sinh hoạt nhằm từng bước bồi dưỡng và phát triển lực lượng.

Nhiều giải pháp về việc công bố, phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật nhận được sự đồng tình như đăng tải trên website, trang mạng xã hội chính thức của hội, thông qua các kênh phát thanh, truyền hình uy tín…