Cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật giáo dục đại học là

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Tại Điều 68 của Luật Giáo dục đại học đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học và có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; việc công nhận, thành lập, cho phép thành lập, giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục đại học theo thẩm quyền.

- Quy định chuẩn giáo dục đại học bao gồm chuẩn cơ sở giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý và các chuẩn khác; quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học; ban hành danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, quy chế tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý việc bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học; kiểm định, đánh giá, quản lý, giám sát và đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về giáo dục đại học để phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục đại học.

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại học.

- Xây dựng cơ chế, quy định về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học.

- Quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đại học.

- Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, ví dụ như hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Cũng căn cứ theo Luật Giáo dục đại học tại Điều 69 trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ; hỗ trợ phát triển cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục đại học tại địa phương; thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; bảo đảm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại địa phương.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:05/07/2016

 Giáo dục và đào tạo  Ban hành văn bản  Bộ giáo dục

Bộ giáo dục và đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

Nội dung này được Bộ Giáo dục và Đào tạo tư vấn như sau:


Nguồn:

Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM

Tin tức liên quan:

  • Danh mục Luật, Nghị định, Thông tư có hiệu lực từ 01/7/2018

Luật giáo dục được định nghĩa là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động giáo dục. Vậy Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành và có vai trò như thế nào, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Top lời giải nhé

Câu hỏi: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Bộ trưởng Bộ giáo dục.

D. Tổng bí thư.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Quốc hội.

Luật giáo dục do Quốc Hội ban hành

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Luật giáo dục do Quốc Hội ban hành

Luật giáo dục là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động giáo dục. Gần đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục năm 2019 để thay thế cho Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

- Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

- Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học.

- Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

- Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.

- Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục.

- Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.

- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông là kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để có thể tiếp tục học trình độ giáo dục nghề nghiệp cao hơn.

- Trong bộ luật này đã khẳng định đúng và rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục:

Vai trò của luật giáo dục: Hoàn thiện quy định về hệ thống giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục. Nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục. Đầu tư phát triển gióa dục. Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục.

>>> Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật?

Câu hỏi bổ sung kiến thức về Luật giáo dục

Câu 1: Hệ thống giáo dục quốc dân là?

A. Hệ thống giáo dục, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

B. Hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

C. Hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

D. Hệ thống giáo dục mở, liên thông.

Đáp án đúng: C. Hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Câu 2: Tính chất, nguyên lý giáo dục: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có……………. ”

A. Tính nhân dân, tính dân tộc

B. Tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

C. Tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

D. Tính nhân dân, ,tính khoa học, tính hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Đáp án đúng: C. Tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Câu 3:Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009, tổ chức loại hình nhà trường nào sau đây không trong hệ thống giáo dục quốc dân:

A. Trường dân lập

B. Trường tư thục

C. Trường bán công

D. Trường công lập

Đáp án đúng: C. Trường bán công

Câu 4. Theo Luật Giáo dục năm 2005, Chọn cụm từ sau điền vào chỗ trống: “Giáo dục phổ thông không bao gồm giáo dục:………. . ”

A. Trung học phổ thông

B. Mầm non

C. Tiểu học

D. Trung học cơ sở

Đáp án đúng: B. Mầm non

Câu 5: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng

B. Không bình đẳng

C. Dân chủ

D. Công khai

Đáp án đúng: A. Bình đẳng

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây của Top lời giải cung cấp thông tin về Cơ quan ban hành Luật giáo dục. Sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Luật giáo dục. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!