Chủ thể của nền hành chính nhà nước

Khái niệm Nhà nước rất đa dạng và phức tạp, có thể hiểu cơ bản Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chủ thể quản lí hành chính nhà nước là gì?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là gì?

Có thể hiểu quản lý nhà nước là; một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước; để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước;
  • Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực hiện hàng ngày; tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính.
  • Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương; các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.

Tổ chức quyền lực nhà nước gồm những cơ quan sau đây:

  • Quốc hội: là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
  • Chính phủ: là cơ quan thực hiện quyền hành pháp
  • Tòa án: là cơ quan thực hiện quyền tư pháp
  • Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước Việt Nam; thay mặt Nhà nước thực hiện các vấn đề đối nội, đối ngoại
  • Viện kiểm sát nhân dân: là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
  • Kiểm toán nhà nước: Thực hiện việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của nhà nước.

Như vậy Chủ thể quản lí hành chính nhà nước được trao cho Chính phủ; đây là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, tại địa phương chủ thể quản lí hành chính được trao cho Ủy ban nhân dân các cấp.

Hệ thống cơ quan quản lí hành chính Nhà nước

Cơ quan hành pháp là cơ quan thực thi quyền hành pháp. Tức là triển khai tổ chức thực hiện pháp luật; đưa pháp luật vào đời sống.

Hiện nay cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; trong đó cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ; Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính tại địa phương

Hệ thống tổ chức Chính phủ

Chính phủ bao gồm Thủ tướng chính phủ, là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo đó là Bộ trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ; Cơ cấu, số lượng thành viên do Quốc hội quyết định theo sự đề nghị của Thủ tướng chính phủ.

Chế độ làm việc của chính phủ: Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, dưới sự quản lí tập chung của Thủ tướng chính phủ.

Hiện nay hệ thống tổ chức chính phủ bao gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ; các bộ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng và dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng.

Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là

Hệ thống tổ chức của chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Hình thức quản lí hành chính nhà nước

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài các hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý xã hội.

Các cơ quan hành chính Nhà nước quản lí hành chính bằng những hình thức sau:

  • Quản lý bằng những chủ trương, chính sách; Đây là cơ sở trực tiếp để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư…
  • Quản lí bằng văn bản quy phạm pháp luật: thông qua các văn bản quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý hành chính; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành của các đối tượng quản lý.

Ngoài ra các cơ quan còn thực hiện quản lí hành chính thông qua việc; Hoạt động cấp các loại giấy phép, hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận; Công chứng, chứng thực, xử phạt vi phạm hành chính…

Chủ thể quản lý hành chính nhà nước tại địa phương

Cơ quan hành chính tại địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch hội đồng nhân dân; Đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra.

Theo đó chủ thể quản lí hành chính Nhà nước tại địa phương được giao cho Ủy ban nhân dân thực hiện, dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp và dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan hành chính cấp trên

Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ quản lí tất cả các phương diện xã hội tại địa phương đó. Các phòng ban chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch ủy ban thực hiện nhiệm vụ quản lí của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là”.

Nếu quý khách có nhu cầu về đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký kinh doanh, bảo hộ logo, thành lập công ty,… mời quý khách hàng liên hệ đến Luật sư X qua hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi liên quan

Chính Phủ là gì?

Chính phủ được quy định trong Hiến pháp 2013. Theo đó Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, thực hiện quyền hành pháp và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.

Nguyên tắc hoạt động của Chính phủ?

Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc: tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

Nhiệm kì của Chính phủ?

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước Việt Nam? Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cần phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước.

Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cần phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước. Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, vừa kết hợp được những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.

Như vậy nền hành chính Nhà nước Việt Nam có những đặc tính chủ yếu sau:

1. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị:

Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Dưới chế độ tư bản, nhà nước sẽ mang bản chất tư sản, còn dưới chế xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, Đảng nào cầm quyền sẽ đứng ra lập Chính phủ và đưa người của đảng mình vào các vị trí trong Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ là các nhà chính trị [chính khách]. Nền hành chính lại được tổ chức và vận hành dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, vì vậy dù muốn hay không, nền hành chính phải lệ thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Mặc dù lệ thuộc vào chính trị, song nền hành chính cũng có tính độc lập tương đối về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính.

 Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính.

2. Tính pháp quyền:

Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời  yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương.

Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững quy định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân. Tính pháp quyền của nền hành chính được thể hiện trên cả hai phương diện  là quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượt lên trên hay đứng ngoài pháp luật.

3. Tính phục vụ nhân dân:

Hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sự nghiệp phát triển cộng đồng và nhu cầu thiết yếu của công dân. Muốn vậy, phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của hành chính nhà nước với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ XHCN. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là tư tưởng chủ đạo trong xây dựng, thực hiện hệ thống thể chế hành chính ở nước ta. Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ.

4. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ:

Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Mỗi cấp hành chính, mỗi cơ quan, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao để cùng thực hiện tốt chức năng hành chính. Tuy nhiên, để hạn chế việc biến nền hành chính thành hệ thống quan liêu, thì  xác lập thứ bậc hành chính cũng tạo ra sự chủ động sáng tạo, linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, công chức hành chính để đưa pháp luật vào đời sống xã hội một cách hiệu quả.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

5. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao:

Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là một hoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Điều đó được thể hiện trên cả phương diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước, yêu cầu những người làm việc trong các cơ quan hành chính cần phải có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý. Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.

Đối tượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp và quan hệ đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là những người trực tiếp thi hành công vụ, nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện. Vì lẽ đó trong hoạt động hành chính Nhà nước, năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu.

Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo yêu cầu “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

6. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng:

Trên thực tế, các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân cần được pháp luật điều chỉnh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục theo các quá trình kinh tế – xã hội. Chính vì vậy nền hành chính Nhà nước phải hoạt động liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động sản xuất, lưu thông không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào.

Tính liên tục và ổn định của nền hành chính xuất phát từ hai lý do cơ bản:

Thứ nhất, do xuất phát từ quan điểm phát triển. Muốn phát triển phải ổn định, ổn định làm nền tảng cho phát triển, vì vậy chủ thể hành chính phải biết kế thừa giữ cho các đối tượng vận động liên tục, không được ngăn cản hay tùy tiện thay đổi trạng thái tác động.

Thứ hai, do xuất phát từ nhu cầu của đời sống nhân dân. Người dân luôn luôn mong muốn được sống trong một xã hội ổn định, được đảm bảo những giá trị văn hóa trong phát triển. Điều đó tạo nên niềm tin của họ vào nhà nước.

Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng, bởi vậy ổn định ở đây chỉ mang tính tương đối, không phải là cố định, bất biến. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội, trong khi đời sống kinh tế – xã hội luôn vận động biến đổi, nên hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Đại hội đồng cổ đông là gì? Điều kiện tiến hành họp và thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông công ty? Quy định về tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông?

Nội chính là gì? Cơ quan nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Các quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không? Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo? Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương?

Phụ cấp lương là gì? Các khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân? Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Có được khấu trừ nợ vào phụ cấp lương của người lao động?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Các loại thuế trong kinh doanh tại Việt Nam? Xử lý vi phạm hành chính khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng thuế? Kinh doanh tại Việt Nam phải nộp các khoản thuế nào? Cách tính thuế khi kinh doanh?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp? Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh?

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai? Quy định giấy khám thai hưởng BHXH? Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc để khám thai? Hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai?

Có mấy hình thức đầu tư? Quy định về các hình thức đầu tư ở Việt Nam. Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2022. Quy định mới của Luật đầu tư 2022 hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kiện bất khả kháng là gì? Điều kiện của sự kiện bất khả kháng? Dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng? Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng?

Bất khả kháng là gì? Đặc trưng và ý nghĩa của điều khoản bất khả kháng? Ý nghĩa của điều khoản bất khả kháng?

Đại lý là gì? Đại lý thương mại là gì? Đặc điểm của đại lý thương mại? Quy định chung về đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại? Quyền và nghĩa vụ của đại lý thương mại?

Các hành vi tự ý thay đổi hình dáng, kết cấu xe? Thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu? Mức xử phạt hành vi tự ý thay đổi hình dáng xe?

Đơn xin và mẫu giấy xác nhận, thư xác nhận thu nhập cá nhân mới nhất 2022: Mẫu đơn xin xác nhận thu nhập cá nhân, mẫu giấy xác nhận thu nhập, thư xác nhận thu nhập của cá nhân mới 2022. Mẫu giấy xác nhận thu nhập cá nhân mới nhất?

Điều kiện kết hôn là gì? Điều kiện kết hôn mới nhất theo quy định của Luật hôn nhân gia đình? Điều kiện được phép kết hôn đối với nam và nữ tại Việt Nam?

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Phí tham gia bảo hiểm y tế, giá BHYT là bao nhiêu? Nơi mua bảo hiểm y tế tự nguyện? Biểu phí đóng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất?

Cộng tác viên là gì? Hợp đồng Cộng tác viên là gì? Mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất năm 2022? Lưu ý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên Freelancer? Nội dung của hợp đồng cộng tác viên? Ký hợp đồng cộng tác viên dưới 3 tháng có phải khấu trừ thuế?

Giết người là gì? Tội giết người là gì? Giết người đi tù bao nhiêu năm? Quy định mới về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015?

Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trách nhiệm hình sự khi có hành vi mua bán trái phép chất ma túy?

Công an huyện Ba Vì ở đâu? Địa chỉ liên hệ công an huyện Ba Vì, TP Hà Nội? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của công an Ba Vì mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bảo Lâm? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề