Đăng ký về quê từ hà nội ở đâu

Ngày 05/8/2021, Thủ tướng ra Công điện khẩn số 1068 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tại các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 là “ai ở đâu ở yên đấy”

Bất cứ việc di chuyển tự phát nào để về quê, dù là bằng phương tiện cá nhân, cũng là không được phép và người dân buộc phải quay đầu xe.

Người dân chỉ được về quê nếu tỉnh, thành mà người dân đang sinh sống, làm việc phối hợp với địa phương nơi người dân có thường trú lên phương án hỗ trợ đưa người dân trở về. Khi về quê, người dân phải thực hiện cách ly y tế theo quy định của địa phương.

Xem thêm: Giải đáp chi tiết có được về quê khi đang giãn cách xã hội?

2. Biết rõ trường hợp nào được ra ngoài 

Các tỉnh, thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị 16 đều quy định rất rõ các trường hợp người dân được ra ngoài đường.

Theo Chỉ thị 17/CT-UBND của Hà Nội, người dân chỉ được ra ngoài khi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở được phép hoạt động.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, theo quy định mới nhất tại Kế hoạch số 2798/KH-UBND, người dân không được đi mua hàng trực tiếp mà sẽ được đi chợ hộ, lương thực, thực phẩm sẽ được mang đến tận nhà. Thành phố cũng quy định cụ thể 16 trường hợp được ra đường từ ngày 23/8/2021.  

3. Nhận tiền hỗ trợ Covid-19

Nếu như người kẹt lại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là những người lao động tự do, thì theo Nghị quyết 68/NQ-CP, sẽ được nhận hỗ trợ lên đến 1,5 triệu đồng. Điều kiện, chính sách hỗ trợ sẽ do các địa phương quy định cụ thể. Tuy nhiên, điều kiện chung để nhận được hỗ trợ là người lao động tự do ngoại tỉnh phải có đăng ký tạm trú tại đây.

Nếu như là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương thì được hưởng hỗ trợ theo 02 mức là 1,855 triệu đồng/người và 3,710 triệu đồng/người (tùy vào thời gian nghỉ việc);

Nếu như là người lao động bị ngừng việc, phải cách ly y tế hoặc trong khu vực phong tỏa thì được nhận hỗ trợ 01 triệu đồng/người;

Nếu như là người lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng hỗ trợ 3,7 triệu đồng/người.

Những người ngoại tỉnh “kẹt” ở lại các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần nắm rõ mình thuộc trường hợp nào để làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ, giúp vơi bớt khó khăn trong thời gian này.

4. Đăng ký nhận nhu yếu phẩm qua Zalo

Nếu như có hoàn cảnh khó khăn, cần lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, người dân ngoại tỉnh có thể sử dụng tính năng Zalo Connect trên ứng dụng Zalo.

Đây là tính năng kết nối những người gặp khó khăn, cần giúp đỡ trong vùng dịch với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. Tại đây, người dân có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người người đang ở gần vị trí của mình nhất về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm…

Xem thêm: Cách nhận hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm qua Zalo

5. Đăng ký tiêm vắc xin ngay khi có cơ hội

Vắc xin đang là tấm lá chắn hữu hiệu nhất đối với người dân trước nguy cơ nhiễm Covid-19. Vì thế, những người ngoại tỉnh đang kẹt lại ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng cần đăng ký tiêm vắc xin ngay khi có cơ hội, có thể đăng ký tiêm theo cơ quan, doanh nghiệp mình đang làm việc hoặc ở phường nơi mình đang cư trú.

Tin vui dành cho người ngoại tỉnh là không cần có đăng ký tạm trú vẫn có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hiện nay đang hạn chế nên chưa thể tiêm ngay sau khi đăng ký.

Trên đây là 5 thông tin liên quan đến câu hỏi Cần làm gì khi đang kẹt tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh? Nếu bài viết chưa thể giải đáp hết những băn khoăn của bạn, vui lòng liên hệ với LuatVietnam qua số tổng đài 1900.6192, bấm phím số 0 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mới đây, ngày 15/9/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 3084/UBND-KGVX về điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, hiện nay, Thành phố chỉ còn:

- 01 quận nguy cơ rất cao là Thanh Xuân.

- 02 quận nguy cơ cao là Hoàng Mai và Đống Đa.

- 09 quận, huyện nguy cơ là Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trung, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng.

- 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

Cũng tại Công văn này, từ 12 giờ ngày 16/9/2021, các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng được phép hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập, sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, ăn uống (mang về và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày).

Cụ thể, danh sách 19 quận, huyện này được Sở Y tế liệt kê tại Công văn số 14625/SYT-NVY gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.

Khi đi lại trong phạm vi các quận, huyện này, người dân sẽ không cần Giấy đi đường. Hiện nay, tại 39 chốt trực, công an Hà Nội cũng không còn kiểm soát Giấy đi đường ở vùng xanh.

Tuy nhiên, để được về quê thì những người ở vùng xanh tại Hà Nội cũng cần phải xem xét chính sách tiếp nhận và cách ly tập trung tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Về phía Hà Nội

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, sau khi liên hệ tổng đài 1022 của TP. Hà Nội, người dân ở Hà Nội thuộc vùng xanh khi có nhu cầu về quê thì cần chuẩn bị:

- Phiếu xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng test nhanh hoặc RT-PCR còn hiệu lực trong 72 giờ.

- Giấy tờ tùy thân.

- Giấy xác nhận của phường nơi người dân đang sinh sống.

Về phía các tỉnh, thành khác

Tùy thuộc vào từng chỉ đạo của các tỉnh, thành khác nhau mà yêu cầu với người từ Hà Nội về cũng khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số tỉnh, thành như:

Tại Hải Phòng

Theo Công văn số 6459/UBND-VX ngày 14/9/2021 của UBND TP. Hải Phòng,:

- Người về từ vùng xanh ở Hà Nội cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày thứ 14, nếu âm tính sẽ kết thúc việc cách ly.

- Người về Hải Phòng từ vùng đỏ, vùng vàng của TP. Hà Nội phải cách ly tập trung 14 ngày.

Tại Ninh Bình

Theo Công văn số 584/UBND-VP6 ngày 10/6/2021:

- Người từ vùng xanh, vùng cam Hà Nội về Ninh Bình: Phải cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày (khác khu vực cách ly người từ vùng đỏ); lấy mẫu xét nghiệm tối thiểu 02 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 14 hoặc ngay khi đang thực hiện cách ly nếu nghi ngờ mắc bệnh.

- Về từ vùng đỏ TP. Hà Nội: Cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày, sau đó cách ly tại nhà 14 ngày; lấy mẫu xét nghiệm tối thiểu 04 lần vào ngày 01, 07, 14 và 28 của toàn bộ giai đoạn cách ly hoặc ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Tại Thanh Hóa

Theo Quyết định số 3604/QĐ-UBND ngày 14/9/2021:

- Người về từ vùng có dịch: Với người từ các tỉnh, khu vực đang giãn cách theo Chỉ thị 16 thì không ra khỏi tỉnh, thành phố, khu vực đang giãn cách. Nếu về thì cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm như F1 và sau khi hết cách ly tập trung phải theo dõi tại nhà 14 ngày. Những người này phải tự chi trả các chi phí liên quan đến cách ly.

- Người về từ vùng có dịch khác:

  • Trước khi vào tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng test nhanh hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ.
  • Với người đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin hoặc được công bố khỏi bệnh thì theo dõi tại nhà 07 ngày kể từ ngày về, xét nghiệm ngày đầu và ngày thứ 07.
  • Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 02 mũi vắc xin: Cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày về địa phương, xét nghiệm 03 lần vào ngày thứ 01, 07 và 14. Người cách ly phải tự trả chi phí. Hết cách ly phải tự theo dõi tại nhà 14 ngày…

Như vậy, người từ vùng xanh Hà Nội về các tỉnh, thành phố khác cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của TP. Hà Nội và của từng địa phương.

Đăng ký về quê từ hà nội ở đâu

Người ở vùng xanh Hà Nội cần điều kiện gì để được về quê? (Ảnh minh họa)

Người ở các tỉnh khác có được về Hà Nội không?

Theo phân tích ở trên, mặc dù 39 chốt tại TP. Hà Nội đã không kiểm soát Giấy đi đường của người dân nhưng 23 chốt kiểm soát phòng, chống dịch tại các cửa ngõ vào Thủ đô vẫn được duy trì.

Do đó, để người từ cách tỉnh, thành phố khác về Hà Nội thì phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát người ra/vào Thành phố theo Công văn số 2434/UBND-KT ngày 29/7/2021. Cụ thể:

- Người ở tỉnh, thành khác vào TP. Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám… tại TP. Hà Nội: Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến; Căn cước công dân, kết quả xét nghiệm âm tính bằng PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày).

- Vào TP. Hà Nội vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Có giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và Giấy đi đường theo mẫu.

- Người dân ra khỏi Hà Nội trước ngày 24/7/2021 và muốn quay lại Hà Nội; người bán hàng hóa thiết yếu từ các tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh việc buôn bán, kết quả xét nghiệm âm tính bằng PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày)…

Xem thêm: Hà Nội: Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường

Đồng thời, tại Công văn số 3046, UBND TP. Hà Nội giao Công an Thành phố cùng các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn công tác; xe vận chuyển trang thiết bị phòng, chống dịch; người đi khám, chữa bệnh; làm thủ tục visa tại các Đại sứ quán; đến sân bay Nội Bài để xuất cảnh ra nước ngoài…

Trên đây là phân tích về vấn đề người ở vùng xanh Hà Nội cần điều kiện gì để được về quê? LuatVietnam sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ người đọc về các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19 tại tổng đài 1900.6192.

>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 có được về quê không?