Chi phí thuê nhà cho người nước ngoài có được khấu trừ vat

Chi phí mua chung cư cho người nước ngoài có được trừ không? Có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người nước ngoài?

Câu hỏi: Trường hợp công ty mua chưng cư cho chuyên gia nước ngoài ở thì có được :

#1, Khấu trừ thuế GTGT không?

#2, Có được tính vào chi phí được trừ Thuế TNDN?

#3, Thuế TNCN sẽ bị tính như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, Gonnapass xin phép giải đáp như sau:

1. Chính sách thuế GTGT

Về thuế GTGT sẽ có rủi ro không được khấu trừ vì trong thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối với chi phí về nhà ở có đoạn quy định riêng:

1- Thuê nhà cho chuyên gia sang VN công tác mà chuyên gia này vẫn là vẫn là nhân viên của nước ngoài, hưởng lương và các chế độ khác ở nước ngoài,…

2- Thuê nhà cho cho chuyên gia nước ngoài sang công tác tại VN và hưởng lương tại VN theo hợp đồng lao động

3- Xây/ mua nhà cho công nhân ở để đi làm trong KCN, thoả mãn điều kiện thì được khấu trừ.

Khi đó #1,3 thì được khấu trừ, còn #2 thì không được khấu trừ VAT. Như vậy thì nếu công ty nằm ngoài KCN hoặc mua chung cư xong chỉ để cho mỗi đối tượng là chuyên gia có ký hợp đồng lao động với công ty thì rủi ro tương đối cao là không được khấu trừ VAT. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mục đích mua chung cư cũng không hẳn là chỉ cho chuyên gia người nước ngoài có hợp đồng lao động ở mà cũng có thể là chuyên gia sang diện công tác ở, cũng có thể là người Việt Nam mà không phải chuyên gia, hoặc nữa cũng có thể là đầu tư chờ tăng giá để bán… nên

Nếu thận trọng thì có thể gửi CV hỏi thuế địa phương do hiện nay trả lời thì mỗi cơ quan thuế trả lời cũng không giống nhau

Nếu muốn thử áp dụng giải trình, công ty có thể vẫn khấu trừ

Khấu trừ thuế GTGT tiền nhà

Tham khảo

Cục Thuế Vĩnh Phúc: https://mof.gov.vn/hoidapcstc/home/cthoidap/81693

Chi phí thuê nhà cho người nước ngoài có được khấu trừ vat

Cục Thuế Bắc Ninh:

Chi phí thuê nhà cho người nước ngoài có được khấu trừ vat

     Có quy định khấu hao nhà ở trực tiếp cho người lao động được khấu trừ chi phí hợp lý nên chỉ cần đảm bảo các điều kiện, ví dụ như hoá đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ, quy định về chính sách cho người lao động…

Lưu ý: Nếu mua nhà kèm cả quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất vô thời hạn không được trích khấu hao.

Công ty phải tính phần khấu hao căn hộ vào  thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài và cũng lưu ý áp dụng “không vượt quá 15% tổng TNCT chưa bao gồm tiền nhà”

Tính thuế TNCN với tiền nhà

Biên soạn: Nguyễn Thị Loan – Giám đốc tư vấn

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email:

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Tags Chi phí mua chung cư cho người nước ngoàimua chung cư cho người nước ngoài

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế thu nhập, gọi: 1900.6162

1. Tiền hỗ trợ thuế nhà của người lao động nước ngoài có phải chịu thuế TNCN không?

Theo điểm đ1, khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

“đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Tiền thuê nhà công ty bạn trả thay cho người lao động phải chịu thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên mức tính chịu tối đa không quá 15% của 50 triệu. Như vậy, công ty bạn chỉ tính 7.500.000 VNĐ tiền thuê nhà trả thay cho người lao động vào thu nhập chịu thuế của đối tượng này.

2.Căn cứ pháp lý về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Tại điều 4 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định:

“Điều 4: Người sử dụng lao động nước ngoài

1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

a) Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc”

– Tại Điều 10 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy định về hồ sơ giấy phép lao động:

“1. Văn bản đề nghị cấp phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội…

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

5. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài.

8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt

9. Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ

…”

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định mới 2022 ?

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên:

Trường hợp công ty thuê người lao động là người nước ngoài, các khoản chi phí liên quan đến hoạt động xin cấp phép được công ty chi trả là trách nhiệm của Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không phải là lợi ích của người lao động) và được tính vào chi phí được trừ khi tínhthuế TNDNthì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Các khoản chi mà Doanh nghiệp chi trả thay cho cá nhân người lao động thì các khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.

3. Cách tính thuế TNCN cho người lao động nước ngoàilàm việc ở Việt Nam

Trước tiên, khi thực hiện tính thuế TNCN cho người nước ngoài, thì việc đầu tiên cần xác định người nước ngoài đó là cá nhân cư trú hay không cư trú. Vì mỗi đối tượng sẽ có mức áp dụng thuế TNCN khác nhau.

3.1 Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

a. Cá nhân cư trú:là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam quy định cụ thể như sau:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.

Lưu ý: Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam tức là có sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

>> Xem thêm: Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người lao động ?

- Có nơi ở thường xuyên:

+ Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

+ Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

b. Cá nhân không cư trúlà cá nhân không thuộc các trường hợp trên.

Xem chi tiết tại công việc:Cá nhân cư trú và không cư trú.

3.2 Thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Công thức tính thuế TNCN của cá nhân cư trú:

Thuế TNCN

=

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

x

20%

>> Xem thêm: Mẫu 02/QTT-TNCN - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân ?

3.3 Thuế TNCN đối với cá nhân cư trú

- Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì khấu trừ theo Biểu thuế toàn phần.

4. Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam có phải thực hiện quyết toán thuế TNCN không?

Căn cứ theo luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định người nước ngoài là cá nhân cư trú hoặc không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập tại Việt Nam sẽ thuộc đối tượng nộp thuế và phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế TNCN.

4.1 Đối tượng quyết toán Thuế TNCN

Đối với đối tượng quyết toán Thuế TNCN cho người nước ngoài, sẽ được chia thành 2 đối tượng.

Đối tượng 1. Những cá nhân người nước ngoài, khi cứ trú tại Việt Nam. Những cá nhân này có tiền công, tiền lương, thu nhập từ việc kinh doanh đều sẽ phải nộp Thuế TNCN.

  • Số Thuế TNCN cần phải nộp sẽ lớn hơn số Thuế đã khấu trừ hoặc số tiền Thuế tạm nộp.
  • Khi tiền Thuế TNCN nộp bị thừa, có thể yêu cầu được hoàn thuế hoặc sử dụng để nộp vào lần sau.

Đối tượng 2. Cá nhân người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam. Khi kết thúc hợp đồng làm việc, cần phải tiến hành quyết toán Thuế TNCN trước khi xuất cảnh về nước.

Người nước ngoài được quyết toán Thuế TNCN khi nào?

>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2022 ?

  • Thời điểm quyế toán Thuế TNCN cho người nước ngoài sẽ được quyết toán vào thời điểm cuối năm. Năm tài chính đó tính bằng năm dương lịch.
  • Đối với năm đầu tiên người nước ngoài đó cư trú tại Việt Nam. Khi đã cư trú đủ 183 ngày trở lên sẽ phải nộp Thuế TNCN cho cả năm đó.
  • Đối với trường hợp người nước ngoài khi cứ trú tại Việt Nam năm đầu tiên. Nếu chưa quá 183 ngày. Năm tính Thuế đầu tiên là 12 tháng liên tục.
  • Khi đối tượng đó đã cư trú tại Việt Nam ở những năm tiếp theo. Năm tính Thuế TNCN sẽ là năm dương lịch.
  • Trong trường hợp đang làm việc mà cá nhân xuất cảnh khỏi Việt Nam. Thời gian tính Thuế TNCN tính từ tháng mà người nước ngoài đó rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuêvề Tiền thuê nhà của người nước ngoài tính thuế thu nhập cá nhân hay không ?.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê