Chỉ thị năm học 2022-2022 của bộ giáo dục và đào tạo

Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục đã chủ động, linh hoạt, kịp thời chỉ đạo hoàn thành chương trình và kết thúc năm học 2020-2021; tổ chức tốt các kỳ thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn trong điều kiện dịch bệnh; giữ vững thành tích chất lượng giáo dục toàn diện.

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 bằng các hình thức phù hợp từng địa bàn [Trực tuyến, trực tiếp, hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến], đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Triển khai hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” theo phát động của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ thiết bị học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai tốt nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng phổ cập giáo dục tiếp tục được nâng cao tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

1. Tham mưu BTV Tỉnh ủy đánh giá tổng kết năm học 2020-2021, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021-2022, đã có Thông báo kết luận số 324-TB/TU ngày 09/9/2021; tham mưu nội dung của chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là “Đề án tái cơ cấu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh”, trình Chính phủ phê duyệt vào năm 2025; BCH Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; thông qua HĐND tỉnh 1 Nghị quyết về phát triển giáo dục; UBND tỉnh ban hành 10 quyết định, chỉ thị, kế hoạch, đề án triển khai nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục và đào tạo năm học 2021-2022 và giai đoạn tiếp theo.

2. Chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ kép: Vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Kịp thời hoàn thành chương trình, kết thúc năm học 2020-2021; tổ chức an toàn, nghiêm túc, đạt kết quả cao các kỳ thi của tỉnh, của quốc gia; chuẩn bị chu đáo, tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 được truyền hình trực tiếp trên NTV. Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học; tổ chức dạy học chương trình học kỳ I bằng các hình thức phù hợp: Trực tuyến, trực tiếp, hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến, đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Tổng kết năm học 2020-2021, giáo dục Nghệ An được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua.

3. Tiếp tục giữ vững vị trí tốp dẫn đầu toàn quốc về học sinh giỏi; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Học sinh Nghệ An đã đạt 05 Huy chương quốc tế và khu vực [trong đó 01 Huy chương Vàng và 4 Huy chương Bạc], xếp thứ 2 sau Hà Nội; có 81/102 đạt giải học sinh giỏi quốc gia [có 7 giải Nhất, 25 giải Nhì, 27 giải Ba và 22 giải Khuyến khích], xếp thứ 5 toàn quốc; Chất lượng phổ cập giáo dục; công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập chuyển biến tích cực, thành phố Vinh là 1 trong 2 thành phố của Việt Nam được UNESCO công nhận “Thành phố học tập toàn cầu”; Kết quả điểm trung bình chung thi TN THPT của học sinh Nghệ An đạt vị thứ 35/63, tăng 7 bậc so với năm 2020; có 01 học sinh sẽ tham gia trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21; có 01 học sinh đạt giải đạt giải Nhất cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo Bác, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

4. Thực hiện chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2021; mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; tính đến 15/12/2021, đã công nhận mới 19 trường [MN 11 trường, TH 1 trường, THCS 6 trường, THPT 1]; công nhận lại và nâng chuẩn 90 trường [35 trường MN, 42 trường TH, 11 trường THCS, 2 trường THPT]. Tổng số trường đang đạt chuẩn là 972 trường [trong đó, 274 trường MN, 508 trường TH, 157 trường THCS, 33 trường THPT]. Phấn đấu, kết thúc tháng 12/2021 sẽ công nhận mới, công nhận lại được 202 trường đạt chuẩn, để lũy kế có 1065 trường đang đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 73,35%.

5. Là tỉnh đi đầu cả nước trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, bài bản. Tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho 100% cán bộ quản lý trường tiểu học và giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 [558 cán bộ quản lý và 2.344 giáo viên], 100% cán bộ quản lý và giáo viên THCS chuẩn bị dạy chương trình lớp 6 năm học 2021-2022 [526 cán bộ quản lý và 10.040 giáo viên]. Đứng đầu cả nước với 26 giáo viên THPT trên tổng số 33 giáo viên THPT toàn quốc được thăng hạng I chức danh nghề nghiệp.

6. Thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục miền núi, được Bộ GD&ĐT xem là điểm nhấn của toàn ngành trong năm học 2020-2021. Xây dựng mới các mô hình trường học; hoạt động giáo dục tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực; hội nhập khu vực và quốc tế.

7. Cải cách hành chính có tiến bộ vượt bậc; ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là trong dạy học; thực hiện tốt chủ trương “Tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và khắc phục tình hình bão lũ kịp thời, hiệu quả. Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của Sở GD&ĐT tăng  9 bậc [10/21 đơn vị cấp tỉnh].

8. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức tốt các phong trào thi đua, các kỳ thi, hội thi tạo động lực để toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tôn vinh 32 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” lần thứ 15. Có 73 tập thể và 276 cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; 06 cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 02 cá nhân được đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng 3; 01 tập thể được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Bên cạnh những kết quả tích cực, còn có một số hạn chế: Mạng lưới trường lớp khu vực miền núi, vùng cao vẫn còn nhỏ lẻ, còn nhiều điểm trường, khó đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn thấp. Số lượng, chất lượng đội ngũ còn bất cập khi thực hiện Luật Giáo dục 2019 trong điều kiện thực tế; dẫn đến không tuyển đủ giáo viên cho mầm non và tiểu học; đội ngũ chuyên viên các phòng GD&ĐT thiếu và khó khăn về chế độ, chính sách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn để đảm bảo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, không đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt còn có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng thuận lợi [thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng] và vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Năm 2022, toàn ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ và đột phá phát triển: Tham mưu, chỉ đạo triển khai nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả hệ thống các văn bản đã ban hành của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh về phát triển giáo dục trên địa bàn; tiếp tục tham mưu xây dựng và ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch để cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương về giáo dục và đào tạo được triển khai trong năm 2022. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sáp nhập các trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Trường CĐSP Nghệ An và Trường VHNT Nghệ An; đổi tên thành Trường Đại học Nghệ An.

Chủ động, sáng tạo, kịp thời chỉ đạo, điều hành thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kép; quyết liệt huy động tối đa các nguồn lực đầu tư triển khai nhanh chuyển đổi số trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phòng chống COVID-19. Chuyển mạnh từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn. Xây dựng cơ chế cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục của từng cấp học, bậc học, từng cơ sở giáo dục theo chuẩn phát triển phẩm chất, năng lực người học và hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] vừa ban hành Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo [Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT, ngày 24/8/2021].

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 tại địa phương. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực; rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học 2020 - 2021; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên;…

Đỗ Hoạt

Video liên quan

Chủ Đề