Công thức tính trung bình giá cổ phiếu

30 Tháng 12 2021 · 6 phút đọc

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến “trung bình giá cổ phiếu” khi tìm hiểu về đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ ràng về cụm từ này chưa? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn khái niệm trung bình giá cổ phiếu là gì. Và quan trọng hơn là trường hợp nào nên và không nên thực hiện phương pháp này.

Trung bình giá cổ phiếu

Trung bình giá cổ phiếu là phương pháp phân bổ nguồn vốn thành nhiều phần. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, không ai biết được ngày mai thị trường chứng khoán sẽ biến động ra sao. Thế nên rất khó để biết được giá cổ phiếu bao nhiêu là thấp nhất. Cho dù bạn là nhà đầu tư tài ba nhất cũng không thể biết chắc được. Áp dụng phương pháp này giúp nhà đầu tư sở hữu nhiều cổ phiếu tiềm năng. Trong trường hợp giá cổ phiếu đó giảm thấp hơn nữa, bạn cũng không sợ bỏ lỡ cơ hội mua.

Video giải thích về định nghĩa trung bình giá cổ phiếu

Ví dụ, bạn có 50 triệu đồng và bạn muốn mua cổ phiếu của ngân hàng Techcombank [TCB]. Mã chứng khoán TCB hiện đang có mức giá là 50.000 đồng. 

  • Trường hợp 1, bạn tin chắc rằng cổ phiếu TCB sẽ tăng giá. Vì vậy, bạn dành hết cả 50 triệu đồng để mua 1.000 cổ phiếu trong ngày hôm nay.
  • Trường hợp 2, bạn dành 30 triệu đồng để mua 600 cổ phiếu TCB với giá 50.000 đồng. Sau đó bạn đợi một khoảng thời gian nữa để mua với giá thấp hơn nếu có. Một tháng sau, mức giá của TCB giảm xuống 40.000 đồng. Lúc này bạn có thể mua thêm 500 cổ phiếu TCB và sở hữu tổng cộng 1.100 cổ phiếu. Như vậy, với cùng một số vốn ban đầu, sử dụng phương pháp trung bình giá cổ phiếu đã giúp bạn mua được số lượng nhiều hơn với mức giá thấp hơn. Như trong ví dụ, giá mua đã giảm từ 50.000 đồng xuống 45.000 đồng.

Khi nào nên trung bình giá cổ phiếu?

Phương pháp này giúp nhà đầu tư tận dụng nguồn tiền để mua được nhiều cổ phiếu hơn. Nếu nó mang lại nhiều lợi ích như vậy, có phải lúc nào cũng nên sử dụng không? Câu trả lời là không. Đừng nên “ham rẻ” mà liên tục mua vào khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống. Thay vào đó, bạn chỉ nên trung bình giá trong một khoảng giá mua phù hợp mà thôi. Khoảng giá này như thế nào còn tùy thuộc vào phương pháp đầu tư của bạn. Sử dụng phương pháp phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật sẽ xác định được vùng giá mua. Sau đó, bạn chỉ nên chỉ giải ngân trong vùng giá đó mà thôi.

Ví dụ, bạn sử dụng công cụ Fibonacci trong phân tích kỹ thuật để tìm vùng mua cho cổ phiếu. Bạn xác định được vùng giá mua của TCB là từ 50.000 đến 52.000 đồng. Mức cắt lỗ được thiết lập ở giá 47.000 đồng. Khi đó, bạn có thể áp dụng cách trung bình giá cổ phiếu để mua TCB trong khoảng từ 50.000 – 52.000. Tuy nhiên, khi TCB xuống thấp hơn vùng này thì bạn không nên mua nữa.

Biểu đồ giá của TCB với công cụ Fibonacci

Trong ví dụ về cổ phiếu Techcombank ở trên, nhà đầu tư không nên trung bình giá khi giá đã giảm xuống dưới vùng mua. Lý do là bởi vì vùng giá mua này được bạn định ra theo một giả định cụ thể. Ví dụ như đường giá đã phá vỡ ngưỡng cản của Fibonacci nên giá sẽ tăng. Nếu giả định này bị phá vỡ thì bạn không thể căn cứ vào đó để tiếp tục mua vào. Vì khi đó giả định của bạn có thể đã sai. Việc mua thêm cổ phiếu khi giá giảm xuống dưới vùng mua, thậm chí xuống dưới mức cắt lỗ có thể gây nên rủi ro thua lỗ cho nhà đầu tư.

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này trong trường hợp giá cổ phiếu đã giảm xuống dưới mức nên mua vào. Phương án xử lý tốt nhất lúc này là cắt lỗ và chờ đợi một cơ hội đầu tư mới.

Một ví dụ khác về cổ phiếu Vinamilk [VNM]. Vào tháng 12 năm 2020, một cổ phiếu VNM có giá là 113.000 đồng. Cho rằng giá cổ phiếu có thể sẽ tăng, nhà đầu tư quyết định mua vào. Vài ngày sau, nhận thấy giá cổ phiếu đã giảm xuống 110.000, nhà đầu tư mua thêm để trung bình giá cổ phiếu. Nhưng kể từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021, VNM liên tục giảm giá xuống còn 88.000 đồng. Nhà đầu tư trong ví dụ này đã sai lầm khi thấy giá cổ phiếu càng xuống càng mua thêm. Điều này đã khiến nhà đầu tư lỗ một khoản tiền không ít.

Lịch sử giá cổ phiếu VNM

Phương pháp trung bình giá cổ phiếu là một phương pháp giao dịch mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Bạn có thể dễ dàng áp dụng cách này vào việc phân bổ nguồn vốn của mình để không bỏ lỡ những cơ hội mua cổ phiếu với giá thấp hơn. Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ không lo sợ thị trường giảm điểm mà không có tiền để mua những cổ phiếu tiềm năng. Nếu sử dụng đúng cách, phương pháp này sẽ mang lại cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận lớn. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng  phương pháp giao dịch này trong thị trường chứng khoán.

Có một cách đầu tư mà hầu như các bạn đều đã biết nhưng vẫn hiểu rõ bản chất như nào. Đó chính là chiến lược Trung bình giá. Chiến lược này có thể mang đến hiệu quả giúp tối ưu nguồn vốn khi đầu tư cho các nhà đầu tư mới hoặc chưa có kinh nghiệm.

Vậy liệu cách đầu tư mang tên Trung bình giá có thật sự giúp bạn tối ưu nguồn vốn ban đầu hay không? Cùng Infina khám phá trong bài viết này nào!

Thuật ngữ trung bình giá

DCA [Dollar-Cost Averaging] là chiến lược trung bình giá, hay còn được gọi với 1 cái tên khác: Trung bình chi phí đầu tư. Nghĩa là nhà đầu tư mua được cổ phiếu với giá trung bình do đầu tư dàn thành nhiều lần, thay vì đầu tư một khoản vốn lớn ban đầu.

Chiến lược đầu tư trung bình giá đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay. Đặc biệt là khi diễn biến thị trường ngày càng khó lường, biến động giá mạnh hơn trước.

Ví dụ:

Khi bạn mua 1 quỹ cổ phiếu MAGEF từ nhà phát hành chứng chỉ quỹ Mirae Asset với giá 15.300đ vào tháng 7/2021 và tiếp theo sau đó bạn thấy giá giảm xuống còn 15.000đ vào tháng 8/2021 thì bạn mua tiếp thêm 1 chứng chỉ quỹ nữa.

Tức là bạn đang sở hữu 2 quỹ cổ phiếu với trung bình giá là: [15.300 + 15.000]/2 = 15.150đ => Nếu như khoảng thời gian sau đó bạn thấy giá 1 quỹ MAGEF tăng hơn 15.150đ tức là bạn đã có lời.

Chiến lược trung bình giá có cách thức hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của chiến lược trung bình giá cũng không đến nỗi nào quá khó hiểu. Theo đó sau khi xem xét những yếu tố về giá cả, diễn biến thị trường trong ngắn hạn hoặc dài hạn, loại hình tài sản,.. Nhà đầu tư sẽ chia nhỏ số vốn thành từng phần bằng nhau nhau rồi tiếp tục đầu tư vào loại hình tài sản tiềm năng theo từng giai đoạn.

Như vậy, dù thị trường có diễn biến tăng hay giảm, tổng nguồn vốn của nhà đầu tư vẫn luôn ở đảm bảo mức trung bình. Nguy cơ thua lỗ đã giảm xuống đáng kể. Nói chung cơ chế hoạt động của chính là cách mà nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn theo giai đoạn cụ thể thay vì rót hết vốn một lúc.

Lưu ý: Cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định trung bình giá. Việc trung bình giá có thể giúp bạn về vốn nhanh hơn và gia tăng lợi nhuận nhưng cũng có thể hút tiền của bạn vào thêm và bạn vẫn phải chờ đợi về vốn trong thời gian dài.

Tải Infina ngay tại đây!

Bạn có thể mua chứng chỉ quỹ và áp dụng chiến lược trung bình giá này dễ dàng trên app Infina. Bạn có thể đầu tư chứng chỉ quỹ với số vốn tối thiểu chỉ 100.000đ, từ đó bạn có thể cực kì dễ dàng áp dụng các quy luật cho bản thân ví dụ như đầu tư định kỳ theo từng tuần và DCA nhờ số vốn thấp.

Vì sao nên áp dụng cách đầu tư bình quân giá?

Cho bạn có nhiều sự lựa chọn hơn

DCA giúp giới đầu tư tránh khỏi những bất lợi của việc rót vốn một lần vào một danh mục nào đó. Ví dụ như khi mua một mã cổ phiếu theo kiểu dàn trải sẽ giúp cho nhà đầu tư thu về số lượng cổ phiếu nhiều hơn so với việc mua một lần với mức giá cố định.

Tất nhiên nếu thị trường tăng giá liên tục, số lượng cổ phiếu mua vào sẽ ít hơn dự định. Thế nhưng dù số lượng mua vào có ít hơn nhưng nhà đầu tư vẫn có lãi.

Không cần tốn quá nhiều vốn ban đầu

Đầu tư theo hướng một lần rót vốn thường đòi hỏi số vốn lớn. Tuy vậy việc mua một lần chưa chắc đã đảm bảo số lượng mua vào của loại tài sản sẽ lớn hơn là mua dàn trải. Trong một thị trường đang trong xu thế giảm, nhà đầu tư có cơ hội thu về mức lời cao hơn nếu vận dụng linh hoạt DCA.

Chiến lược này đảm bảo cho số mua vào lớn hơn là khi mua vào trong bối cảnh thị trường chưa giảm sâu.

Hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào lúc thị trường đi xuống

Chỉ cần một lệnh đặt mua hoặc bán sai thời điểm đã đủ để dẫn đến rủi ro, thiệt hại khôn lường, danh mục đầu tư sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.

Không dễ để dự đoán những biến động có khả năng diễn ra trên thị trường. Vậy nên chiến lược trung bình giá DCA có tác dụng làm giảm chi phí mua hàng. Từ đó mang đến lợi nhuận cao hơn cho nhà đầu tư.

Học được cách tiết kiệm có kỷ luật

Áp dụng chiến lược trung bình giá có nghĩa bạn phải bổ sung vốn định kỳ vào danh mục đầu tư. Từ đó hình thành lối tiết kiệm một cách có kỷ luật. Khi đó, số lượng tài sản vẫn không ngừng tăng cho dù giá trị tài sản có đang giảm xuống. Tuy nhiên, nếu thị trường vẫn cứ sụt giảm kéo dài sẽ gây bất lợi cho danh mục đầu tư.

Những ai nên áp dụng chiến lược trung bình giá DCA?

  • Người mới đầu tư có số vốn nhỏ: Chỉ với một số vốn nhỏ, bạn đã hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược DCA. Hơn nữa nếu mới tham gia thị trường, không muốn gặp rủi ro, bạn cũng nên áp dụng chiến lược này.
  • Người đang đầu tư vào các Quỹ mở: Nếu muốn so sánh hiệu quả khi đầu tư vào quỹ mở so với những hình thức khác, bạn nên áp dụng DCA.
  • Người có nhu cầu đầu tư dài hạn: Chiến lược trung bình giá đặc biệt thích hợp với những người có xu hướng đầu tư trong dài hạn. Bởi tổng số vốn đã chia thành những khoản bằng nhau và đầu tư vào một loại tài sản nào đó trong trung hạn và dài hạn.
  • Người không thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tin tức thị trường: Đầu tư theo kiểu trung bình giá thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tin tức thị trường. Vậy nên nếu không quá thường xuyên theo dõi tin tức hoặc không tin vào độ tin cậy của chúng, mọi người cũng nên áp dụng chiến lược DCA.

Kết luận

Vậy là Infina đã chia sẻ về chiến lược trung bình giá – cách đầu tư thông minh dành cho các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm dễ dàng tiếp cận với thị trường chứng khoán và dễ dàng quản lý tài chính cá nhân.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: Bật mí 6 cách quản lý tài chính cá nhân cực kì đơn giản và hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề