Chủ đề của bài thơ Nam quốc sơn hà là gì

Câu 2:  Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà


Nội dung: Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.

Nghệ thuật:

  • Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
  • Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ
  • Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Nam quốc sơn hà

Chủ đề của bài thơ Nam quốc sơn hà là gì
Bản dịch Nam quốc sơn hà của Lê Thước – Nam Trân in trong Thơ văn Lý – Trần, năm 1977 - Ảnh: N.V.Học

Nhân lúc dư luận bàn nhiều về bản dịch bài thơ  bất hủ Nam quốc sơn hà trong sách giáo khoa lớp 7, TS Đoàn Lê Giang đưa ra nhiều thông tin và nhận định rất xác đáng.

Tuy nhiên, nếu hiểu sâu sắc hơn về bản gốc chữ Hán trong bối cảnh nhà Lý đang phải đối đầu với cuộc xâm lược của Hoàng đế nhà Tống ở nước láng giềng tự nhận là bá chủ thiên hạ, ta sẽ hiểu rõ thêm một ý tưởng vĩ đại của bài thơ này mà tất cả các bản dịch đều không thể hiện được.

Ý tưởng ấy nằm ngay ở câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư”, trong đó linh hồn của câu (và của cả bài) chính là chữ “Đế” mà tất cả các bản dịch đều chuyển thành “vua”  (“Nước Nam Việt có vua Nam Việt”, “Non sông nước Nam vua Nam coi”, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”…).

Dịch như vậy vì các dịch giả đã quên rằng từ “vua” của chữ quốc ngữ lại bao hàm hai từ Hán là “Đế” và “Vương”. Tuy cùng có hàm nghĩa “vua”, nhưng hai loại vua này có địa vị cách nhau rất xa.

Các triều đại Việt Nam không bao giờ gọi tên nước láng giềng to lớn phía Bắc là Trung Hoa hay Trung Quốc, mà chỉ gọi theo tên các triều đại Tàu, hoặc gọi là “Bắc quốc”. 
Lê Vinh Quốc

Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này (kể từ Tần Thủy Hoàng) đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”.

Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

Bài thơ Nam quốc sơn hà chính là bản tuyên ngôn phủ định cái thế giới quan dẫn tới mối quan hệ phi lý đó, để khẳng định nền độc lập của nước ta với sự đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc (của Hoàng đế ta) với Bắc quốc (của Hoàng đế Tàu).

Như vậy, bài thơ đó cần dịch nghĩa là:

"Non sông nước Nam do Hoàng đế nước Nam ngự trị Sách trời đã định rõ như vậy Sao bọn giặc man rợ kia lại dám sang xâm phạm?

Chúng bay nhất định không thoát khỏi bại vong".

Theo đó, khi dịch “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” thành “Sông núi nước Nam vua Nam ở” sẽ làm yếu hẳn cái ý tưởng vĩ đại của bài thơ:  nền độc lập mà “vua Nam” khẳng định vẫn chưa thoát khỏi mối quan hệ “bá chủ-chư hầu” (vì “vua Nam” vẫn có thể độc lập với ngôi vị “Vương” do Hoàng đế Tàu phong cho!).

Chỉ khi nào giữ nguyên được “Nam Đế” (để đối sánh với “Bắc Đế”) thì cái quan hệ đó mới bị đập tan, để nhường chỗ cho quan hệ ngang hàng giữa Hoàng đế phương Bắc với Hoàng đế phương Nam. Bởi thế, dù dịch thơ theo cách nào cũng cần giữ nguyên chữ “Đế” hoặc giữ nguyên cả “Nam Đế”.

Cần lưu ý là ý tưởng vĩ đại về thiên hạ phân chia Nam - Bắc đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc với Bắc quốc của bài thơ này không phải là một trường hợp đột xuất, mà đó chính là một hệ tư tưởng vững bền đã tồn tại hàng nghìn năm qua các các triều đại Việt Nam độc lập.

Lý Nam Đế là vị vua Việt đầu tiên đã thách thức ngôi vị của Hoàng đế Tàu; và Đinh Tiên Hoàng đã chính thức mở ra thời đại mà tất cả các vua Việt Nam đều xưng Hoàng đế để đối sánh tương đồng với Hoàng đế nước Tàu.

Bản Bình Ngô đại cáo của Thái tổ Hoàng đế nhà Lê (do Nguyễn Trãi soạn) một lần nữa khắc sâu thêm hệ tư tưởng đó (bản dịch của Ngô Tất Tố):

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng Đế một phương.

Theo hệ tư tưởng này, các triều đại Việt Nam không bao giờ gọi tên nước láng giềng to lớn phía Bắc là Trung Hoa hay Trung Quốc, mà chỉ gọi theo tên các triều đại Tàu, hoặc gọi là “Bắc quốc”. Bởi thế, bản dịch Nam quốc sơn hà càng phải giữ nguyên chữ “Đế”.

LÊ VINH QUỐC

  • Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
  • Sau này có nhiều sách (kể cả bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử được chụp in lại) ghi là Lí Thường Kiệt (1019-1105).

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.

  • Theo truyền thuyết, năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông cử Lí Thường Kiệt đem đại quân lên phía Bắc chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh).
  • Bỗng một đêm, quân sĩ nghe thấy từ trong đền thờ Trương Hống - Trương Hát (hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt) có tiếng ngâm bài thơ này. Từ đó tinh thần quân sĩ lên cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt.

Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt

Là thể thơ bao gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ; trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Chữ viết

Chữ Hán

Chủ đề

"Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Bố cục

Bài thơ được chia làm hai phần:

  • Phần 1 (2 câu đầu): Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước
  • Phần 2 (2 câu cuối): Nêu ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược

NỘI DUNG [edit]

1. Hai cầu đầu

  • Mở đầu bài thơ, tác giả đã tuyên cáo 1 sự thật hiển nhiên: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (Sông núi nước Nam vua Nam ở).

Câu thơ xuất hiện song song hai từ "Nam":

        - Nam quốc: nước Nam

        - Nam đế là hoàng đế nước Nam. Trong chữ Hán, "vương" cũng có nghĩa là vua nhưng "vương" là vua nước nhỏ (nước chư hầu), còn "đế" cao hơn vương, có thể có nhiều "vương" nhưng chỉ có duy nhất một "đế". Như vậy, việc sử dụng từ "đế" là tác giả muốn khẳng định một chân lý lịch sử: Phương Bắc có đế thì nước Nam cũng có một Nam đế làm chủ, vua nước Nam bình đẳng ngang hàng với vua phương Bắc và nước Nam không phải chư hầu của nước Bắc.

\( \rightarrow \) Câu thơ đã thể hiện sự tự hào, khẳng định sự bình đẳng và độc lập tuyệt đối giữa phương Nam với phương Bắc. Nước Nam có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt.

  • Sau khi đưa ra lời tuyên bố về khẳng định chủ quyền, tác giả tiếp tục nêu bằng chứng đanh thép: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" (Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

        - Từ "tiệt nhiên" có nghĩa là rõ ràng, rành rành, hiển nhiên,... đã biểu thị thái độ tin tưởng của người nói.

        - "Định phận tại thiên thư": giới phận đã phân định rõ ở sách trời (ý nói tạo hóa).

\( \rightarrow \) Câu thơ đã sử dụng âm điệu hùng hồn, rắn rỏi thể hiện lời tuyên cáo vững chắc không chỉ bởi sự tự tin của tác giả mà còn được tuyên bố dựa vào tài liệu chân lý của trời đất: sách trời. Sách trời đã ghi rõ ràng đất phương Nam có vua Nam, là một nước độc lập và chân lí này không thể chối cãi.

Tiểu kết: Hai câu thơ khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền quốc gia, tinh thần tự lập tự cường của dân tộc. Đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc.

2. Hai câu cuối

  • Câu thơ thứ ba có hình thức của câu hỏi, tác giả vạch rõ tội ác của kẻ thù: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây).

Nghịch lỗ: là bọn giặc làm trái với thiên lí trên trời, đạo lý của con người. Gọi bọn giặc như thế còn thể hiện sự coi thường, khinh miệt và khẳng định với lũ người như thế, tất sẽ bị trừng phạt.

\( \rightarrow \) Thể hiện thái độ của người nói: căm phẫn, tức giận trước hành động xâm lược của giặc.

  • Câu thơ cuối cùng là lời khẳng định, cảnh báo về lời trừng phạt đối với những kẻ gây ra tội ác: "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" (Chúng mày nhất định phải tan vỡ).

Câu thơ được viết với giọng kiêu hãnh, dõng dạc, quả quyết và đưa ra lời cảnh báo: bọn chúng mày gây ra tội ác, xâm phạm đến nước Nam thì nhất định phải chuốc lấy bại vong.

\( \rightarrow \) Đây là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Tiểu kết: - Lên án hành động xâm lược của kẻ thù (là tàn ác, phi nghĩa, trái với sách trời)

              - Khẳng định niềm tin chiến thắng, niềm tự hào dân tộc

              - Quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Lời thơ ngắn gọn, súc tích
  • Ngôn ngữ trang trọng, đanh thép, hùng hồn
  • Ý thơ, lập luận đanh thép
  • Bài thơ có hình thức thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến), bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm, nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng. Người đọc biết nghiền ngẫm, biết suy cảm, sẽ thấy thái độ và cảm xúc trữ tình.

TƯ LIỆU THAM KHẢO [edit]

Các bản dịch của bài thơ:

1. Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Bản dịch này từ lâu phổ biến trên nhiều sách báo và trong nhà trường, song không ghi tên dịch giả Hoàng Xuân Hãn (1908-1996).

(Theo thivien.net)

2. Bản dịch SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 62 (Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.



Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Chủ đề của bài thơ Nam quốc sơn hà là gì

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế