Chủ thể kiểm toán là gì

Kiểm toán (Audit) là gì? Các loại Kiểm toán, Mục đích và phạm vi của Audit (5/5) - 66 bình chọn.

Kiểm toán là loại hình dịch vụ đang được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Các đối tượng sử dụng thông tin, nhất là các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp, có thể gặp những rủi ro liên quan đến thông tin, chẳng hạn nhận được thông sai do mâu thuẫn quyền lợi, do sự phức tạp nghiệp vụ, do số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và đa dạng, và thậm chí là do sai xót hoặc gian lận,... . Do đó, với nhu cầu mong muốn có một đơn vị độc lập cung cấp dịch vụ nhằm minh bạch thông tin, số liệu báo cáo tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà sử dụng thông tin, Kiểm toán được ra đời.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Kiểm toán (Audit) là gì? Các loại Kiểm toán, Mục đích và phạm vi của Kiểm toán.

Thứ tám:  Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam từ ba năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thay đổi kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán là một công cụ rất quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Bài viết sau giúp các bạn phân biệt các loại hình kiểm toán để có thể vận dụng chính xác loại hình Kiểm toán thích hợp cho doanh nghiệp của mình.

I. LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN THEO CHỦ THỂ KIỂM TOÁN:1. KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Là công việc kiểm toán do các Kiểm toán viên của đơn vị tiến hành, chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác Kế toán, Tài chính,… của đơn vị.

Phạm vi kiểm toán:

– Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
– Kiểm toán sự tuân thủ.
– Kiểm toán hoạt động.

Nhiệm vụ:

– Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
– Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin Kế toán – Tài chính trong BCTC, báo cáo Kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.
– Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, các nguyên tắc quản lý kinh doanh.
– Phát hiện những sơ hở, yếu kém, sai phạm trong quản lý, trong bảo vệ và sử dụng tài sản của tổ chức, đơn vị.
– Đề xuất các kiến nghị và giải pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, điều hành hoạt động, điều hành kinh doanh của đơn vị.

Đặc điểm:

– Do các KTV nội bộ thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt.
– Bộ phận kiểm toán độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong đơn vị.
– Kết quả kiểm toán mặc dù được lãnh đạo đơn vị tin tưởng nhưng khó đạt được độ tin cậy cao của các đơn vị nước ngoài.
– Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ thể đơn vị, tính pháp lý thấp.

2. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Là công việc kiểm toán do cơ quan chuyên trách Nhà nước tiến hành, chủ yếu nhằm phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.

Phạm vi kiểm toán:

Đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước:
– Kiểm toán các báo cáo tài chính.
– Kiểm toán sự tuân thủ.
– Kiểm toán hoạt động.

Nhiệm vụ:

– Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm toán hằng năm.
– Gửi báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, đoàn thể, cá nhân có thẩm quyền theo luật định.
– Tham gia cùng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thẩm tra, xem xét dự toán và các phương án sử dụng Ngân sách Nhà nước cũng như quyết toán NSNN.
– Giám sát việc thực hiện  luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách.
– Giám sát việc thực hiện NSNN và chính sách tài chính.
– Góp ý với các đơn vị để sửa chữa những sai phạm; kiến nghị xử lý vi phạm; đề xuất việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính kế toán cần thiết.

Đặc điểm:

– Do các KTV làm việc trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
– Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất bao gồm: bộ máy điều hành, kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

3. KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.

Phạm vi kiểm toán:

– Kiểm toán các báo cáo tài chính.
– Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán khác.
– Kiểm toán sự tuân thủ.
– Kiểm toán hoạt động.

Đặc điểm:

– Là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế.
– Do các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
– Độc lập tuyệt đối trong hoạt động.
– Kết quả kiểm toán có tính pháp lý cao, đạt được sự tin cậy cao của các cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin.

II. LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN THEO ĐỐI TƯỢNG VÀ LĨNH VỰC KIỂM TOÁN:1. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Là loại kiểm toán nhằm xem xét, đánh giá trên cơ sở đó đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận toàn bộ đơn vị được kiểm toán.

Phạm vi kiểm toán:

Rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau mà Kiểm toán viên có khả năng thực hiện:
– Phương án SXKD, dự án.
– Quy trình công nghệ.
– Một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động.
– Quy trình luân chuyển chứng từ.
– Tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động.
– Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Đặc điểm:

– Thường được thực hiện bởi KTV nội bộ, nhưng cũng có thể do KTV độc lập hay KTV Nhà nước thực hiện.
– Khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính là một việc mang nặng tính chủ quan.
– Giống hoạt động tư vấn quản trị trong một đơn vị hơn là hoạt động kiểm toán thông thường.
– Việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực.
– Phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau.
– Báo cáo kết quả kiểm toán thường là giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.

2. KIỂM TOÁN TUÂN THỦ

Là loại kiểm toán nhằm xem xét, đánh giá sự tuân thủ cũng như tình hình chấp hành pháp luật, quy chế, quy định do các cơ quan có thẩm quyền đặt ra của các đơn vị được kiểm toán.

Đặc điểm:

– Đối tượng kiểm toán phong phú, nhưng hoàn toàn có thể xác định được các chuẩn mực kiểm toán gắn liền với các quy tắc, thủ tục được kiểm toán.
– Có thể được thực hiện bởi cả KTV nội bộ, KTV độc lập cũng như KTV Nhà nước.
– Báo cáo của kiểm toán tuân thủ được sử dụng để phục vụ các cấp thẩm quyền có liên quan.

3. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Là loại kiểm toán nhằm kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC của một đơn vị được kiểm toán.

Mục đích của việc kiểm toán là gì?

Mục đích của kiểm toán hoạt động thúc đẩy một cách tích cực các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực, đồng thời góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch.

Công ty kiểm toán có chức năng gì?

Kiểm toán là việc kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính theo các chuẩn mực được xác định trước của những tổ chức sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế, do các nhân viên gọi là kiểm toán viên đủ trình ...

Mục đích của Audit là gì?

Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, chính sách chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp.

Ai là người thực hiện kiểm toán?

Kiểm toán viên được hiểu là người kế toán viên đã được cấp giấy chứng nhận hay giấy chứng chỉ để tiến hành thực hiện các công việc như kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và các báo cáo tài chính mà công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đưa ra.