Có bao nhiêu cách phân loại khách sạn

Bên cạnh việc giúp bạn đọc tiếp cận đến các kiến thức thuộc lĩnh vực khách sạn trong nước thì hôm nay Cet.edu.vn sẽ cùng bạn đi một vòng khám phá các loại hình khách sạn trên thế giới, để xem thử chúng bao gồm những loại nào? Thông qua bài viết, bạn có thể nhận ra một số loại hình khách sạn đã có từ lâu ở nước ta hay chỉ vừa mới xuất hiện, hãy cùng đón đọc nhé!


Ngoài cách phân loại dựa vào quy mô thì hiện nay các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú còn được phân biệt theo mục đích, chức năng của từng nơi. Các loại hình khách sạn sẽ có những nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu riêng cũng như dựa vào đó mà các nhà Quản lý có thể đưa ra quy trình phục vụ, làm việc sao cho phù hợp nhất.

Ngoài việc dựa vào quy mô thì khách sạn còn được phân loại theo chức năng
[Nguồn: Internet]

Các loại hình khách sạn trên thế giới

Khách sạn thương mại [Commercial hotel]

Đây là loại hình khách sạn phổ biến trên toàn thế giới dành cho đối tượng chủ yếu là khách doanh nhân đi công tác hay người du lịch trong thời gian ngắn.

Khách sạn nghỉ dưỡng [Resort hotel]

Loại hình khách sạn này thường được xây dựng ở sát các khu vực có tài nguyên thiên nhiên như: núi rừng, biển hồ… Khách đến với khách sạn nghỉ dưỡng chủ yếu là các nhóm khách với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn.

Các khách sạn nghỉ dưỡng thường nằm ở gần các tài nguyên thiên nhiên
như sông, biển, núi… [Nguồn: Internet]

Khách sạn sân bay [Airport hotel]

Các khách sạn sân bay thường nằm gần các sân bay quốc tế chủ yếu dành cho đối tượng phi công, tiếp viên phi hành đoàn hoặc các khách chờ quá cảnh chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.

Khách sạn sòng bạc [Casino hotel]

Đối với các khách sạn sòng bạc thì thường được thiết kế xây dựng rất quy mô, trang thiết bị nội thất cao cấp và có đầy đủ các loại hình dịch vụ sòng bạc nhằm hướng đến đối tượng khách có nhu cầu vui chơi giải trí, chơi bài… Khách lưu trú ở các sòng bạc có thời gian tương đối ngắn.

Khách sạn sòng bạc chủ yếu dành cho du khách có nhu cầu
giải trí cờ bạc [Nguồn: Internet]

Khách sạn bình dân [Hostel]

Là các khách sạn có quy mô nhỏ với các trang thiết bị cơ bản thường dành cho các khách du lịch phượt hoặc người cần lưu trú qua đêm. Chúng thường nằm tại các vị trí nhà ga, bến xe, chợ…

Nhà nghỉ ven đường [Motel]

Đây là loại hình dịch vụ cung cấp chỗ ngủ nghỉ qua đêm tại ven đường dành cho đối tượng khách đi xe ô tô, mô tô… dừng chân trú qua đêm. Loại hình này bắt đầu xuất hiện ở nước ta trong vài năm trở lại đây.

Khách sạn nổi [Floating hotel]

Với các tàu thuyền có kiến trúc không thua gì một khách sạn trên đất liền và ngoài dịch vụ phòng ở, ăn uống thì còn có các dịch vụ vui chơi giải trí, làm đẹp. Các khách sạn nổi thường không cố định 1 nơi mà chúng di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc đi lại giữa các nước. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy các khách sạn dạng này ở khu vực Vịnh Hạ Long hay các thành phố vùng biển với quy mô nhỏ hơn.

Khách sạn nổi có kiến trúc không thua kém gì so với khách sạn
trên đất liền [Nguồn: Internet]

Khách sạn căn hộ [Codotel/ Residences/ Serviced Apartment]

Là dạng căn hộ với đầy đủ các phòng chức năng năng: nhà tắm, nhà bếp, phòng khách… nhưng được cho thuê và kinh doanh như hình thức khách sạn. Đối tượng khách ưa thích loại hình này là các nhóm bạn bè, gia đình hoặc những khách có thời gian lưu trú dài hạn.

Khách sạn “buồng kén” [Pod hotel]

Loại hình khách sạn này khá phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông… là dạng kết hợp giữa hostel và homestay, bao gồm nhiều phòng ngủ nhỏ trong một diện tích nhất định. Các khách hàng lưu trú ngắn hạn, thường ra ngoài ban ngày nhưng vẫn muốn có sự riêng tư.

Khách sạn buồng kén chỉ vừa xuất hiện ở nước ta trong vài năm trở lại đây
[Nguồn: Internet]

Tổng kết

Hy vọng với những khám phá thú vị về các loại hình khách sạn trên thế giới mà Cet.edu.vn đã chia sẻ hôm nay thì bạn đã thu nhập cho mình thêm được nhiều kiến thức hay, bổ ích về lĩnh vực khách sạn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp2.1. Theo vị trí địa lýTheo tiêu chí này, khách sạn được phân thành 5 loại:- Khách sạn thành phố [City centre hotel]: được xây dựng ở trung tâmthành phố lớn, khu đô thị hoặc nơi đông dân cư, nhằm phục vụ các đối tượngkhách đi vì mục đích công vụ, tham gia hội nghị, hội thảo, thể thao, thăm thân,tham quan văn hóa. Các khách sạn này hoạt động quanh năm. ở Việt Nam cáckhách sạn thành phố có thứ hạng cao đều tập trung nhiều ở các thành phố lớnnhư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh- Khách sạn nghỉ dưỡng [Resort Hotel]: được xây dựng ở các khu du lịchnghỉ dưỡng dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như các khách sạn nghỉ biển,nghỉ núi. Khách đến đây với mục đích nghỉ ngơi thư giãn là chính [có số ítkhách có thể nghiên cứu về môi trường sinh thái]. Các khách sạn nghỉ dưỡngthường hoạt động theo thời vụ do phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.Khách sạn nghỉ dưỡng ở Việt Nam thường tập trung ở các thành phố biển như:Nha Trang, Hạ Long, Đà Nẵng, Vũng Tàu- Khách sạn ven đô [Surburban Hotel]: được xây dựng ở ngoại vi ven thànhphố hoặc trung tâm đô thị. Khách hàng chính của họ là khách đi nghỉ cuốituần, khách công vụ có khả năng thanh toán trung bình hoặc thấp. ở ViệtNam loại hình khách sạn này chưa có thứ hạng cao và chưa phát triển do môitrường ngoại thành ô nhiễm, giao thông không thuận tiện.- Khách sạn ven đường [Hightway Hotel]: xây dựng dọc các đường quốc lộ,nhằm phục vụ đối tượng khách đi lại trên đường với phương tiện vận chuyểnlà ô tô và mô tô.- Khách sạn sân bay [Airport Hotel]: có vị trí gần các sân bay quốc tế lớn,chủ yếu phục vụ hành khách của các hãng hàng không dừng chân quá cảnh tạicác sân bay. Giá phòng của các khách sạn này thường nằm trong giá trọn góicủa các hãng hàng không.Phan Thị Phương Thảo6Lớp Trung 2 - K42G Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp2.2. Theo mức cung cấp dịch vụBao gồm 4 loại:- Khách sạn sang trọng [Luxury Hotel]: có thứ hạng cao nhất, tương ứngvới khách sạn 5 sao ở Việt Nam. Là khách sạn có quy mô lớn, trang bị tiệnnghi đắt tiền, sang trọng, thường bán sản phẩm ra với mức giá cao nhất trongvùng. Cung cấp các dịch vụ bổ sung ở mức cao nhất, đặc biệt là các dịch vụ bổsung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mĩ, phòng họp- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ [Full Service Hotel]: tương đương kháchsạn 4 sao của Việt Nam. Khách hàng của khách sạn này có khả năng thanhtoán tương đối cao. Khách sạn cung cấp dịch vụ đầy đủ thường phải có bãi đỗxe rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống tại phòng, có nhà hàng và có một số dịchvụ bổ sung ngoài trời được cung cấp một cách hạn chế.- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ [Limited Service Hotel]: cóquy mô vừa, tương ứng khách sạn 3 sao ở Việt Nam, nhằm vào đối tượngkhách có khả năng thanh toán trung bình. Các khách sạn này thường chỉ cungcấp một số lượng rất hạn chế về dịch vụ, trong đó bắt buộc phải có: dịch vụgiặt là, cung cấp thông tin và một số dịch vụ bổ sung khác, không nhất thiếtphải có phòng họp và dịch vụ giải trí ngoài trời.- Khách sạn thứ hạng thấp [Khách sạn bình dân]-[Economy Hotel]: lànhững khách sạn có quy mô nhỏ, thứ hạng thấp [1-2 sao], mức giá buồng ởmức thấp, không nhất thiết phải có dịch vụ ăn uống, nhưng phải có một sốdịch vụ bổ sung đơn giản như dịch vụ đánh thức khách vào buổi sáng, dịch vụgiặt là, cung cấp thông tin.2.3. Theo quy mô của khách sạnDựa vào số buồng ngủ theo thiết kế của khách sạn người ta chia khách sạnthành:- Khách sạn quy mô lớn.- Khách sạn quy mô trung bình.Phan Thị Phương Thảo7Lớp Trung 2 - K42G Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp- Khách sạn quy mô nhỏ.Việc phân chia này phải dựa vào số buồng thiết kế và mức độ phát triểncủa ngành kinh doanh khách sạn ở từng quốc gia. Ví dụ ở Mỹ, khách sạn có từ500 buồng trở lên được xếp vào loại quy mô lớn, từ 125-500 buồng là kháchsạn quy mô trung bình, có dưới 125 buồng là khách sạn loại nhỏ.ở Việt Nam chưa có nhiều khách sạn lớn và rất lớn nên tạm thời được phânloại như sau:- Khách sạn quy mô lớn: là khách sạn có thứ hạng 5 sao [theo quy địnhphải có quy mô lớn], tương ứng số lượng buồng thiết kế từ 200 trở lên.- Khách sạn quy mô trung bình: có từ 50 buồng đến gần 200 buồng.- Khách sạn quy mô nhỏ: từ 10- 50 buồng.2.4. Theo hình thức sở hữu và quản lýĐược chia làm 3 loại:- Khách sạn tư nhân: là khách sạn có một chủ đầu tư là cá nhân hay mộtcông ty TNHH. Chủ đầu tư tự quản lý điều hành kinh doanh khách sạn và tựchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.- Khách sạn Nhà nước: là khách sạn có vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước,do một tổ chức hay công ty quốc doanh chịu trách nhiệm quản lý và điều hànhkinh doanh. Trong tương lai không xa loại hình này sẽ dần chuyển đổi sanghình thức cổ phần hóa, Nhà nước sẽ là một cổ đông.- Khách sạn liên doanh liên kết: là những khách sạn do 2 hoặc nhiều chủđầu tư bỏ tiền ra xây dựng và mua sắm trang thiết bị. Đồng thời cũng có thểdo 2 hay nhiều đối tác cùng tham gia điều hành quản lý. Kết quả kinh doanhđược chia theo tỷ lệ vốn góp của các chủ đầu tư hoặc theo thỏa thuận tronghợp đồng liên doanh.Các loại hình khách sạn liên doanh liên kết:+ Khách sạn cổ phần: liên kết về sở hữu.Phan Thị Phương Thảo8Lớp Trung 2 - K42G Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp+ Khách sạn liên kết dặc quyền [Franchise Hotel]: là khách sạn tư nhânhoặc cổ phần về sở hữu, trong đó phía chủ đầu tư khách sạn [bên mua] phải tựđiều hành quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của khách sạn.Bên mua thực hiện việc mua lại của một tập đoàn khách sạn [bên bán] quyềnđộc quyền sử dụng thương hiệu về một loại hình kinh doanh khách sạn của tậpđoàn tại một địa phương nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, trêncơ sở một bản hợp đồng ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.Thực chất của loại hình liên doanh này là bên mua đã mua lại từ bên bán bíquyết điều hành quản lý và một số đặc quyền trong khinh doanh do các tậpđoàn khách sạn cung cấp.+ Khách sạn đồng quản lý [Management Contract Hotel]: là khách sạn tưnhân hoặc cổ phần về sở hữu, được điều hành quản lý bởi một nhóm các nhàquản lý do chủ đầu tư thuê của một tập đoàn khách sạn trên cơ sở một bản hợpđồng quản lý.+ Khách sạn liên kết hỗn hợp: kết hợp giữa các hình thức trên.2.5. Theo mức giá bán sản phẩm lưu tr úTiêu chí này được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát tất cả các khách sạntrong nước, nghiên cứu ghi lại các mức giá buồng trung bình của chúng rồi tạonên một thước đo mà giới hạn trên của thước đo là mức giá cao nhất và giớihạn dưới là mức giá buồng thấp nhất của các khách sạn trong quốc gia đó.Thước đo này được chia làm 100 phần bằng nhau với đơn vị tính bằng tiền[USD hoặc VND]. Theo đó khách sạn được chia làm 5 loại:- Khách sạn có mức giá cao nhất [Luxury Hotel]: có mức giá bán sản phẩmlưu trú khoảng từ nấc thứ 85 trở lên.- Khách sạn có mức giá cao [Up-scale Hotel]: có mức giá bán sản phẩm lưutrú khoảng từ 70-85.- Khách sạn có mức giá trung bình [Mid- price Hotel]: có mức giá bán sảnphẩm lưu trú khoảng từ 40-70.Phan Thị Phương Thảo9Lớp Trung 2 - K42G Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp- Khách sạn có mức giá bình dân [Economy Hotel]: có mức giá bán sảnphẩm lưu trú khoảng từ 20-40.- Khách sạn có mức giá thấp nhất [Budget Hotel]: có mức giá bán sản phẩmlưu trú khoảng từ 20 trở xuống.3. Xếp hạng khách sạnTiêu chuẩn xếp hạng khách sạn là những điều kiện cần thiết mà khách sạnphải đảm bảo. Tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở để xây dựng các tiêuchuẩn định mức cụ thể khác như tiêu chuẩn xây dựng thiết kế khách sạn, tiêuchuẩn trang thiết bị tiện nghi trong từng bộ phận của khách sạn, tiêu chuẩn vềnhân viên phục vụ trong khách sạn, tiêu chuẩn vệ sinhĐồng thời nó còn làcơ sở xác định mức giá cả dịch vụ trong từng loại, hạng khách sạn; hỗ trợ chocông tác quản lý, kiểm tra thường xuyên đối với các khách sạn. Thông quatiêu chuẩn xếp hạng, khách hàng của khách sạn có thể lựa chọn nơi ăn nghỉtheo phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình.Tiêu chí xếp hạng khách sạn trên thế giới thường dựa trên 4 yêu cầu cơ bản:- Yêu cầu về kiến trúc khách sạn.- Yêu cầu về trang thiết bị tiện nghi trong khách sạn.- Yêu cầu về nhân viên phục vụ.- Yêu cầu về các dịch vụ và mặt hàng phục vụ trong khách sạn.Trong việc xếp hạng khách sạn, hầu hết các nước đều áp dụng phươngpháp phân hạng theo sao.[1]II. kháI quát chung về hoạt động kinh doanh kháchsạn1. Các khái niệm cơ bản về kinh doanh khách sạn1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạnĐầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh cho thuê chỗngủ qua đêm cho khách. Sau đó, cùng với nhu cầu ngày càng cao của củaPhan Thị Phương Thảo10Lớp Trung 2 - K42G Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải phápkhách du lịch và mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu đó của các chủ kháchsạn, khách sạn tổ chức thêm hoạt động kinh doanh ăn uống. Như vậy, theonghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu ngủ,nghỉ cho khách. Còn theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cungcấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống. Cùng với sự phát triểncủa hoạt động du lịch, sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong việc thu hútkhách, đặc biệt là nhóm khách hàng có khả năng thanh toán cao đã tăng tínhđa dạng trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Ngoài hai hoạt động truyềnthống nói trên, kinh doanh khách sạn còn được bổ sung thêm các dịch vụ thểthao, giải trí, y tế, chăm sóc sắc đẹpKinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp các dịch vụ do tự mình đảmnhiệm, mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác như:nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vậnchuyểnTrong kinh doanh khách sạn hai quá trình sản xuất và tiêu thụ các dịch vụthường đi kèm với nhau. Đa số các dịch vụ trong khách sạn phải trả tiền trựctiếp, chỉ có một số dịch vụ không phải trả tiền trực tiếp như dịch vụ chăm sóckhách hàng, cung cấp thông tin nhằm tăng độ thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng.Khái niệm khách sạn lúc đầu dùng để chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ chokhách trong khách sạn và quán trọ. Khi nhu cầu của khách ngày càng pháttriển đa dạng, kinh doanh khách sạn đã mở rộng đối tượng và bao gồm cả làngdu lịch, bãi cắm trại, biệt thự du lịchNhưng khách sạn vẫn chiếm tỷ trọnglớn và là cơ sở chính kinh doanh lưu trú, vì vậy loại hình này có tên là kinhdoanh khách sạn.Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp cácdịch vụ lưu trú; ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhucầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.[1]Phan Thị Phương Thảo11Lớp Trung 2 - K42G

Video liên quan

Chủ Đề