Củ khoai tây mọc ở đâu

Bạn có biết có khoảng 5.000 giống khoai tây trên toàn thế giới và mỗi năm trong chế độ ăn uống của bạn có trung bình 33 kg khoai tây không. Vậy sao chúng ta không thử trổ tài chăm bón khéo léo của “thợ làm vườn tại gia” bằng cách trồng khoai tây tại nhà nhỉ?

  • Bí ngô mini - ý tưởng tuyệt vời cho khu vườn nhỏ trong nhà phố
  • Tự trồng dưa chuột tại nhà: làm đẹp và làm xanh không gian sống
  • Bà nội trợ mê mẩn với cà rốt mini trồng trong nhà phố

Cây khoai tây là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Khoai tây được xếp vào nhóm cây vụ đông ưa lạnh. Loại cây này vừa dễ trồng, ít công chăm sóc, thích nghi với nhiều loại khí hậu lại phát triển rất dễ dàng trong những không gian nhỏ như các loại chậu, thùng. Hơn nữa, bạn có thể biến chế biến vô số món ăn tuyệt vời với khoai tây như salad, khoai tây chiên, soup.


Các bước thực hiện:


Chuẩn bị:


-Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thoát nước và giữ ẩm tốt.


-Củ giống hoặc hạt giống: Củ giống phải có khối lượng ít nhất 50gram trở lên, đường kính củ >4,5cm. Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ, nhiều nơi bà con nông dân trồng khoai tây bằng miếng bổ để tiết kiệm củ giống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.


Theo cách làm đơn giản truyền thống thì sau khi bổ cần chấm xi măng khô để củ giống không bị thối nếu sau khi trồng gặp mưa. Củ khoai tây cần điều kiện bảo quản cao, nó dễ bị nấm mốc khiến thối củ. Ngược lại, hạt khoai tây có thể lưu trữ trong nhiều năm mà không bị hỏng. Vậy nên nếu bạn không phải là nông dân thực thụ thì hãy trồng bằng hạt hoặc cả củ nhé.


Củ khoai tây mọc ở đâu

Củ giống khoai tây.


-Chậu trồng: Chậu, xô hoặc thùng sơn.


-Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp.


Giai đoạn 1: Thúc củ lên mầm


Bạn đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát tạo điều kiện cho chúng nảy mầm. Nếu muốn cây nẩy mầm nhanh bạn nhớ lưu ý là nơi đặt chúng phải thoáng mát, hoặc bạn có thể vùi trong cát ẩm để kích thích quá trình nảy mầm nhanh. Khi củ nảy mầm được khoảng từ 2-3cm thì bạn có thể đem đi trồng.


Bạn lưu ý giai đoạn này tuyệt đối không được tưới nước lên khoai. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phân. Khi khoai lên mầm hơi nhú là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng nhé.


Củ khoai tây mọc ở đâu

Củ nẩy mầm.


Giai đoạn 2: Trồng khoai tây vào chậu


Với các loại chậu làm từ xô hoặc vỏ thùng sơn bạn cần tạo các lỗ thoát nước cho chậu trước khi trồng cây. Khi mầm được 2- 3 cm bạn đem trồng vào chậu bằng cách vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây. Tạo khoảng cách rộng rãi để cây phát triển được thoải mái. Khoảng cách với củ bình thường là 1m2 trồng 5-6 củ, cách nhau 25-30 cm.


Củ khoai tây mọc ở đâu

Cây khoai tây khi nảy mầm khoảng10-15cm.


Giai đoạn này bạn cần lưu ý giữ cho đất đủ ẩm thì sau khi trồng 10 - 15 ngày khoai tây sẽ mọc đều.


Giai đoạn 3: Chăm sóc


Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt. Bạn nên tưới nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô. Khí hậu mát mẻ và ẩm ướt là điều kiện đủ cho rễ cây hút nước từ đất để tạo thành tinh bột trong củ.


Giai đoạn 4: Trưởng thành và thu hoạch


Khi cây đã trưởng thành cao khoảng 50-60cm, bạn thêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu để thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.


Cây trưởng thành có ra hoa và quả. Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch hoặc khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được nhé. Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được nhé.


Vụ khoai tây sớm thường cho thu hoạch vào đầu mùa hè. Trước khi thu hoạch, bạn có thể cào một ít đất để xem củ khoai đã đủ lớn hay chưa. Chính vụ sẽ sẵn sàng thu hoạch vào giữa mùa hè và trái vụ thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa hè sang mùa thu.


Giờ thì thu hoạch nào, bạn chỉ cần đổ toàn bộ đất trong thùng ra và gom nhặt thành quả của mình thôi. Lưu ý nhỏ trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần bạn không tưới nước để cho đất khô ráo nhé.


Củ khoai tây mọc ở đâu


Củ khoai tây mọc ở đâu

Thu hoạch khoai tây.


Bạn đã mê chưa nào, cùng tự trồng khoai tây theo phong cách của riêng mình nhé! Ngoài ra cây khoai tây xanh lá, nó cũng góp phần làm đẹp cho khu vườn tại gia của bạn.


Củ khoai tây mọc ở đâu

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Potato

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Là loại củ mọc trên rễ, có nguồn gốc ở Nam Mỹ và được đưa đến châu Âu trong thế kỷ 16 sau đó đã được trồng rộng rãi trên thế giới. Là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô.

Khoai tây ở Việt Nam chủ yếu trồng vào vụ đông, một số nơi có khí hậu lạnh, như Lâm Đồng, Lào Cai được trồng vụ thu, hoặc vụ xuân hè.

Tổng diện tích trồng khoai tây hàng năm của cả nước khoảng từ 25.000 - 30.000 ha, tập trung ở các tỉnh đồng bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Sản lượng khoai tây ở Việt Nam bao gồm hơn 10 giống. Giống Thường Tín vẫn còn được trồng khoảng 8,5% diện tích cả nước, nhất là các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định và Ninh Bình. Các giống nhập từ châu Âu như Diamant, Mariella và Nicola đang được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng với 15,19% tổng diện tích. Đặc biệt giống VT2 của Trung Quốc chiếm tới 66% tổng diện tích khoai tây vì nó cho năng suất khá cao (khoảng 16-20 tấn/ha).

Mô tả sơ bộ về cây khoai tây (Potato)

cây khoai tây (Potato) là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa.

Củ khoai tây mọc ở đâu

cây khoai tây (Potato) là cây lưu niên thân thảo

Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt.

Củ khoai tây mọc ở đâu

(A) Củ giống khoai tây mọc mầm; B) cây khoai tây (Potato) đang hình thành củ; (C) cây khoai tây (Potato) phát triển thân lá; (D) Hoa cây khoai tây (Potato).

Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoai tây mới được trồng từ hạt khác biệt với trồng bằng củ giống. Cắt trái khoai tây và ngâm xuống nước, hạt giống tách ra và chìm xuống phía dưới sau một ngày ngâm. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng các loại củ, miếng củ. Một số giống khoai tây thương mại không được sản xuất tất cả từ hạt giống (do giống không thuận lợi để ra hoa) mà được trồng bằng củ, gây nhầm lẫn với các loại củ và miếng củ bị gọi là hại giống.

Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây (Potato): Khoai tây là một cây trồng có ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông. Do khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày) nên không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.

Giá trị dinh dưỡng trong củ khoai tây

Trong 100g khoai tây có: hydratcabon 19g (trong đó có 15g tinh bột, 2,2g chất xơ), 0,1g chất béo, 3g protein và 79g nước. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa vi chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt là các vitamin (bao gồm vitamin B1: 0,08mg (8%), vitamin B2: 0,03mg (2%), vitamin B3: 1,1mg (7%), vitamin B6 (19%), vitamin C: 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắt 1,8 mg, magiê 23 mg, photpho 57 mg, kali 421 mg, natri 6 mg.

Độc tính của khoai tây

Khoai tây chứa những hợp chất độc hại được biết đến như là các glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanin và chaconin. Solanin cũng được tìm thấy trong một số cây như cây bạch anh độc, thiên tiên tử (Hyoscyamus niger), cây thuốc lá (Nicotiana spp.), cà tím và cà chua. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu ớt và nhầm lẫn.

Các sản phẩm từ củ khoai tây

Khoai tây được dùng như một thành phần chính cung cấp chất bột, được chế biến thành nhiều món ăn.

Ngoài ra khoai tây còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: có thể dùng để lên men thành các loại cồn pha một số loại rượu hoặc dùng làm nguyên liệu sinh học, khoai tây cũng trở nên cần thiết trong việc làm đẹp của phụ nữ hoặc có tác dụng trong đông y như một cây thuốc dùng để chữa bệnh, trong tây y khoai tây được sử dụng nhằm chiết một dược chất là solanine là thành phần của các loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau nhức xương khớp, dị ứng, động kinh… 

Củ khoai tây mọc ở đâu

Một thửa ruộng thu hoạch khoai tây ở Yên Bái

Xem thêm Video Clip: Kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông - Truyền hình Yên Bái

Admin tổng hợp từ: Wikipedia, Syngenta

Xem thêm chủ đề: cây khoai tây